viet_bai_3_copyCon có một Tổ Quốc Việt Nam,

Quê hương yêu quí ngàn đời.

Con yêu non sông gấm vóc,

Con yêu lịch sử Việt Nam.

Con yêu đồng bào cần mẫn,

Con yêu chiến sĩ hào hùng.

(Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận).

Theo đức tin công giáo, con người được Thiên Chúa tạo dựng, được sinh ra và mời gọi hiện diện trong một dân tộc, một đất nước. Với ơn gọi là con cái Thiên Chúa, mỗi người đều trở thành một chứng nhân giữa lòng dân tộc mình. Và mỗi đất nước đều có một lịch sử và một nền văn hóa đặc thù . Muốn đem Tin Mừng chiếu tỏa trên quê hương, thì đòi hỏi mỗi chứng nhân cần phải hiểu biết và nắm rõ về truyền thống, nét văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mà mình được sai đến. Nhất là đối với những tâm hồn có ý hướng tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân trong sứ vụ linh mục, thì lại càng phải bị đòi hỏi nhiều hơn về việc hiểu biết về các giá trị văn hóa của dân tộc, để từ đó mới có thể nắm bắt và đi sâu vào cuộc sống, mới có thể hòa nhập được vào với cộng đồng dân tộc.

                                  Giao_Luu_VN_copy_copy                                  

Ngày 10/06/2010 vừa qua, hầu mong các linh mục tương lai của Giáo Hội có thêm kiến thức về nét văn hóa của dân tộc, đặc biệt về Văn Học Công Giáo Việt Nam, qua sự chỉ đạo của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám mục Phan Thiết, và lời mời của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo – Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc, nhóm  Đồng Xanh Thơ Dũng Lạc, do anh Phaolô Maria Cao Huy Hoàng làm chủ nhiệm, đã cùng với các thành viên: Linh mục Phêrô Hoàng Kim Tốt, Micae Cao Danh Viện và Antôn Padua Mặc Trầm Cung, cùng đi với nhóm còn có Thầy Phanxicô Assisi Lê Đình Bảng, đã đến Đại Chủng Viện Xuân Lộc để chia sẻ cho khoảng 260 Đại Chủng Sinh của các giáo phận Bà Rịa, Phan Thiết, Đà Lạt và Xuân Lộc đang theo học tại đây, những cảm nghiệm, hiểu biết về Văn học Công Giáo Việt Nam. Trong buổi chia sẻ này còn có sự tham dự của Thầy Bùi Công Thuấn, một Giảng Viên dạy cho các Chủng Sinh môn Văn Chương  tại Đại Chủng Viện, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo và các Cha Giáo. 

  1.  Sau phần giới thiệu các thành viên để làm quen với nhau. Cha Phêrô Hoàng Kim Tốt đã chia sẻ đề tài : ‘‘SỰ CẦN THIẾT CỦA THƠ VĂN TRONG SỨ VỤ LINH MỤC’’.

Cha chia sẻ, linh mục là người làm dâu trăm họ, không những làm dâu cho tín hữu có đạo mà cho cả lương dân trên địa bàn mình coi sóc. Linh mục phải như là một tấm bánh chịu bẻ ra, phải biết chia sẻ những nỗi vui, buồn của tha nhân, phải chấp nhận hy sinh, mất mát, đôi khi chấp nhận con tim bị rỉ máu để thi hành sứ mạng. Để hòa nhập với cộng đồng, người linh mục cần phải hiểu rõ về từng loại đối tượng mà mình phục vụ, muốn phục vụ tốt, người linh mục phải như là một cuốn tự điển bách khoa sống, để không bị hổng kiến thức văn hóa mà làm cho người linh mục trở nên lạc hậu.

Theo cha: Văn chương là nguồn tri thức cho linh mục, nó giúp cho linh mục hiểu về con người và đi vào thế giới chiều sâu của con người. Văn chương là nguồn cung cấp giúp cho linh mục kiến thức về truyền thống dân tộc, lịch sử, phong tục, giúp người linh mục hiểu và sống nền văn hóa của dân tộc mình.  

Văn chương còn giúp cho linh mục thành người Văn Hóa và là người của Văn Hóa, nhưng phải hết sức thận trọng để nhận thức và phân biệt đó là loại văn hóa nào. Vì ngày nay, có rất nhiều nền văn hóa đã và đang du nhập vào đất nước ta. Có những văn hóa đem lại những độc hại và sự chết. Vì thế, đòi hỏi người linh mục phải tỉnh táo, phân biệt, nhận định từng loại văn hóa, để giúp cho tín hữu nhận thức được tốt, xấu, để học hỏi hay tránh né. Người Linh mục là một Alter Christus thì Linh mục phải là người có cuộc sống Văn Hóa Kitô Giáo.

Thơ văn chạm đến con người ở tầng chiều sâu nội tâm và cũng là phương tiện hữu hiệu giúp con người diễn tả những gì thâm sâu nhất của mình. Cha Hoàng Kim Tốt nhận định : Thơ văn làm tâm hồn, tinh thần người Linh Mục được phong phú, vì sự  rung cảm của thi ca giúp linh mục dễ nâng tâm hồn lên trước những nét đẹp và kỳ công của vũ trụ, là nguồn gợi hứng cho linh mục sống tình người, tình bạn trong cuộc sống và nhạy bén trong cung cách ứng xử của đời thường. Thi ca còn giúp người linh mục rèn luyện bản thân và là phương tiện rao giảng Tin Mừng một cách thích hợp. Vì Linh mục là người phát tác văn hóa Chúa Giêsu Kitô. Cần đầu tư cho thơ văn để những giá trị của Tin Mừng và nhân sinh quan Kitô giáo phải được trình bày cho mọi người - bất kể lương giáo, cần phải khích lệ giới Văn Thi Sĩ Công Giáo dấn thân cho sứ vụ cao quý này. 

Muốn vậy, các các linh mục tương lai phải học biết nghệ thuật thơ văn, hiểu rõ và sử dụng thơ văn cách thuần thục Cần tham khảo, cần đọc những tác phẩm văn chương nổi tiếng, để nâng cao tri thức chính mình.

Thơ văn công giáo là chính mầu nhiệm hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, và phải là cốt lõi của đời sống văn hóa của một linh mục. Với niềm xác tín và cậy trông vào Chúa Thánh Thần, nguồn phát tác mọi nỗ lực hoàn thiện nhân loại và mọi công cuộc  đổi mới địa cầu. Chức linh mục không phải là điểm cùng đích để các Chủng Sinh nhắm tới mà là điểm khởi đầu cho một sứ vụ. Vì thế, đòi hỏi các linh mục tương lai cần trau dồi thêm nhiều kiến thức để chu toàn sứ vụ của mình, mà Văn Học Công Giáo là một trong những nét văn hóa cần thiết và quan trọng mà người linh mục cần quan tâm.

    Tiếp theo Thầy Phanxicô Assisi Lê Đình Bảng là một Nhà thơ, Nhà nghiên cứu về lịch sử Văn Học Công Giáo tại Việt Nam. Thầy cũng vừa phát hành xong bộ tài liệu sưu tầm nghiên cứu mang chủ đề Ở THƯƠNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO VIỆT NAM gồm 6 tập, nói về sự hiện diện của thi ca đã tồn tại trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Hôm nay Thầy Lê Đình Bảng chia sẻ cho mọi người về đề tài VĂN HỌC CÔNG GIÁO VIỆT NAM CHẶNG ĐƯỜNG 300 NĂM và đặt ra vấn đề ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA – TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC có tương quan gì với nhau không ?

Lời đầu tiên Thầy đưa ra một cảm xúc bên lề, cách đây khoảng hơn 1 tháng, cũng tại giáo phận Xuân Lộc, Thầy có dịp chia sẻ cho hơn 1.200 Bà cố, là mẹ của các linh mục và tu sĩ  trong Ngày Hiền Mẫu, Thầy nói : « Chúng con chân thành cám ơn những người mẹ, đã ru chúng con vào đời bằng những câu kinh ca dao, tục ngữ, bằng truyện Kiều, bằng những câu vè, câu vãn » và Thầy mời một số Bà cố lên cùng hát dâng hoa, dâng hạt và ngắm đứng. Thầy cho đây chính là những giá trị của nền Văn Hóa Thi Ca Công Giáo Việt Nam mà hôm nay chúng ta đã lãng quên hay cố tình lãng quên.

Thầy trình bày về bối cảnh lịch sử thăng trầm của Văn Học Công GiáoViệt Nam

Năm 1670 là năm có một linh mục VN viết lên Sấm Truyền Ca đó là Lm Lữ Y Đoan. Người đầu tiên đã chuyển dịch Cựu ước sang thể thơ lục bát Việt Nam trên dưới gần 10.000 câu. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao tác phẩm này vì trong đó có nghệ thuật, võ thuật, y học, từ ngữ, ẩn dụ, hình tượng trong văn hóa của Phật giáo đưa vào tác phẩm. Thời đó, tác phẩm bị phủ nhận, bị chôn vùi và đã trôi dạt mãi đến 1994 một số người khai quật tìm kiếm, phát hiện ra là cuối thế kỷ 17 Văn Học Công Giáo Việt Nam đã có một tác phẩm nôm Sấm Truyền Ca. Nếu tính không gian thì tác phẩm đã trôi từ Quảng Ngãi xuống Cù lao Giêng – Cà Mau trôi ngược về Đồng nai.

Vậy suốt dọc dài 300 năm truyền giáo, có đạo, giữ đạo, sống đạo, tồn tại phát triển, chiều dài, mở ra chiều rộng, Văn Học Công Giáo, đức tin cứu độ của Kitô giáo có để lại gì trong dòng chảy Văn Hóa Việt Nam không?

Xin thưa là có : Công giáo có vè, « Thiên đang hỏa ngục hai bên…. », có Vãn, thậm chí chuyển thành thơ. Như thơ Alêxù.

Giữa đức tin và văn hóa, tôn giáo và văn học có tương quan gì với nhau?

Đây chính là thao thức của Giáo Hội. Có văn học công giáo không? Có khoảng 80 - 90% giáo dân VN mơ hồ, bán tín bán nghi không biết có hay không ? Nếu có thì được một hoặc hai trường hợp cụ thể đó là Trương Vĩnh Ký và Hàn Mạc Tử. Văn Học Công Giáo Việt Nam trải qua 300 năm Tin Mừng Cứu Độ đổ ra biết bao nhiêu máu và nước mắt mà chỉ mọc lên được 2 nhân tố.

Trong con mắt của các  nhà nghiên cứu văn sử học VN như : Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ, Phạm Văn Siêu, Nghiêm Toản,  Hoàng Trọng Nghiên tuyệt nhiên chỉ nói đến vấn đề chữa quốc ngữ, nhưng không nói đến kết luận chữ quốc ngữ là của ai? do ai? Và hiệu quả của chữ quốc ngữ trong vấn đề đóng góp với nền Văn Học Việt Nam ?

Nghiên cứu của Hoài Thanh và Hoài Trân đã đưa ra một kết luận rất sáng giá về thơ Hàn Mac Tử: “Lần đâu tiên đạo Thiên Chúa đã đem lại một nguồn cảm hứng tuyệt vời. Tôi là người ngoại đạo nhưng tôi đọc và tôi thấy dưới chân linh hồn tôi một nguồn ánh sáng vô biên.”

Sau này Chế Lan Viên nhận định: “Sau này mọi cái sẽ qua đi chỉ duy nhất còn lại Hàn Mạc Tử mà thôi.”

Điều này chứng minh là Văn Học Công Giáo Việt Nam “có”, nhưng chỉ có một hoặc hai nhân vật. Trong suốt 300 năm, chúng ta có bao nhiêu sự kiện và nhân vật mang dấu ấn đức tin. Tại sao Văn Học Công Giáo lại mới có một hoặc hai?

Chúng ta cùng xác định là có Văn Học Công Giáo trong lịch sử.

Dấu ấn Tin Mừng đã để lại và ăn sâu trong máu thịt người công giáo, và để lại trong dòng chảy văn học công giáo Việt Nam.  Nhưng vì lịch sử truyền giáo tới đâu thì cấm cách tới đó số phận của sách vở tài liệu bị tiêu tan trong qui luật truyền giáo.

Lịch sử Văn Học Công Giáo Việt Nam chia thành 3 thời kỳ:

  1. 1)    Thời kỳ phôi thai, vỡ đất gieo trồng  (thế kỷ 16 và 17)

Cho đến hôm nay người ta phát ện Công Giáo đi tiên phong viết truyện nôm xuôi,  riêng Majinica viết truyện nôm bằng văn xuôi. Qua tác phẩm ‘Truyện các Thánh”, sau này gọi là Hạnh các Thánh, có 45 quyển, gồm 1.200.000 chữ. khởi đầu từ 1632 nhưng mãi đến 1897, thì con rể của Petrus Trương Vĩnh Ký là Nhà văn Nguyễn Trọng Quản mới bắt đầu viết truyện ngắn bằng quốc ngữ, truyện “Lazaro Phiền”. Và Phép giảng 8 Ngày của Cha Đắc Lộ, là một trong những  tác phẩm đầu tiên viết về giáo lý công giáo đầu tiên viết bằng quốc ngữ, cũng Cha Đắc Lộ viết cuốn Ngữ Pháp Việt Nam

Ta thử nhìn lại từ thượng nguồn Văn Học Công Giáo Việt Nam xuất phát  từ đâu?

Thầy giảng Phanxicô viết tác phẩm: “Phục..dĩ..chí.. tôn.. chân.. chúa.. cửu.. trùng..cao..ngự..chi..thiên”. Đây là Kinh cầu hồn trọng thể của người công giáo viết bằng chữ Hán.

Có đi sâu vào ngọn nguồn chúng ta mới nhận thấy rằng Công giáo có vàng mà chôn đi. Chỉ một chi tiết này đã chứng minh công giáo không đứng bên lề văn học dân tộc.

Vào năm 1862 thời kỳ bách hại nặng nhất thời Tự Đức, có một Danh Nho ở Bùi Chu là Phạm Trạch Thiện chuyển sang chữ quốc ngữ và chuyển sang thơ lục bát.

Các nhà nghiên cứu đã bơi ngược dòng sông tìm ra dấu ấn của Đức Kitô như thế nào trong dòng chảy lịch sử.

  1. 2)    Chặng đường hình thành  -- đâm chồi nảy lộc (thế kỷ 18 – 19)

Đây là cuộc bách hại lên đến đỉnh điểm, lên cao trào, trở thành quốc sách, người công giáo bị đặt sang bên kia lằn ranh chiến tuyến, nhưng chính trong thời gian này đã phát sinh ra nhiều nhân tố. Vào năm 1700 Lm Huỳnh Lâu viết tác phẩm “Inê tử đạo vãn”  là một chuyện Nôm. Đây là tác phẩm mà vào năm 1938 đã được Giám mục Taber chuyển sang tiếng La tinh, tiếng Anh và tiếng Pháp, đưa tác phẩm này thành tam ngữ, văn chương mở ra mộ cuộc hành hương, mở ra bên ngoài, đây là một cuộc hội nhập văn hóa.

- Tác giả thứ hai là Lm Đặng Đức Tuấn (Giáo sử ca).

- Tác giả thứ ba là Thánh Philliphe Phan Văn Minh (cuốn Phi Năng thi tập).

- Tiếp theo là Lm Trần Lục (ca, vãn, vè. Trên 4000 câu).

- Nguyễn trường Tộ ( Trần Tình Khải) , tầm nhìn đi trước thời gian.

- Và Phạm Trạch Thiện là người soạn ra dâng hoa, dâng hạt “Phép nắm Rosa nguyện cội rễ. Suy ơn chuôc tội loài người thế ...”

  1. 3)    Chặng đường thời kỳ đơm hoa – kết trái  (suốt thế kỷ 20 và 21)

Một vài biến cố Công Giáo đóng góp cho Văn Học Việt Nam nhưng VHVN cố tình làm lơ,

  • 1985 “Gia Định báo”. Báo chí quốc ngữ của người công giáo đi tiên phong đóng góp cho VHVN.
  • 1869 – Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người công giáo làm chủ biên, làm tổng biên tập. Từ đó văn học Việt Nam mới có báo chí.
  • Thánh kinh. Làm thơ công giáo lấy từ thánh kinh.

Kết luận:

Lịch sử truyền giáo tới đâu thì văn học công giáo có tới đấy. Phản ánh đời sống đức tin truyền giáo trong thời điểm đấy.

  • Nhưng tại sao từ 1975 đến nay vắng bóng Văn Học Nghệ Thuật Công Giáo?

Lý do thứ nhất: Chúng ta dễ đổ thừa tại hoàn cảnh khách quan, tại nhà nước cấm cản, giới hạn in ấn, điều này cũng có, nhưng không tuyệt đối. Nhưng ở quá khứ cấm cách hơn nhiều mà sao vẫn có, còn ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi hơn mà lại không có?

Lý do thứ hai: Hội thánh không mấy quan tâm đến văn hóa. Chúng ta có thừa phụng vụ, thánh kinh, linh đạo nhưng không quan tâm đến văn hóa. Không vỡ đất không gieo trồng,  thì làm sao đâm chồi, đơm hoa kết trái được?

Lý do thứ ba: Xin mọi người đọc Huấn dụ 1659 về nói rất rõ về Hội nhập văn hóa, và Công đồng Vaticano II có những chương gởi các Văn Nghệ Sĩ  ta thấy Giáo Hội rất quan tâm về văn hóa.

Xét qua dòng lịch sử 300 truyền giáo, người công giáo chúng ta có “của” mà không biết phát huy, chỉ khi nào đức tin nằm trong trái tim và nằm trong văn học thi ca thì mới bền vững, còn đức tin chỉ là rước sách, phụng vụ, lễ lạy thì suốt đời chỉ là đứng bên kia giới tuyến. Văn học phải song hành với đời thường. Người ta đến với tôn giáo người ta muốn tìm thấy bóng dáng của mình trong đó.

Nhưng số phận của người làm thơ thật đìu hiu, thật cô đơn, nhưng cứ cặm cụi vì thấy đó là sứ mạng mà Chúa đã yêu thương trao phó.  

 Sau 10 phút giải lao, bước vào phần hai của chương trình anh Antôn Padua Mặc Trầm Cung chia sẻ với mọi người đề tài: THƠ VÀ KINH THÁNH.

Anh đã đặt vấn đề, liệu ta có thể hòa quyện giữa thơ và kinh thánh hay không? Vì khi nói đến thơ là nói đến một thứ ngôn ngữ lãng mạn, mênh mang, bàng bạc, còn ngôn ngữ của kinh thánh là ngôn ngữ của nền thần học tín lý đòi hỏi rõ ràng, cụ thể?

Trong Giáo Hội chúng ta đã có sẵn một kho tàng thi ca trong các sách Diễm ca, các sách Ngôn sứ hay Thánh Vịnh của Cựu Ước, ta đọc và phải hiểu như thế nào đây khi có những đoạn khó có thể chấp nhận được nếu nhìn về thần học tín lý. Thí dụ đoạn Dc 7, 2 – 6: “Chân em tuyệt đẹp trong những chiếc hài! Hỡi công nương! Đường cong cặp đùi những chiếc vòng, công trình do tay khéo léo. Rốn em tròn xoay như chung. Sao cho đừng thiếu rượu nồng! Bụng em, một đống miến mì, có huệ rào quanh. Đôi nhũ hoa như cặp nai tơ, con sinh đôi của linh dương mẹ. Cổ em như tháp ngà. Mắt em là những hồ nước Khesbôn, bên cổng Bat-Rabbim. Mũi em như tháp Liban, dõi về phía Đama, v.v…”. Ở đoạn này Ngôn ngữ của thi ca muốn nói với ta điều gì?

Mà thi ca vốn được coi như “tiếng lòng thổn thức đang thì thầm”, là giao cảm của tâm hồn con người ngỏ lời “về”“với” một “Ai đó”. Ngôn ngữ của thi ca thể hiện một cách chân thành khi diễn tả những cảm nghiệm và thực trạng của tâm hồn.

Như Jean Paul Sartre Nhà văn, Nhà triết học Pháp đã viết :

  • “Thi ca là một thứ ngôn ngữ được sử dụng như một dụng cụ tìm kiếm chân lý”.

Vậy liệu ta có thể dùng thi ca để đi tìm chân lý trong kinh thánh không? Vì trong kinh thánh chứa đựng mầu nhiệm của Thiên Chúa, nơi một con người cụ thể là Đức Giêsu, lời của Ngài là lời Chân Lý và Ngài còn là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

Ta có thể đọc kinh thánh, suy niệm kinh thánh để làm thơ không? Muốn khám phá Sự Thật và Chân Lý trong kinh thánh qua thi ca đòi hỏi ta phải làm gì ? Đâu là yếu tố chủ yếu để giúp ta tiến sâu vào cuộc hành trình tâm linh? Điều gì giúp ta mau chóng đi đến sự kết hiệp với Thiên Chúa?

Ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ của tiếng lòng thổn thức, là sự giao cảm của tâm hồn vì thế làm thơ Kinh Thánh/ Tin Mừng không phải là ta chuyển thể đoạn Kinh Thánh/Tin Mừng đó từ dạng văn xuôi qua dạng văn vần, hay giải thích đoạn Kinh Thánh/Tin Mừng đó bằng văn vần, mà hình ảnh hay ngôn từ trong bài thơ đó cần phải chứa đựng một “thông điệp”, phải là sự giao cảm, là tiếng thì thầm của cõi lòng giữa ta với Thiên Chúa, để khi có ai đọc những tác phẩm, họ không những có cùng cảm nhận mà còn tìm thấy chính mình trong đó nữa.

Anh MTC cũng đưa ra vài minh họa về thơ kinh thánh:

  • Như đoạn Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C – (Lc 21, 25-28. 34-36) Nói về ngày Chúa quang lâm, nói lên tinh thần sẵn sàng của người tin và yêu đón chờ ngày Chúa đến.

Xiêm y em đã gọn gàng

Dung nhan trang điểm đón Chàng giá lâm

Nhịp chân Chàng bước âm thầm...

  • Như bài thơ LỜI SÁM HỐI BÊN VỆ ĐƯỜNG của tác giả M. Madalena Hoa Ngâu cảm nhận đoạn Tin Mừng Lc 19, 40. Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên”.   

Con đứng bên đường,

Lòng u hoài khắc khoải.

Cay đắng ngậm ngùi mong tìm một chút hương xưa.

Ai đến bên đường,

Nhìn con đầy âu yếm,

Hòn đá bên đường sụt sùi nước mắt ăn ăn.

Đó là tiếng lòng thổn thức là sự giao cảm của tình yêu, mạnh dạn quay về khi nhận ra tiếng Chúa.

  • Như tâm tình của một linh mục đã về hưu:

       Ngày xưa Chúa bảo con đi,

      Ngày nay Chúa bảo con quì nơi đây.

      Dâng Chúa trọn trái tim này....

Ngài đã dùng ngôn ngữ của thi ca đã nói thay cho tình yêu, niềm tin và sự tín thác của Ngài.

  • Và như Nhà thơ Đức Ông Xuân Ly Băng trong bài thơ “Linh Mục, Một Huyền Nhiệm” nói về cảm nghiệm cuộc đời linh mục của mình qua thi ca. Người linh mục phải trở nên giống Đức Kitô:
    Nghèo khó như hang đá,
    Hy sinh như thập giá,
    Khiêm tốn như ngọn đèn chầu,
    Từ ban mai cho đến mãi canh thâu.

Ngôn ngữ của thi ca là một thứ ngôn ngữ rất thật của tâm hồn. Ta cần phải bước ra khỏi mình để hòa nhập với cuộc đời, với tha nhân và với Thiên Chúa mới mong tìm được những ngôn từ và hình ảnh đáng giá cho tác phẩm của mình.

Anh MTC đã kết thúc phần chia sẻ của mình bằng cách mượn câu hỏi mà Nhà thơ Linh Mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung đã từng thao thức và từng đặt ra cho mình. Và có lẽ đây cũng chính là câu hỏi cho mỗi người chúng ta, những người yêu mến thi ca và kinh thánh, đó là:

  • Tại sao nền văn chương nghệ thuật “đời” ở Việt Nam phát triển như vũ bão trong những thế kỷ qua, còn trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, khu vườn văn học nghệ thuật sao mà đìu hiu đến thế ! Liệu phải chăng, ở Việt Nam, người ta vẫn còn lẫn lộn giữa hai thứ ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thần học và vì thế bao giờ thi ca cũng dễ dàng bị “phán xét” qua lăng kính thần học khiến thi ca và nghệ thuật khó có đủ dưỡng khí để mà tồn tại và phát triển ?
  1.     Tiếp theo là phần chia sẻ của anh Micae Cao Danh Viện với đề tài: SỐNG VỚI CHÚA QUA THƠ CA.

Anh trình bày về cơ duyên đã dẫn anh vào thơ ca từ khi anh còn là cậu bé học sinh lớp 7, thơ đã lãng đãng đến với anh, nhờ ơn Chúa đã hướng dẫn tâm hồn anh đế lý tưởng thơ đạo. Giữa những bước gian truân của cuộc đời, lao đao chuyện cơm áo gạo tiền anh đã đến với thơ để tìm Chúa, và Chúa cũng đến với anh qua thơ ca.

Trong bài: “Người nghèo, bạn của Chúa” anh viết:

Những lúc khó nghèo con tìm niềm vui trong Chúa

Chúa muốn con là người nghèo, bạn Chúa

Nên để con tay trắng giữa nhân sinh

Chỉ để con chiếm hữu một mối tình

Còn tất cả là phân tro rác rưởi.

Đời anh chỉ biết trông cậy vào Chúa giữa bao vất vả để mưu sinh:

Cuộc đời hàng rong, dẫu gánh có oằn cong

Đã có Chúa gánh đời con đi khắp cùng thị trấn.

Anh nói, những câu thơ của Nhà thơ Lê Đình Bảng đã ảnh hưởng đến anh rất nhiều và cho anh thêm niềm xác tín:

Tôi làm thơ nghĩa là tôi cầu nguyện

Hồn reo vui trong từng chữ từng lời

Trong đất màu đang vỡ vạc sinh sôi

Trong cây lá vươn sức dài vai rộng.

                                                (Thơ: Lê Đình Bảng)

Từ đó, anh cảm thấy yêu thơ hơn, thơ của anh lúc nào cũng hướng về Chúa, nói cách khác là Chúa đã yêu anh và Ngài đã đến với anh qua thơ. Anh tâm sự: “Chúa đã dùng thơ đến gặp con. Con cũng qua thơ mà thân thưa với Chúa những cảm xúc của lòng mình”.

  1.     Sau cùng anh Phaolô Maria Cao Huy Hoàng chia sẻ về những hoạt động của chuyên trang Đồng Xanh Thơ và Vườn Ô Liu Dũng Lạc với ước mong góp phần tìm lại, và phát huy vốn Tiếng Việt quí giá vô cùng trong chương trình của Thiên Chúa Cứu Độ.

Anh nhận xét về sự sa sút tiếng Việt những năm gần đây trên các phương tiện thông tin, báo chí, trên Internet và ngay cả trong các học đường đã đến hồi báo động. và cũng như Nhà thơ Trần Vạn Giã nhận định về thơ VN hiện nay:

“Cứ có tiền là có quyền in thơ, miễn là thơ không có nội dung chống Nhà Nước, dù thơ dở, thơ chưa qua nước cản, vẫn được phép xuất bản………. Bằng mọi cách, tác giả chạy chọt để được in thơ không chất lượng…… Bởi thế, những năm gần đây người ta đùa cợt rằng: Không có việc gì làm thì mới làm thơ.”

Và xã hội truyền miệng câu:

« Ngày xưa em bán bánh canh

Bây giờ thất nghiệp nên thành nhà thơ

Nghĩ em là đứa ngu ngơ

Làm giàu thì khó làm thơ dễ òm! »

(Dân gian truyền miệng những năm gần đây)

Đây là một thử thách lớn, khi ngôn ngữ đang vào cảnh lâm nguy, và việc cứu vãn một thế hệ ngôn ngữ không là chuyện dễ nếu không nói phải làm lại từ đầu.

Được biết Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện luôn thao thức về điểm nầy, và nhắc nhở các Đại Chủng Sinh hãy trau dồi cho « thông thạo Việt Ngữ ». Vì niềm thao thức ấy, những anh em làm công tác Văn Học Công Giáo trên trang mạng Dũng Lạc được ưu ái gửi đến quí thầy một số thông tin về Mạng Lưới Dũng lạc.

Trong thời điểm văn chương Việt đang chuyển biến tới  nguy cơ mất gốc, với ước mong phục hồi những giá trị tuyệt vời của Tiếng Việt, định vị Tiếng Việt trong sứ mệnh Loan Báo Tin Mừng, Mạng Lưới Dũng Lạc góp tư liệu xây nhà văn hóa và niềm tin đã xuất hiện đã thu hút đông đảo những người quan tâm đến sự bảo tồn và phát triển Tiếng Việt đúng hướng đi của các bậc tiền nhân, của người sáng lập chữ quốc ngữ.

Xin mọi người hãy quan tâm và hỗ trợ những thiện chí tốt lành cho văn học công giáo, bằng việc cỗ vũ, cộng tác và ngay cả việc tổ chức cho thế hệ trẻ những giải văn học tại giáo xứ, giáo hạt, giáo phận nhà.

Cuối giờ các Chủng Sinh đặt câu hỏi cho các diễn giả, vì thời gian có hạn các câu hỏi đều tập trung vào Nhà Thơ Lê Đình Bảng. Nhà thơ đã trả lời chi tiết từng câu hỏi làm thỏa mãn những ưu tư thắc mắc của các Chủng Sinh.

Một Chủng Sinh đại diện ngỏ lời cám ơn Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống và Nhóm ĐXT đến chia sẻ những kiến thức về Văn Học Công Giáo  quí báu cho các Chủng Sinh và gởi tặng mỗi người một món quà lưu niệm.

Anh Cao Huy Hoàng đại diện Nhóm ĐXT Dũng Lạc cám ơn Đức Ông, quí Cha Giáo và các Chủng Sinh đã mở rộng cánh của đón tiếp Nhóm ĐXT đến chia sẻ và ước mong những kiến thức chia sẻ hôm nay sẽ vỡ đất và đơm hoa kết trái không những tại Xuân Lộc mà còn trên các cánh đồng truyền giáo.

Hoàng Thi Ca tường trình

 

 

 

 

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch