“Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng, Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan” (Tv 103).  “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền thánh Chúa”. (Tv 122,1).

Những lời diễn tả bầu khí tưng bừng hoan hỷ của dân Chúa ngày xưa khi tiến lên Đền thánh thì giờ đây đã nên ứng nghiệm với đoàn người tiến về Nhà Thờ Chánh Tòa – Phú Cường ngày từ sáng sớm khi mặt trời chưa ló dạng để tham dự ngày trọng đại của giáo phận Phú Cường - Lễ Khánh Thành và Cung Hiến nhà thờ Chánh Tòa hôm nay.

Vui mừng bởi sau bao vất vả và hy sinh, sau bao ngày tháng khát vọng và chờ mong, nay ngôi thánh đường nguy nga lộng lẫy đã được hoàn thành. Trong niềm vui hân hoan đó, cộng đoàn Phụng vụ được hân hạnh chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường, Đức Cha khả kính Phêrô Trần Đình Tứ - nguyên Giám mục giáo phận Phú Cường, cùng với Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện không thường trú của ĐGH tại Việt Nam và, Quý Đức TGM, Quý Đức Cha trong HĐGM VN, quý Đan Viện Phụ, Quý Cha Giám Quản, Quý Cha TĐD, Quý Cha Bề Trên, Cha Gioan Baotixita Etcharren – Cựu Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris và hơn 200 Quý Cha Trong và Ngoài giáo phận về chung vui và dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày hồng phúc này.

Thánh đường có một vai trò rất quan trọng với đời sống người Kitô hữu. Có người đã sánh ví vai trò ấy như một người mẹ. Thánh đường là nơi chúng ta được sinh ra làm con Chúa qua bí tích Rửa tội. Thánh đường là nơi cung cấp cho chúng ta sức sống thần linh qua các bí tích, đặc biệt là Thánh Thể. Thánh đường cũng còn là nơi chúng ta đến nghỉ ngơi mỗi khi mệt nhọc, là nơi chúng ta tìm được sự an ủi khi đời gặp cảnh sầu buồn, là nơi chúng ta được soi sáng khi bước đường đời gặp cảnh tối tăm . . . Khi đến với thánh đường như một người mẹ, chúng ta cũng được mời gọi sống với nhau như anh em, như người cùng một nhà; nghĩa là phải sống liên đới, bác ái yêu thương như Lời Chúa đã truyền dạy.

Đoàn Rước bắt đầu tiến ra phía mặt tiền Nhà thờ Chánh Tòa trong tiếng trống và tiếng Kèn âm vang, rộn rả cả một vùng trời Thủ Dầu Một của Ban Trống Hội và Ban Tây Nhạc giáo xứ Chánh Tòa. Nghi thức làm phép Tượng hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô – Cột trụ của Giáo hội - sừng sững đứng trước mặt tiền nhà thờ Chánh Tòa như muốn nhắc nhớ các Tín Hữu ra vào luôn ý thức mình phải nhiệt thành xây dựng và làm tăng trưởng Giáo hội Chúa Kitô.

Sau nghi thức cắt băng khánh thành do Đức Cha Giuse, Đức Cha Phêrô, Đức TGM Leopoldo, Đức Tổng Phaolô, Đức Tổng Phêrô, Đức Tổng Phanxicô Xaviê, cộng đoàn hoan hỉ vỗ tay chúc mừng và 12 chùm bong bóng mang biển hiệu “Lễ Khánh thành và Cung hiến nhà thờ Chánh Tòa – Phú Cường” bay vút lên nền trời cao xanh của Tp Thủ Dầu Một. Sau khi được Đức Cha Giuse trao cho chìa khóa, Cha sở nhà thờ Chánh Tòa - Giuse Cao Đình Phương – đã tiến lên mở rộng cánh cửa lớn nhà thờ và đoàn Đồng tế tiến vào lòng nhà thờ trong tiếng ca vang dậy của ca đoàn để bắt đầu Thánh lễ Tạ Ơn.

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Phó Tổng Thư ký HĐGMVN – đã nói lên “Niềm vui” của không chỉ giáo phận Phú Cường mà còn là niềm vui cả Giáo hội Công giáo tại Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ nữa qua sự hiện diện của Quý Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức TGM Leopoldo Girelli. Niềm vui ấy là Niềm vui của Đức Tin, Niềm vui của Hiệp Thông và Niềm vui của Chia Sẻ.

Những hình ảnh mà Đức Cha Phêrô Khảm nêu lên thật rõ ràng và cụ thể từ sự hiện diện của một ngôi nhà thờ theo kiểu Gotique đặc trưng cho các ngôi nhà thờ chánh tòa khác trên khắp thế giới như là một biểu tượng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, cho niềm tin của người Công giáo giữa lòng xã hội hôm nay với vị thế trên một ngọn đồi cao nằm ngay Ngã Sáu, trung tâm của Đất Thủ với hai ngọn tháp cao gần 60 mét vút cao. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ dù về hưu nhưng Ngài đã đổ hết tâm huyết để tiếp tục hoàn thành ngôi nhà thờ Chánh Tòa này như một gia sản tinh thần để lại cho giáo phận Phú Cường. Niềm vui ấy còn là niềm vui Chia sẻ nữa: sự hiện diên của ngôi nhà thờ chánh tòa và cộng đoàn tín hữu Công giáo trên đất Bình Dương còn là một cộng đoàn mở ra cho một sứ vụ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển toàn diện phục vụ con người trong bối cảnh đa văn hóa và tôn giáo của vùng đất Bình Dương hôm nay.

Trong bài cảm ơn trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhắc đến những đóng góp to lớn của Đức Cha Phêrô đối với giáo phận và đặc biệt với nhà thờ Chánh tòa này qua hình ảnh của một vua Đavit nhiệt tình với nhà Chúa, một người cha tận tụy, nhân hậu.

Thánh lễ kết thúc sau hơn hai tiếng rưỡi, nhưng mọi người đều cảm nhận được những niềm vui đúng như Đức Cha Phêrô Khảm đã gợi lên: Niềm vui của Đức Tin và của Chia Sẻ. Bữa tiệc liên hoan cho tất cả cộng đoàn phụng vụ hôm nay với khoảng 4.000 người trong không khí ấm áp nghĩa tình .

Tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Ngày hôm nay sẽ đi vào lịch sử của giáo phận Phú Cường như một mốc son của thời gian ân phúc.

• LƯỢC SỬ VỀ NHÀ THỜ CHÁNH TÒA – PHÚ CƯỜNG

“Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng, Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan” (Tv 103)

giaophanphucuong_full_28032014_070335Hiện nay, nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường tọa lạc ngay cạnh Ngã Sáu thuộc trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trên một khu đất cao hơn mặt đường lộ khoảng 4 m. Từ phía bên kia cầu Phú Cường thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (Tp.HCM), hay từ các con đường dẫn vào khu trung tâm Ngã Sáu (đường Yersin, Phạm Ngũ Lão, Cách Mạng Tháng Tám hay phía Chợ Thủ Dầu Một… ) chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy một ngôi Thánh Đường cao vút, sừng sững ngay trước mắt. Đây là ngôi nhà thờ thứ tư của Giáo xứ.

1. Nhà thờ đầu tiên (1864):

Năm Ất Sửu, đời vua Tự Đức thứ XVIII, tức là năm 1865, cha Sorel Constant - Joseph đến Việt Nam và được sai đến Thủ Dầu Một, nơi đây ngài đã cất lên một ngôi nhà thờ đầu tiên bằng gạch, kiểu gothique, có tháp, trên gò nông cao, cạnh Tòa Bố cũ. Nhà xứ, nhà trường Quốc ngữ thì được cất lên đồi nông thấp, đối diện mái nhà thờ, gần bên mồ mã của thời đàng Cựu.

2. Nhà thờ thứ hai (1897):

Năm 1897, tại Thủ Dầu Một, công tác phá đồi lấp gạch, phóng đường quốc lộ được tiến hành nhộn nhịp. Vì dân phu đào đất phá nông quá nhiều, nên chân đồi nhà thờ bắt đầu bị trụt xuống, móng lồi ra làm nứt tường vách nhà thờ khá trầm trọng, khiến không sử dụng được nữa phải dỡ bỏ đi. Thay thế nhà thờ bị hư, Cha Poinat (Cố Oai), lúc ấy là Chánh sở họ Thủ đã cất một ngôi nhà thờ khác khiêm tốn hơn trên Đất Thánh cũ (tức chỗ làm võ đài của trường Thánh Giuse).

Nhà thờ thứ hai này được làm bằng gỗ mít nài, lợp ngói, nền lát gạch tàu, khá rộng rãi (28 m x 17 m). Tuy chính ngài (Cha Poinat - Cố Oai), cũng như các cha sở kế tiếp đều coi đây là nhà thờ tạm, chờ lúc thuận tiện sẽ cất nhà thờ khác xứng đáng hơn. Dầu vậy nó cũng thọ được trên 40 năm.

3. Nhà thờ thứ ba (1941 – 2010)

Ngày 01 tháng 02 năm 1938, họ Thủ tiếp nhận Cha sở mới, Cha Félix Frison (Cố Hoàng). Ngài đến thay thế Cha sở Phanxicô Lê Vĩnh Khương được đổi lên làm Cha sở Dầu Tiếng. Cố Hoàng vừa xây xong Nhà thờ Mặc Bắc (Vĩnh Long) thì được đổi về Thủ. Nhà thờ Thủ cũng đến lúc phải xây lại. Vì thế ngài đã khởi công ngay, rập theo mẫu Nhà thờ Mặc Bắc vừa mới hoàn thành. Theo người ta kể lại, ngài đã đưa nhóm thợ Mặc Bắc lên và chính ngài trực tiếp đốc công xây cất. Ngài cũng dùng tiền của gia đình để lại mà mua sắm vật liệu và trang trải mọi chi phí.

Nhà thờ được kiến thiết hoàn toàn bằng gạch, vôi và cát. Vì thế, để có thể đứng vững, tường và cột được xây rất kiên cố, đồ sộ. Đây là những bức tường dày 50 cm (50 phân) xây trên nền đá. Hai hàng cột giữa to và cao. Trần được ghép thành những vòm, coi ngoạn mục, uy nghi và trang trọng. Cây tháp của nhà thờ đã đổ mất phần ngọn do chiến tranh và thời gian… Ngôi nhà thờ thứ ba này được làm phép và khánh thành vào ngày thứ tư, 23 tháng 07 năm 1941.

Hôm ấy cũng làm phép hai quả chuông mới. Khi trở thành Nhà thờ Chánh Tòa vào cuối năm 1965, Cha Antôn Phùng Thành đã sửa sang lại cho hợp với phụng vụ mới và tiện việc cử hành các nghi lễ đại triều. Nhưng ngôi Thánh đường này ngày càng trở nên quá hẹp và cũng đã xuống cấp rất trầm trọng. Mái vòm bị mục và rơi rớt từng mảng to, khiến người ngồi trong nhà thờ không an tâm khi dự lễ. vì vậy đã có quyết định để xây dựng một ngôi nhà thờ khác xứng hợp và xứng tầm hơn với sự phát triển của vùng đất Bình Dương. Như vậy ngôi nhà thờ thứ ba này đã tồn tại được hơn nửa thế kỷ (cụ thể là 68 năm).

4. Nhà thờ Chánh Tòa hiện nay

Với niềm thao thức xây dựng một ngôi thánh đường mới của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ khi còn là cha sở coi sóc Giáo Xứ Chánh Tòa giai đoạn 1988 – 1999 cho đến giai đoạn là Giám mục Chính Tòa 1999 – 2012

Ngày 13.06.2009, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đã chủ sự thánh lễ và làm phép viên đá đầu tiên cho công trình xây dựng ngôi nhà thờ mới, và hôm nay 25.04.2014 khánh thành và cung hiến nhà thờ mới Chánh Tòa sau gần 04 năm xây dựng.

Xem thêm hình ảnh Nhà thờ

Nha_Tho_CTPC-1 Nha_Tho_CT_PC-2

Nha_Tho_CT_PC-3 Nha_Tho_CTPC-5

Nguồn bài: giaophanphucuong.org

Nguồn ảnh:giáophanphucuong.org / Tôma Đỗ Lộc Sơn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch