Toà Ân giải Tối cao ra Tuyên bố về ấn tín toà giải tội

Trong bối cảnh nhiều nước ra luật buộc các linh mục giải tội phải báo cáo với cảnh sát về những gì nghe được trong toà giải tội về lạm dụng tính dục trẻ em, Toà Ân giải Tối cao ra thông cáo chính thức liên quan đến ấn tín toà giải tội và các mức độ bí mật khác.

Xem thêm: Toà Ân giải Tối cao ra Tuyên bố về ấn tín toà giải tội

Write comment (0 Comments)

Lễ Hiển Linh B: Việc Chúa đến là xáo trộn tâm trí loài người trước đã

Lễ Chúa Hiển Linh, Năm B

Is 60:1-6; Ep 3:2-3a,5-6; Mt 2:1-12

 Vào thời ngay trước Ðấng cứu thế giáng sinh, người Do thái hi vọng Ðấng cứu thế đến như một nhà lãnh đạo chính trị trổi vượt, một nhà cải cách xã hội lừng danh và một tướng lãnh tài giỏi, bách chiến bách thắng, có thể đánh đuổi đạo quân viễn chinh La mã đang cai trị họ thời bấy giờ, hầu cho dân tộc họ có thể ngẩng đầu lên với thiên hạ.

Xem thêm: Lễ Hiển Linh B: Việc Chúa đến là xáo trộn tâm trí loài người trước đã

Write comment (0 Comments)

CN 32 TN, B: Lòng quảng đại phó thác của hai bà goá

Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm B

1V 17:10-16; Dt 9:24-28; Mc 12:38-44

 Phụng vụ lời Chúa hôm nay đề cập đến lòng quảng đại phó thác của hai bà goá. Bài trích sách các Vua nhắc đến lòng vị tha của bà quả phụ thành Xa-rép-ta. Bà chỉ còn một rúm bột và một chút dầu để làm bánh cho bà và con bà.

Xem thêm: CN 32 TN, B: Lòng quảng đại phó thác của hai bà goá

Write comment (0 Comments)

CN 6 TN, B: Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập thể xác và tinh thần

Chúa Nhật 6 Thường Niên, Năm B

Lv 13:1-2,44-46; 1Cr 10:31-11:1; Mc 1:40-45

Ngay từ thời cổ xưa, bệnh phong cùi đã gây ra mối lo sợ cho loài người, tương tự như mối lo sợ của người đời nay về những bệnh nan trị như ung thư, bệnh aids hay si-đa.

Xem thêm: CN 6 TN, B: Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập thể xác và tinh thần

Write comment (0 Comments)

CN Lễ Đức Maria Lên Trời, B: Yêu mến và tìm kiếm những sự trên Trới

Lễ Ðức Mẹ Lên Trời, Năm B

Kh 11:19a - 12:1-6a, 10ab; 1Cor 15:20-27; Lc 1:39-56

 Ngay từ thuở Giáo Hội sơ khai, toàn thể Giáo Hội đều tin rằng Ðức Maria được cất nhắc lên Trời cả hồn lẫn xác. Trước khi tín điều Ðức Maria hồn xác lên trời được công bố năm 1950 thì một cuộc thăm dò ý kiến trên toàn thế giới đã được thực

Kết quả là người công giáo trên toàn thế giới đều tin rằng Ðức Maria được đưa về trời cả hồn và xác.

 Ðể diễn tả ân huệ của việc Ðức Maria hồn xác lên trời, phụng vụ Lời Chúa hôm nay trích sách Khải huyền, dùng những mỹ từ thật huy hoàng lộng lẫy: Và một điềm lạ xuất hiện trên không trung, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao (Kh 12:1). Trong Phúc âm, bà Isave, chị họ trinh nữ Maria, được ơn linh ứng, đã cất tiếng ca tụng trinh nữ Maria: Bà có phúc hơn mọi người nữ (Lc 1:42). Còn trinh nữ Maria thì ghi nhận những việc lạ lùng Thiên Chúa đã thực hiện nơi mình nên mới cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa trong Lời ca Ngợi khen - Magnificat: Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, Ðấng cứu độ tôi. Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Người thật chí thánh chí tôn! (Lc 1:46-49).

 Việc Ðức nữ Maria nhận ra những ân huệ và quyền năng Thiên Chúa đã làm nơi mình không làm giảm đức khiêm tốn của trinh nữ, cũng không phải để khoe khoang, nhưng để từ nay thiên hạ muôn đời sẽ cùng trinh nữ ca tụng Thiên Chúa quyền năng cao cả.

 Nhìn vào đời mình, người tín hữu cũng phải khám phá ra những ân huệ của Thiên Chúa, không lớn thì nhỏ, đã làm nơi mình để có thể cất tiếng ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa như trinh nữ Maria. Trong chiều hướng đó thì đã có bao giờ ta dâng lời cảm tạ và ca tụng Thiên Chúa về những hồng ân Chúa đã ban cho cá nhân, gia đình như ơn được sinh ra làm người, ơn được nhận lãnh đức tin, ơn được sống trong gia đình: có mẹ, có cha và có anh chị em. Nhận lãnh ân huệ và tài năng mà cho rằng mình không có, có thể là cách khiêm nhường giả. Nếu trong lời cầu nguyện, mà ta chỉ phàn nàn kêu trách là ta đã quên ơn Chúa hay ta đòi hỏi quá nhiều. Phàn nàn kêu trách, khiến ta không nhìn thấy chiều sáng của cuộc đời.

 Hằng ngày ta có nhiều cơ hội để tạ ơn Chúa như tạ ơn cho một ngày đẹp trời có nắng ấm, có gió hiu hiu thổi nhè nhẹ, hoặc tạ ơn cho một giấc ngủ yên lành, khiến tâm thần thoải mái; tạ ơn cho một bữa ăn ngon miệng. Có những người không dám tạ ơn Chúa cho bữa ăn ngon, sợ rằng làm như vậy là mất nhân đức hi sinh hãm mình

 Lễ Mẹ lên Trời phải giúp ta cảm thấy ý muốn sống trên đời, hầu đặt hi vọng vào cuộc sống vĩnh cửu. Lễ Mẹ lên Trời phải hướng lòng trí ta đến những sự việc cao cả, và dạy ta sẽ đi về đâu. Lễ Mẹ lên Trời báo trước việc trở về nhà vĩnh cửu cho tương lai của người tín hữu. Việc mừng Lễ Mẹ lên trời dạy ta ý nghĩa trọn vẹn của sự cứu rỗi: việc cứu rỗi cả hồn lẫn xác trong ngày tận thế. Ngày tận thế ta cũng sẽ được nên giống trạng thái Mẹ lên trời: hồn kết hợp với xác.

 Trong mầu nhiệm kinh mân côi Mùa mừng, ta suy gẫm: Thứ bốn thì ngắm Ðức Chúa Trời cho Ðức Bà lên Trời, ta hãy xin ơn chết lành trong tay Ðức Mẹ.Thứ Năm thì ngắm Ðức Chúa Trời thưởng Ðức Mẹ lên Trời, ta hãy xin Ðức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Ðức Mẹ trên nước thiên đàng. Ðể được chết lành trong tay Ðức Mẹ và để được thưởng cùng Ðức Mẹ trên nước thiên đàng, ta phải làm gì và sống như thế nào? Có bao giờ ta đã hướng lòng trí về trời, hướng về những ý tưởng cao đẹp: chân, thiện, mỹ? Mỗi tuần ta dành cho nước trời được bao nhiêu thời giờ để dâng thánh lễ, cầu nguyện và làm việc từ thiện, bác ái? Hay ta chỉ mải miết với những sự vật trần thế, không còn thời giờ cho Chúa, cho gia đình, cho việc đạo đức, việc thiện hảo?

 Giáo hội công giáo luôn khuyến khích và cổ võ việc tôn sùng Mẹ Maria, vì việc tôn sùng Mẹ sẽ giúp ta thiết lập mối liên hệ gần gũi với Chúa. Nếu ta xin người khác cầu nguyện cho mình, thì tại sao lại không xin Mẹ Maria cầu bầu cho ta vì Mẹ đóng vai trò quan trọng trong chương trình cứu chuộc của Chúa?

 Lời cầu nguyện xin Mẹ dạy cho biết yêu mến những sự trên trời:

 Ôi Maria! Lạy Mẹ lên trời.

Thuở xưa Mẹ đã yêu mến những sự trên trời.

Mẹ không mơ ước điạ vị làm mẹ Ðấng cứu thế,

nhưng sẵn sàng chấp nhận khi được yêu cầu.

Xin dạy con biết mở rộng tâm hồn đón nhận lời Chúa

và tuân theo thánh chỉ của Chúa.

Xin cũng dạy con tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời

như Mẹ. Amen.

 Lm Trần Bình Trọng                                                                                             

Write comment (0 Comments)

Lễ Thánh Gia, B: Nhận ra tầm quan trọng của đời sống gia đình

Lễ Thánh Gia, Năm B

Hc 3:3-7,14-17; Cl 3:12-21; Lc 2:22-40

Giáo hội thiết lập lễ thánh gia vào năm 1921 để chỉ cho thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình khi mà những liên hệ gia đình trở nên lỏng lẻo. Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ để làm thành gia đình, có cha có me và con cái để yêu thương săn sóc lẫn nhau.

Xem thêm: Lễ Thánh Gia, B: Nhận ra tầm quan trọng của đời sống gia đình

Write comment (0 Comments)

CN 19 TN, B: Để có thể tin phải giữ tâm hồn rộng mở

Chúa Nhật 19 Thường Niên, Năm B

1V 19:4-8; Ep 4:30- 5:2; Ga 6:41-52

 Phúc âm tuần trước ghi lại đám đông dân chúng đi theo Ðức Giêsu sang bên kia bờ hồ Galilê. Họ nhắc lại chuyện tổ tiên họ đã ăn man-na trong sa mạc do Môsê ban phát (Ga 6:31).

Xem thêm: CN 19 TN, B: Để có thể tin phải giữ tâm hồn rộng mở

Write comment (0 Comments)

CN 4 MV, B: Xin vâng như trinh nữ Maria để chờ đón Chúa ra đời

CN_4_MV_BChúa Nhật 4 Mùa Vọng, Năm B

2Sm 7:1-5, 8-11,16; Rm 16:25-27; Lc 1:26-38

Vào thời mà ngay trước Ðấng cứu thế giáng sinh, thì dân chúng đã chán ngấy phong hoá suy đồi trong xã hội Pa-lét-tin. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự sống đời buông thả. Còn trên bình diện chính trị, thì đất nước của họ bị đế quốc La mã cai trị.

Xem thêm: CN 4 MV, B: Xin vâng như trinh nữ Maria để chờ đón Chúa ra đời

Write comment (0 Comments)

CN 12 B: Tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh

Chúa Nhật 12 Thường Niên, Năm B

G 38:1, 8-11; 2Cr 5:14-17; Mc 6:35-41

 Thường khi gặp nguy cơ quẫn bách, người ta trở nên khiếp đảm, sợ hãi. Ðó là phản ứng tự nhiên của loài người. Mỗi người biểu lộ mối lo sợ bằng những cách thế khác nhau tuỳ theo phái tính và gan dạ tính của họ.

Xem thêm: CN 12 B: Tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh

Write comment (0 Comments)

CN 27 TN, B: Sống đạo trung tình nghĩa vợ chồng

 CN_27_TN_BChúa Nhật 27 Thường Niên, Năm B

St 2:18-24; Dt 2:9-11; Mc 10:2-16

Theo Thánh kinh thì mỗi liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người được gọi là một giao ước. Thiên Chúa khởi sự giao ước bằng việc bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại.

Xem thêm: CN 27 TN, B: Sống đạo trung tình nghĩa vợ chồng

Write comment (0 Comments)

CNPS, B: Đi tìm Chúa ngay cả khi đức tin bị khủng hoảng

Chúa Nhật Phục Sinh, Năm B

Cv 10:34, 37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9

 Mỗi dân tộc có những câu truyện thần thoại khác nhau. Trí tưởng tượng người ta càng giầu thì truyện càng thần thoại. Tuy nhiên câu truyện của một người đã chết đi ba ngày, rồi tự mình sống lại, là một truyện quá thần thoại, vượt sức tưởng tượng của loài người.

Xem thêm: CNPS, B: Đi tìm Chúa ngay cả khi đức tin bị khủng hoảng

Write comment (0 Comments)

CN 23 TN, B: Xin cho được nghe và nói

CN_23_TN_BChúa Nhật 23 Thường Niên, Năm B

Is 35:4-7; Gc 2:1-5; Mc 7:31-37

Thường người ta coi sự vật mà họ có là ngẫu nhiên và không đánh giá được sự vật họ có cho tới khi người ta mất đi sự vật đó. Chẳng thế mà cổ nhân mới nói: Có hay đau mắt mới thương người mù.

Xem thêm: CN 23 TN, B: Xin cho được nghe và nói

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch