HÀ NỘI (AP) - Cảnh Sát Quốc Tế Interpol mở ra một chiến dịch nhằm giúp loài cọp sống nơi hoang dã còn sót lại ở 13 quốc gia Á Châu, một quyết định được các nhà bảo tồn động vật thiên nhiên ca ngợi.

139504-A1_Cop20131153508_400Phiên họp của Interpol tại Hà Nội xem hình ảnh về các loài thú đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cọp Á Châu. Interpol hôm Thứ Tư tung chiến dịch toàn cầu chống săn thú lậu, cho rằng sẽ có hậu quả kinh tế và xã hội nếu không kịp thời bảo vệ thú hiếm. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Kế hoạch này sẽ nối kết các giói chức động vật hoang dã thế giới với giới chức công lực và quan thuế ở 13 quốc gia này để ngăn chặn việc săn bắt lậu và vận chuyển bất hợp pháp các phần thân cọp để dùng vào việc chế tạo các loại thuốc truyền thống rất mắc tiền.

“Có được một cơ quan công lực như Interpol cộng tác trong lãnh vực này sẽ giúp chúng tôi rất nhiều,” theo lời Mike Baltzer, người đứng đầu chương trình bảo vệ cọp “Tigers Alive Initiative” của tổ chức WWF, một ngày sau kế hoạch được loan báo trong cuộc họp của Interpol ở Hà Nội.

Việc săn bắt bất hợp pháp và xâm lấn vào khu sinh sống của cọp Á Châu đã khiến con số cọp giảm từ khoảng 100,000 năm 1900 xuống còn ít hơn 3,500 hiện nay, theo Interpol.

Khu sinh sống của cọp trải dài từ Trung Quốc, sang Nga, vùng Ðông Nam Á và Ấn Ðộ. Ở các lục địa khác không có cọp sinh sống trong vùng hoang dã.

Vào Tháng Mười Một năm 2010, các nhà lãnh đạo thuộc 13 quốc gia đã ký kết thỏa thuận cố gia tăng số cọp sống trong thiên nhiên lên gấp đôi vào năm 2022.

Kế hoạch của Interpol sẽ “giảm thiểu tình trạng buôn bán bất hợp pháp” các phần thân cọp, theo lời Robert Zoellick, người đứng đầu Ngân Hàng Thế Giới và là người sáng lập Global Tiger Initiative, vốn sẽ điều hành kế hoạch này, tuyên bố trước các đại biểu Interpol.

Kế hoạch này sẽ nối kết các cơ quan cảnh sát, quan thuế Á Châu với giới chức đặc trách động vật hoang dã ở Mỹ, Anh, Ngân Hàng Thế Giới và Viện Smithsonian. (V.Giang)

Theo: Người Việt