Prayer_Requests-1Trong lãnh vực sùng kính đạo, không hiếm khi chúng ta gặp phải những cách hành đạo làm cho chúng ta phải cau mày. Hiện nay tôi đang nghĩ đến những chuỗi kinh gửi đi với lời bắt buộc phải đọc kinh ấy bao nhiều lần, phải phổ biến hoặc phải gửi kinh ấy đến cho bao nhiêu người, trong thời hạn bao lâu, v.v.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã một lần nhận được một bài kinh từ người này hay người kia mà họ nói chắc chắn là hiệu nghiệm, hoặc rất là hay, và yêu cầu chúng ta phổ biến. Tôi là biên tập viên đã được hơn 20 năm và tôi chưa bao giờ chấp nhận phổ biến một loại kinh như thế. Tại sao ? Lý do thứ nhất là, theo như tôi được biết, Giáo Hội chưa bao giờ hưởng ứng những chuỗi kinh như thế. Thứ hai, chúng ta có thể bình tâm mà nói là chắc chắn Chúa nghe thấy lời cầu xin của chúng ta. Và thứ ba là về thời điểm mà lời cầu xin của chúng ta được chấp thuận.

Trong những chuỗi kinh, người ta đưa ra những điều kiện làm cho lời cầu xin trở nên hiệu nghiệm. Nhưng chúng ta có thẩm quyền gì để có thể đưa ra một số điều kiện nào đó làm cho lời cầu xin của chúng ta nhất thiết phải hiệu nghiệm ? Chúng ta có thể tìm đâu ra sự bảo đảm đó ? Tôi thì chịu, không biết tìm đâu ra. Mặt khác, chúng ta biết rằng Chúa luôn luôn chấp thuận mọi lời cầu xin chính đáng của chúng ta. Điều mà chúng ta không biết, đó là thời điểm mà chúng ta được Chúa nhậm lời và cách thức Chúa đáp lời cầu xin của chúng ta. Khi chúng ta áp đặt những điều kiện để cho lời cầu xin chắc chắn được hiệu nghiệm, là chúng ta đã nghiễm nhiên bước vào lãnh vực ma thuật rồi. Vì nếu thật sự là như thế, thì không phải là Chúa nhậm lời chúng ta nữa, mà là do chúng ta đã đáp ứng được những điều kiện được người nào đó muốn như vậy và áp đặt lên cho chúng ta.

Chúa hoàn toàn tự do trong lãnh vực cầu nguyện, và không phải là những điều kiện do con người đặt ra sẽ làm cho những lời cầu xin được hiệu nghiệm hơn, nhưng chính là do lòng thương xót của Chúa đối với chúng ta. Chúng ta không đồng ý để người ta áp đặt điều kiện lên lời cầu xin, vì chỉ mình Chúa có thẩm quyền chấp thuận những lời cầu xin đẹp lòng Ngài. Số lần đọc một bài kinh nào đó không hề có tác động gì trên đó, cả việc phải lập đi lập lại một số đoạn của bài kinh cũng vậy. Nếu nói như vậy thì như thể là những điều kiện áp đặt có thể thay thế được hành động của Chúa. Có thể bài kinh nhận được rất là hay, nhưng một người công giáo chân chính không thể nào tuân theo những đòi buộc kèm theo đó được. Như thế chỉ là mê tín dị đoan chứ không phải là cái gì khác.

Chúa cũng đã nói với chúng ta qua Kinh Thánh : « Cha muốn ban ơn cho ai thì ban ». Khi cầu nguyện biến thành một thỏa thuận, đó không phải là cách thức cầu nguyện được hiểu trong Giáo Hội, mà đó là thương lượng. Khi Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Phúc Âm là sẽ nhậm lời cầu xin của hai hoặc ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Ngài, Ngài không đặt ra một điều kiện nào khác hơn là đức tin. Như vậy là đủ rồi.

Tôi không biết những lý lẽ này của tôi có đủ sức thuyết phục các bạn chưa. Tôi chỉ muốn nói lên những gì tôi nghĩ về điều này, vì hiện tượng này thường hay xảy ra nên chúng ta không thể im lặng mãi về vấn đề này được.

Marcel Provost                                             (LTD chuyển ngữ)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch