CN 3 MV, C: Sám hối chân thành

CN_3_MV-CChúa Nhật 3 Mùa Vọng, Năm C

Lc 3:10-18

Người Việt Nam được coi là một dân tộc hiếu khách. Vì thế, khi khách đến nhà thì “không gà thì vịt” và cố gắng tiếp đón làm sao để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Thực vậy, khi có khách đến thăm, người ta thường thăm dò ý muốn sở thích của vị khách để tiếp đãi cho chu đáo. Khách càng sang, càng cao qúy người ta càng chuẩn bị kỹ lưỡng từ trang trí nhà cửa, sân vườn đến các món ăn mà vị khách ưa thích.

Xem thêm: CN 3 MV, C: Sám hối chân thành

Write comment (0 Comments)

CN 31 TN, C: Nghệ thuật cảm hóa lòng người của Chúa Giê-su

ThuongNien31bChúa Nhật 31 THường Niên, Năm C

Kn 11:22- 12:2; 2Tx 1:11- 2:2; Lc 19, 1-10

Đứng trước tội nhân hay những người sa ngã, hư hỏng, dư luận xã hội thường lên án, khinh miệt, loại trừ…  Đó là thái độ vốn có của những người Do-thái có tiếng là đạo đức như các thầy tư tế, các luật sĩ và biệt phái đối với những người tội lỗi như Gia-kêu.

Ngay cả Chúa Giê-su, dù Người chỉ tiếp đón những người tội lỗi thôi thì cũng đã bị tai tiếng rồi. Khi “Các người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.  Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 1-2)

Xem thêm: CN 31 TN, C: Nghệ thuật cảm hóa lòng người của Chúa Giê-su

Write comment (0 Comments)

CN 2 MV, C: Dọn đường cho Chúa

06122012anhvan_2Chúa Nhật 2 Múa Vọng, Năm C

Lc 3: 1-6

Trong những trận bão lụt tại miền Trung nước Việt, nhiều làng bị nước ngập; nhiều đoạn đường bị nước lũ cuốn đi hay bị sạt lở, xe cộ không đi lại được… Dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn xử dụng được nữa. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Xem thêm: CN 2 MV, C: Dọn đường cho Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 30 TN, C: Tâm tình khiêm tốn cần có trong lời cầu nguyện

ThuongNien30Chúa Nhật 30 Thường Niên, Năm C

Hc 35:12-14' 16-18; 2 Tm 4:6-8' 16-18; Lu-ca 18: 9-14

          Ta thường hiểu dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế nói về việc cầu nguyện, nghĩa là khi cầu nguyện ta cần phải có lòng khiêm nhường.  Tuy nhiên, theo hướng đi của Phụng vụ Lời Chúa và nhất là do hoàn cảnh Chúa Giê-su kể dụ ngôn “với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác”, ta sẽ thấy là dụ ngôn muốn nêu lên sự khiêm nhường như một thái độ căn bản người con cái Chúa phải có để được trở nên công chính.  Giống như bà góa tin rằng ông quan tòa bất chính sẽ phải nhượng bộ sự quấy rầy của bà (bài Tin Mừng Chúa Nhật trước), ta vững lòng tin Chúa hằng bênh vực ta, bởi vì Chúa luôn bênh vực những kẻ Người đã chọn.  Nhưng điều kiện để được Chúa bênh vực là ta phải nhìn nhận thân phận yếu hèn của ta.  Trong dụ ngôn, người Pha-ri-sêu và người thu thuế là hai mẫu người trái nghịch, một người tự hào cho mình là công chính, còn người kia khiêm nhường nhận mình là kẻ tội lỗi.

Xem thêm: CN 30 TN, C: Tâm tình khiêm tốn cần có trong lời cầu nguyện

Write comment (0 Comments)

CN 1 MV, C: Tỉnh thức, đợi chờ và khát vọng

Chúa Nhật I  Mùa Vọng, Năm C

Luca 21, 25-28. 34-36

28112012tailieuTrời đã đổi mùa. Niên lịch phụng vụ cũng sang trang : mùa vọng đã bắt đầu. Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng hôm nay để giáo huấn chúng ta : trước tiên là giúp ta hiểu ý nghĩa của mùa vọng, thứ đến dạy ta thái độ cụ thể phải có để sống mùa vọng tốt hơn.

Xem thêm: CN 1 MV, C: Tỉnh thức, đợi chờ và khát vọng

Write comment (0 Comments)

CN 29 TN, C: Kiên nhẫn cầu nguyện

13102010caunguyenChủa Nhật 29 Quanh Năm C

Xh 17:8-13; 2Tm 3:14- 4:2; Lc 18:1-8 

Người có tôn giáo luôn gắn liền với cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở, là sự sống của người tín hữu. Vậy cầu nguyện là gì ? Cầu nguyện theo thánh Augstinô là thưa chuyện với Chúa, như một người con hiếu thảo thưa chuyện với cha mẹ, hoặc như hai người bạn chân tình tâm sự với nhau.

Vâng, nếu hiểu cầu nguyện là một cuộc tâm sự, là một cuộc trò chuyện, thì quả thực cầu nguyện là một điều rất dễ dàng và dành cho mọi người, chứ không phải chỉ dành riêng cho các linh mục, tu sĩ hay những người trí thức.

Xem thêm: CN 29 TN, C: Kiên nhẫn cầu nguyện

Write comment (0 Comments)

Lễ Chúa Kitô Vua, C: Vua Kitô, quyền Thiên Chủ

ctk_crownChúa nhật 34 Lễ Chúa Kitô vua, Năm C

2 Sm 5:1-3; Cl  1:12-20; Lc 23:35-43

Hình ảnh Vua-tôi vẫn còn thấy và có lẽ mãi mãi vẫn thấy trong Kitô giáo, khi mỗi Kitô hữu nhận Chúa Giêsu là Vua của mình. Quan niệm này trong dân gian trải qua lịch sử nhân loại thường bị thay đổi khi các chế độ chính quyền chọn để cai trị dân mình. Ở một thời rất dài của nhân loại, người ta chọn theo quân chủ, nghĩa là trong nước có Vua đứng đầu, còn tất cả đều là thần dân. Khi tiến đến tự do nhiều hơn, thì nhân loại thích chọn chế độ dân chủ để diễn tả bản tính và tài năng phong phú của mỗi cá nhân con người.

Riêng Kitô giáo chẳng chọn quân chủ, cũng chẳng theo dân chủ, nhưng là Thiên chủ, nghĩa là chọn theo chế độ quyền từ Thiên Chúa ban xuống. Và khi chọn theo đường hướng này, lại phải theo tất cả giáo huấn của Đức Kitô, Đấng làm Vua mỗi cá nhân và toàn thể nhân loại cũng như vũ trụ. Điều mà nhiều người trong quá khứ và hôm nay có lẽ không muốn chấp nhận 100%, hay chỉ 50%, và kém hơn chút nữa dưới 50% quyền bính trong Giáo Hội Công Giáo, Chi Thể, Nhiệm Thể và Hiền Thê của Đức Kitô, khi họ sống trong bầu khí dân chủ. Cho dù các chế độ đổi thay, Đạo Công Giáo sẽ muôn đời theo chế độ Thiên Chủ, vì đã chọn cho mình Đức Kitô, Vua muôn đời. Các Kitô hữu không muốn theo Giáo Hội Công Giáo, họ tự nhiên tách ra khỏi Nhiệm Thể này của Đức Kitô.

Xem thêm: Lễ Chúa Kitô Vua, C: Vua Kitô, quyền Thiên Chủ

Write comment (0 Comments)

CN 28 TN, C: Tỏ lòng biết ơn

06102010ngayChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm C

2 V 5:14-17; 2Tm 2:8-13; Lc 17:11-19

        Những bài Thánh Kinh hôm nay ít nhiều đều đề cập tới một tâm tình tự nhiên của con người : lòng biết ơn. Tướng Naaman sau khi được khỏi bệnh đã quay trở lại gặp người của Thiên Chúa với một lễ vật tạ ơn. Người phong hủi Samaria thấy mình được khỏi bệnh liền quay trở lại tạ ơn Đức Giêsu. Những câu chuyện như thế không có gì đáng nói, vì là lẽ thường tình trong xã hội.

Nhưng ở đây tâm tình biết ơn có một điểm nổi bật khiến cho Đức Giêsu phải ngạc nhiên và trân trọng : sự biết ơn phát xuất từ lòng tin và là lời diễn tả lòng tin.

Xem thêm: CN 28 TN, C: Tỏ lòng biết ơn

Write comment (0 Comments)

CN 33, C: Ngày cùng tận của mỗi người

ThuongNien33-TienChúa Nhật 33 Thường Niên, Năm C

Ml 3:19-20; 2Tx 3:7-12; Lc 21, 5-19

Chúa nhật 33 thường niên, năm C là Chúa nhật áp chót của năm Phụng Vụ, Giáo Hội nhắc nhớ mỗi người đến những biến cố của đời người: chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục. Lời Chúa trong bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay là một lời ngôn sứ báo trước thành thánh Giêrusalem sẽ bị tàn phá không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, đền thánh sẽ bị phá hủy bình địa, và qua biến cố lớn lao này, Chúa ám chỉ đến ngày tận thế chung, ngày phán xét của toàn thể nhân loại và đồng thời, Ngài nhắc nhở về cái chết và sự phán xét riêng của mỗi người.

Đền thánh Giêrusalem là một công trình lớn lao, là một trong những kỳ quan của thế giới. Biết bao người trầm trồ khen ngợi, biết bao người bị cuốn hút bởi kỳ quan tráng lệ, tuyệt vời do tay con người xây dựng. Chúa Giêsu một bữa kia cũng có mặt ở đó và trước những lời ca ngợi đền thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu nói: ” Mọi sự các ngươi thấy đây, sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào “. Chúa đã tiên báo Giêrusalem sẽ bị phá hủy.

Xem thêm: CN 33, C: Ngày cùng tận của mỗi người

Write comment (0 Comments)

CN 27 TN, C: Đức tin và sự yếu đuối của con người

clip_image002_thumb4Chúa nhật 27 Thườngg Niên, Năm C

Kh 1:2-3; 2:2-4; 2Tm 1:6-8, 13-14; Lc 17:5-10

Qua kinh nghiệm yếu đuối, chúng ta có thể nói: Chính sự yếu đuối của con người đã làm cho đức tin vào Thiên Chúa của họ ra yếu đuối, cho dù hôm nay đức tin ấy có thể mạnh mẽ, nhưng ngày mai đã biến đổi thành yếu đuối! Sự yếu đuối hiện hữu ngay trong bản tính tội lỗi của mình. Chúng ta nghiệm thấy cuộc sống thường ít hướng về sự thiện, ngay cả khi tưởng mình đang hướng về sự thiện, vì từ đáy sâu tâm hồn vẫn có thể vương màu tội lỗi do những đam mê xấu và các mối tội đầu, nhất là mối tội kiêu ngạo “muốn bằng Thiên Chúa.” Làm sao đức tin có được và trở nên mạnh mẽ, nếu trong lòng bị điều khiển bởi sự kiêu ngạo? Chúng ta nhớ có lần mấy tông đồ đi với Chúa qua một ngôi làng để đến Giêrusalem, và những người làng đó không đón tiếp thầy trò họ, họ liên tâu với Chúa để xin lửa từ trời xuống thiêu đốt tất cả những người trong làng đó không! Hoặc có lần ông Phêrô tuyên bố, “dù mọi người bỏ thấy, con đây cũng không bỏ thầy”, nhưng sau đó thì sao? Chính ông đã vô tư chối thầy kèm lời “thề không biết” cả đến ba lần!

Xem thêm: CN 27 TN, C: Đức tin và sự yếu đuối của con người

Write comment (0 Comments)

CN 32 TN, C: Sự sống vĩnh cửu diệu kỳ khác với nếp sống thực tại

jesus-is-aliveChúa Nhật  32 Thường Niên, Năm C

2 Mcb 7:1-2, 9-14; 2 Tx 2-16; 3:5; Lc 20, 27-38

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta vẫn thấy đối tượng đáng quan tâm nhất luôn tìm cách bắt lỗi và gày bẫy Chúa Giêsu là những người Pharisêu, những Kinh sư và Thượng Tế…Để gày bẫy Chúa, họ đưa ra một thí dụ vô lý về một người đàn bà lấy tới bảy đời chồng. Người đàn bà chết và bảy người đàn ông cũng chết, vậy bà sẽ là vợ của ai ? Khi đưa ra thí dụ này, câu hỏi này thì phái Xa-đốc chẳng tin có đời sau, chẳng tin có sự sống lại…Họ cố ý đánh bẫy Ngài.Chúa Giêsu đã vén mở cho mọi người thấy sự sống bây giờ khác với sự sống khi phục sinh…

Xem thêm: CN 32 TN, C: Sự sống vĩnh cửu diệu kỳ khác với nếp sống thực tại

Write comment (0 Comments)

CN 26 TN, C: Khoảng cách đời này và đời sau

22092010tailieuChúa Nhật  26 Thường Niên, Năm C

Am 6:1a, 4-7; 1Tm 6:11-16; Lc 16:19-31

Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô mô tả một bức tranh tương phản, một khoảng cách rất gần mà lại rất xa, hai con người với hai cuộc đời, hai hoàn cảnh trái ngược nhau.

1. Khoảng cách đời này.

Xem thêm: CN 26 TN, C: Khoảng cách đời này và đời sau

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch