phu_nu_luong_caoTheo quan niệm truyền thống, hình ảnh người đàn ông là người trụ cột, là người gánh vác các công việc lớn trong nhà và là người bươn trải để nuôi sống gia đình, còn người phụ nữ thì gắn liền với cái bếp và đàn con. Tuy nhiên, ngày nay người phụ nữ đã bắt đầu vượt qua những rào cản phong kiến để khẳng định mình và có nhiều đóng góp cho xã hội, thậm chí họ có thu nhập và địa vị cao hơn chồng. Nếu không có sự tinh tế trong nhận thức và hành xử, cũng như không đặt giá trị gia đình lên hàng đầu, thì sự chênh lệch này có thể dẫn đến những rắc rối và đổ vỡ của rất nhiều gia đình ngày nay. 

    Trước vấn đề mang tính thời đại và đầy trăn trở này, Chương Trình Chuyên Đề (CTCD) đã mời Gs.Ts. Vũ Gia Hiền chia sẻ đề tài: “Khi phụ nữ làm lương cao hơn chồng” tại Trung tâm Mục vụ TGP. TP.HCM, vào ngày 29.10.2011. Gs.Ts. Vũ Gia Hiền hiện đang là phó hiệu trưởng trường trung cấp Âu Việt Tp.HCM. Nguyên là giám đốc nghiên cứu ứng dụng văn hóa du lịch, giảng viên thỉnh giảng học viện quân y, giảng viên học viện hành chính quốc gia, chuyên viên tâm lý hội tâm lý giáo dục học TP.HCM. Nguyên GS.TS khoa quản lý hành chính công trường APOLO – Califorlia – Hoa Kỳ… TS triết học trong ngành vật lý. Ông có rất nhiều tích cực trong công trình nghiên cứu khoa học về môi trường, văn hóa, giáo dục và rất nhiều  công trình nghiên cứu khác cũng đồng thời là tác giả của 12 đề tài văn hóa bản quyền, hàng chục cuốn sách và đề tài trên các bài báo danh tiếng. Là một người rất nổi tiếng nhưng Giáo sư đã đến chia sẻ với khán giả của CTCD cách thân thiện và cởi mở. Bầu không khí của buổi nói chuyện sinh động lên với các tiết mục nghệ thuật của ca sĩ – nghệ sĩ Kim Lệ, ảo thuật gia Zac 26 và các tiết mục múa trẻ trung .

     Trong xã hội hiện đại ngày nay chuyện người phụ nữ giỏi giang, trí thức, thành đạt, có địa vị và thu nhập cao hơn người chồng không còn là những câu chuyện hiếm hoi. Trong một thời đại mà tiền lương không còn được cân đo nhiều bằng sức mạnh cơ bắp mà được tạo ra từ trí thức thì người phụ nữ vượt lên hơn so với chồng đã khá phổ biến. .. Vậy, liệu khi người vợ làm lương cao hơn chồng có làm cho người chồng có cảm giác mặc cảm, tự ti vì nghĩ rằng năng lực của mình thấp hơn, tức là tiếng nói của mình cũng sẽ ít “trọng lương” hơn? Người đàn ông có còn là trụ cột và là chủ trong gia đình nữa không?  Và như thế, người phụ nữ thành đạt có thể có được hạnh phúc và chu toàn công việc gia đình được hay không?

     Đối với người đàn ông, làm chồng chính là làm trụ cột cho gia đình, là bờ vai vững chắc cho người vợ có một cuộc sống hạnh phúc, con cái được học hành, chăm sóc và yêu thương đầy đủ. Đó cũng là bổn phận và nghĩa vụ của một người chồng, một người cha tốt. Họ muốn con cái được chính họ nuôi nấng bằng công sức của mình làm ra, họ chỉ muốn người vợ của mình đi làm để kiếm thêm thu nhập chứ tuyệt đối không muốn người vợ lương cao hơn mình, để rồi mọi đồ dùng chi tiêu, sắm sửa và cho con cái ăn học đều do người vợ của mình gánh vác, vì khi đó họ sẽ cảm thấy bị mất vai trò làm chồng, làm cha của mình, cảm thấy mình yếu đuối và kém cỏi hơn vợ. Sống trong sự chu cấp của vợ, họ mất đi vị trí trụ cột trong gia đình và “sĩ diện” trong mắt của bạn bè  cũng như người thân. Tuy nhiên đó chỉ là một lối mòn trong suy nghĩ của các ông chồng ở Việt Nam, thay vì sẵn sàng cùng làm bếp với vợ, trông con giúp vợ, để vợ đi làm hoặc tham gia vào những hoạt động xã hội, thì việc họ không mấy vui và cảm thấy mất mặt khi vợ có thu nhập cao hơn mình đang thể hiện một sự thật hiển nhiên “đàn ông chúng tôi vẫn còn gia trưởng lắm!”

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly dị, ly hôn rất cao trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay chính là sự phát triển của kinh tế và vai trò bị đảo lộn trong gia đình. Xã hội phát triển tạo ra những mối giao lưu, quan hệ ngày càng rộng làm xuất hiện những so sánh giữa chồng mình và chồng người, giữa vợ mình và vợ người cũng đã gây ra những nguy cơ tan vỡ trong gia đình nếu ta không có một niềm tin, một sự chung thủy, những ràng buộc về tình cảm. Và cũng chính một xã hội phát triển làm cho những người phụ nữ lương cao hơn chồng cũng dần trở lên kiêu ngạo và đánh mất đi cái“hương đồng gió nội” trong bản chất của mình, mất dần đi cái “công, dung, ngôn, hạnh” truyền thống của người phụ nữ. Cho nên, dù kiếm được nhiều tiền thì người phụ nữ hãy nhớ tới công việc nội trợ và bữa cơm gia đình, chính bữa cơm là giá trị của đời sống gia đình, dù có thiếu thốn một chút nhưng sự hòa thuận và vui vẻ sẽ đem lại hạnh phúc, như cha ông ta thường có câu: “Râu tôm nấu với hạt bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Còn hạnh phúc nào hơn khi được tự tay chăm sóc và nấu nướng cho chồng con ăn những món ăn do mình làm ra, để cho dù chồng hay con đi đâu cũng không thể quên được những món ăn của vợ, của mẹ mình và hằng ao ước có được những phút giây gia đình quây quần bên bữa cơm.

Một giải pháp để giữ hạnh phúc gia đình?

Kiếm được một người chồng cao hơn một cái đầu có thể trông cậy và chăm sóc mình chính là một trong những ước mơ mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy.Đảm nhận một vị trí có mức lương cao cũng đồng thời gánh một trách nhiệm lớn và một khối lượng công việc không nhỏ, khiến người phụ nữ cần phải cố gắng hết sức. Sức ép từ công việc đã đành, sức ép từ chính người bạn đời của mình đã là nguyên nhân khiến người phụ nữ không thấy an tâm với vị trí mà mình đang đảm nhận. Vẫn biết thái độ bất hợp tác của chồng là hoàn toàn vô lý, nên nhiều người vợ đã từ bỏ công việc có mức lương cao để giữ yên ấm trong gia đình, để trở thành một bà nội trợ giỏi. Nhưng đó có phải là một giải pháp thông minh cho hoàn cảnh gia đình ngày nay không?

Làm thế nào để có thể dung hòa vấn đề này trong cuộc sống gia đình?

    Việc xác định vai trò quan trọng trong gia đình không phải là người chồng mà cũng chẳng phải người phụ nữ, nhưng chính là người biết phục vụ và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình, khi người phụ nữ có lương cao hơn chồng thì lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc. Lấy hạnh phúc gia đình làm đầu sẽ giúp người phụ nữ có những cách ứng xử khôn ngoan và phải đạo hơn là lấy đồng tiền làm đầu. Bởi vì khi đó sẽ tránh được những rắc rối, bất đồng làm cho người chồng mất đi thể diện và vị thế của anh ta hơn là việc đem lại sự hòa thuận, hạnh phúc. Điều này sẽ chẳng tốt đẹp hơn cho người vợ thậm chí có thể dẫn đến những xung đột và bạo lực trong gia đình mà người vợ là nạn nhân. Do vậy người phụ nữ cần phải ứng xử khéo léo từ cách ăn nói, cách chi tiêu, không phải “bắt” chồng làm thế này thế kia, hay tự mua đồ bằng chính đồng tiền của mình mà phải “nhờ” chồng làm, nhờ chồng mua để người chồng có cảm giác rằng họ vẫn được tôn trọng và vị trí trụ cột trong gia đình vẫn thuộc về họ. Cần phải quan tâm hơn nữa tính tự tôn và tính “sĩ diện” của người đàn ông vì họ chẳng bao giờ muốn vợ của mình lại là người quyết định và ra lệnh trong nhà.

Khi đã hiểu tâm lý của chồng vì đã “lỡ kiếm tiền nhiều hơn chồng” thì người phụ nữ cần phải biết áp dụng đòn tâm lý “nai tơ” để các đức lang quân “gia trưởng” của mình không còn cảm giác tự ti vì thua kém vợ mình. Thay vì bắt chồng làm thế này thế kia thì hãy tỏ ra cần giúp và nhờ vả chồng để người chồng cảm thấy tự tin và tự hào về người vợ giỏi giang của mình. Thật vậy, “ thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn” quả chẳng sai khi “lương vợ cao hơn lương chồng” hay “ai là cột trụ trong gia đình” thì cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Thay vào đó, người chồng vẫn thấy mình có vị trí quan trọng và tham gia quyết định những vấn đề then chốt trong gia đình. Còn gì vui hơn khi trong gia đình, vợ và chồng có được sự đồng cảm với nhau. Để làm được điều này không phải dễ dàng mà rất kỳ công, người phụ nữ phải thật tinh tế trong lời nói và khéo léo trong ứng xử để không làm tổn thương người bạn đời và gia đình nhà chồng. Người vợ nên dùng nụ cười và sự dịu dàng của mình để đối xử với chồng, chịu khó quan sát, nhẫn nại và đặt mình vào địa vị người chồng để suy xét và hành xử. Hãy nhờ chồng tư vấn những công việc cần phải sử dụng tới tiền như mua sắm, học hành của con cái, tiền biếu bố mẹ hai bên, tiền lo cho em út ăn học…

Ngược lại, về phần mình, đàn ông cũng cần có cái nhìn thoáng hơn trong xã hội hiện đại. Có một người vợ với trình độ và thu nhập cao rất đáng để tự hào, cùng nhau gánh vác việc chăm lo cho đời sống kinh tế gia đình là rất quý, việc ai kiếm tiền nhiều hơn không còn là vấn đề quan trọng nữa nhưng việc ứng xử cho trong ấm ngoài êm lại đòi hỏi người đàn ông phải tâm lý và đừng tạo thêm áp lực không cần thiết cho người vợ của mình vì dù gì đi nữa, người vợ vẫn là phái yếu và cần một bờ vai vững chắc để nương tựa. Như vậy, người đàn ông vẫn luôn là phái mạnh. Người xưa thường có câu:

“Chồng khôn vợ đặng đi giày 
Vợ khôn chồng đặng có ngày làm quan”

Vì thế, may mắn có được một người vợ trí thức và giỏi giang chính là sự hãnh diện cho người chồng, vì chẳng có người phụ nữ giỏi giang nào lại muốn chồng mình trở thành một chàng ngốc trước mặt thiên hạ, dù có vinh quang nào đi chăng nữa thì họ cũng chỉ muốn mọi người thấy rằng đó chính là sự “thuận vợ, thuận chồng”. Một người đàn ông hiện đại sẽ không so bì và nhìn vào mặt vấn đề cách phiến diện hay bị những lời châm chọc làm lạc mất yếu tố chính yếu của đời sống hôn nhân, đó chính là gây dựng hạnh phúc gia đình. Cùng vợ chia sẻ việc chăm lo cho con cái, cho hạnh phúc, tương lai là cách ứng xử có trách nhiệm của người chồng hiện đại.

Gs.Ts. Vũ Gia Hiền đã giải đáp một số thắc mắc của các khán thính giả về vấn đề khi phụ nữ làm lương cao hơn chồngnhư sau:

Hỏi: Thưa giáo sư, em có gặp một trường hợp khi người vợ lương cao hơn chồng tuy nhiên người phụ nữ này không có khả năng giao tiếp, và khi lương cao hơn thì quyền lực của cô ta cũng tăng lên đồng thời có những thái độ quá đáng và khinh thường người chồng vì quá xem nặng vật chất. Vậy theo Giáo sư thì người chồng nên làm gì để “chữa trị”cho người vợ đó?

Trả lời: Xin cám ơn câu hỏi rất hay của bạn. Tôi xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện về một phù thủy dạy cho các học trò của mình về phép di dời một ngọn núi. Sau khi lập bàn tế, thầy phù thủy hô to: “Núi mau tới đây!”. Nhưng núi vẫn chẳng di chuyển. Thầy bèn hô to thêm lần nữa nhưng ngọn núi dường như chẳng hề nhúc nhích. Thầy bèn tiếp tục hô to thêm một lần nữa: “Núi mau tới đây với ta!”. Nhưng kết quả cũng chẳng thay đổi. Cuối cùng thầy phù thủy bèn nói với các học trò: “Núi này quả là ngoan cố, nếu nó không tới với ta thì thôi ta hãy đến với nó”. Vâng, đó chính là cách ứng xử của người chồng chính là sự “xuống nước” trước giống như chính Chúa Giêsu đã hạ mình xuống để rửa chân cho các môn đệ. Xin chúc bạn sẽ biết cách ứng xử khôn ngoan!

Hỏi: Thưa giáo sư, gia đình con có một người cha nhậu nhẹt và mẹ thì nói hơi nhiều và đã sống với nhau một thời gian rất lâu rồi. Trong bài, con nghe Giáo sư nói hãy dùng những nụ cười và sự dịu dàng để cảm hóa người cha, nhưng nụ cười của mẹ đã mất từ rất lâu rồi. Vậy thì phải làm sao ạ?

Trả lời: Nếu hình ảnh của một người vợ luôn mỉm cười không còn có thể cảm hóa người chồng thì chính con của họ sẽ là người sẽ thay mẹ chăm sóc, mỉm cười với cha khi đang nóng giận và là người tâm sự khi cha đã thực sự tỉnh rượu. Cứ như vậy, trong một thời gian thì mỗi khi người cha nóng giận hay say rượu, hình ảnh của người con sẽ hiện lên trong đầu người cha và khi đó sẽ giúp cho người cha bình tĩnh và thương vợ con hơn. Xin cám ơn! 

     “Hãy trả lại cho gia đình những giá trị ban đầu của nó, đừng để những thay đổi của cuộc sống hiện đại làm mất đi hạnh phúc trong gia đình” - Đó là lời kêu gọi của Gs.Ts. Vũ Gia Hiền muốn gửi tới mọi người.

Hạnh phúc là cái ngọn mà cái gốc đó chính là gia đình, hãy lấy Thánh Kinh làm tâm điểm đời sống gia đình trong câu nói:

“ Của Xe-da hãy trả lại cho Xe-da, của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa”

(Mt 22,21)

    Hãy sống và đặt niềm tin nơi người bạn đời và trong Chúa Giêsu, hãy học cách sống nhẫn nhục và nhịn nhục như Giêsu đã sống.

Bút Chì Tre

Kính mời nghe toàn bộ nội dung buổi thuyết trình tại đây.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch