NEW YORK—  Ông Trương Tấn Sang hôm 25/9 đã đưa vấn đề biển Đông vào bài phát biểu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giới quan sát cho rằng đây là một bước đi “khôn ngoan”.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ lần thứ 70 ở New York, với sự tham gia của hơn 100 nguyên thủ các nước và kéo dài từ cuối tháng Chín tới đầu tháng Mười, dự kiến sẽ thông qua việc chuyển đổi từ Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), kéo dài hơn một thập kỷ qua, sang các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) cho 15 năm tới.

A2A349DA-B9DB-469F-9B9A-36450ACCE188_w640_r1_sChủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9.

Chủ tịch Việt Nam tuyên bố Việt Nam “đã đạt và vượt trước hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ” đồng thời cam kết sẽ dốc toàn lực cho SDG.

Ông Sang cũng nói rằng “hòa bình và phát triển luôn gắn bó chặt chẽ với nhau”.

“Các mục tiêu phát triển bền vững không thể trở thành hiện thực trong điều kiện chiến tranh, xung đột và bất ổn. Chúng ta chỉ tập trung được mọi nguồn kiện cần thiết cho phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định”, ông nói.

Nguyên thủ của Việt Nam nói thêm: “Do đó, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.

"Chúng ta cần thúc đẩy giải quyết thỏa đáng các xung đột, các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi”, ông nói.

Quan chức Việt Nam thường sử dụng những lời lẽ tương tự để kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Giải quyết hòa bình

Trong bài phát biểu dài hơn 7 phút, ông Sang cũng nói với nguyên thủ các nước rằng “Việt Nam cũng đang nỗ lực cùng các nước ASEAN và các nước liên quan duy trì, củng cố hòa bình, an ninh trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó có an ninh, an toàn và dự do hàng hải, hàng không trên biển Đông, con đường huyết mạch kết nối ASEAN với các nước và khu vực khác”.

Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC).

Ông Trương Tấn Sang nói.

Ông Sang nói thêm: “Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.

Giới quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Chủ tịch Việt Nam gắn việc xử lý tình hình ở biển Đông với vấn đề phát triển bền vững là điều “đáng hoan nghênh”, nhưng ông Sang không đưa ra được sáng kiến nào, mà chỉ nhắc lại những điều mà chính quyền Hà Nội đã nói.

Theo họ, trước đó, hôm 24/9, có lẽ nhà lãnh đạo của Việt đã trao đổi vấn đề biển Đông với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nên sau đó người đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới đã lên tiếng về cuộc tranh chấp này.

Thông cáo báo chí nói ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp” cũng như kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh gây ra các cuộc đụng độ ngoài ý muốn”.

VOA Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch