Holy_Land_2Lời Toà Soạn: Chúng tôi nhận thấy bài được viết theo quan điểm của người Tin Lành, và dùng từ ngữ Tin Lành như Xứ Thánh, mà người Công Giáo gọi là Đất Thánh. Trong bài viết có rất nhiều điểm cũng là quan điểm của người Công Giáo.

TV 122:1  “Tôi vui mừng, khi người ta nói cùng tôi: “Nào ta đi đến nhà Yavê (Giêhôva)!”. “Hãy xin bình an cho Yêrusalem: Ước gì họ được yên hàn những kẻ yêu mến ngươi ! ” (c. 6).

Trong những năm gần đây số người Việt Nam viếng thăm xứ thánh càng ngày càng tăng, vì hầu hết các tín hữu Công Giáo hay Tin Lành đều quen thuộc với những điạ danh qua các câu chuyện trong Thánh Kinh như: Yêrusalem, Bêtlehem, Samari, Amaghedon. Đất Do Thái liên hệ chặt chẽ với đức tin Kytô của chúng ta. Người hành hương với kiến thức lịch sử và địa lý về đất Thánh, cũng như Kinh Thánh sẽ cảm thấy đời sống đức tin của mình sung túc và phong phú hơn.

I – Lịch sử tổng quát của vùng đất Palestin

A . Những xung đột qúa khứ.

Chúng ta biết là Chúa hứa ban vùng đất Canaan cho dân tộc Do Thái, xưa gọi là xứ Giuđê (Judea). Song quốc gia này và vùng đất này bị người Asiri (Batư: Iran); người Babylon (Irác) chiếm. Khi người Lamã chiếm, họ gọi vùng này là Palestine. Sau này vùng đất này bị người Ả rập chiếm trong khoảng chừng 1000 năm. Vào thế kỷ 19 phong trào Zionism đòi lại đất và qua Tuyên Ngôn Balfour năm 1917, Palestine được trao cho người Anh. Thế chiến II, 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết. Nước Anh và Mỹ đã họp lại để tìm cách ngăn cản thảm trạng này tái diễn.  Và họ đã đồng ý là phải để dân Do thái trở về miền đất cũ.  Thế là năm 1948 Liên Hiệp Quốc chia Palestine thành 2 quốc gia Ảrập và Do Thái. Các quốc gia Ảrập không chấp nhận sự tồn tại của Do Thái. Yêrusalem là thủ đô của Judea, của Israel xưa, cũng là nơi có đền thờ của Do Thái Giáo. Ngày nay đền thờ chỉ còn một bức tường (Western Wall), hay tường than khóc. (Wailing Wall). Người Palestine, người Ảrập xem đền Al-Aqusa Mosque là nơi quan trọng thứ ba của người Hồi Giáo, sau Mecca và Medina.

B . Những dự kiến về xung đột tương lai.

Vấn đề chiếm đóng và định cư: (Occupation/ Settlement)

Sau 1967, Israel chiếm đóng vùng đất phía Tây (West Bank), và Gaza . Do Thái tiếp tục các cuộc định cư.

Quốc gia Palestine :Khi tổ chức Palestine Liberation Organization thành lập, họ muốn chiếm lại tất cả vùng đất bị chiếm. Do Thái đồng ý một quốc gia Palestine không vũ trang (Demilitarized Palestine State) với quyền kiểm soát biên giới và tài nguyên.

An ninh của Do Thái :  Vì  Khoảng cách từ Tel Aviv đến biên giới West Bank chỉ có 11 dặm. Tel Aviv, Jerusalem và các thành phố khác, đều nằm trong tầm súng đại pháo của người Palestine. Nên Do Thái đòi hỏi Palestine phải phi quân sự (demilitarized).

Người tin nạn: Năm 1948 khi quốc gia Do Thái được thành lập có khoảng 720,000 người Palestinians trở thành người tịn nạn. Ngày nay có khoảng 4 triệu người tịn nạn ở Jordan, Lebanon, Gaza, Syria, và Iraq. Người Palestinians đòi Do Thái cho họ trở về đất Do Thái, người Do thái từ chối, vì sợ đa số người Ảrập trong nước Do Thái.

Quân khủng bố Palestinian: Hầu hết các tổ chức khủng bố Ảrập đều nhắm tận diệt Do Thái. Chỉ có tổ chức Palestine Liberation Organization (PLO) từ bỏ mục đích đó . Thế nhưng các tổ chức khủng bố trong vùng đất do PLO kiểm soát vẫn tiếp tục mục đích tận diệt Do thái.

Áp Bức Do Thái:  Để chống lại các quân khủng bố, Do Thái hạn chế sự đi lại của người Palestinians.

Hy vọng Hòa Bình : TT 122 : 6 a  “Hãy xin bình an cho Yêrusalem ! ” Trải qua hàng thế kỷ, vùng đất “đượm sữa và mật” như đựơc hứa, nhưng dường như vùng đất này khó lòng đáp ứng được những trông đợi về một vùng địa đàng trên đất. Hòa bình có thể đến khi vua hòa bình đến ngự trị trên đất.

II – Lịch sử các địa danh mà đoàn du lịch sẽ thăm viếng

A.        Các địa danh nổi tiếng :

Ngoài các nơi nổi tiếng như: Yêrusalem, Cabênaum, Galilê, Bêtlêhem, ta còn có dịp đi đến các nơi ít ai nhắc đến như: Suối Elisha’spring tại Jericho (II vua 2: 19) nơi Ông Ngôn sứ Êlise chữa lành nước đắng hóa ngọt cho đến ngày nay. Núi Cạtmên cuộc thi của ngôn sứ Eli và tiên tri của thần Baanh (I Vua 18) . Núi Siôn “ Ta bước lên Siôn ! “

“Bên trời Babylon

Nước mắt hay sóng buồn

Đàn treo trên cành liễu

Ai ngồi nhớ Siôn ! ”.

Biển hồ GaliLê “The most noble sea, that carried upon its waves the King of kings, Jesus. Mat 14: 22 ”.

Caesarea, first century congregation: Origen, giáo phụ của Giáo Đoàn đầu tiên tại đây. Amphitheater at Caesarea Peter and Paul preached (north of Tel Avil). Nhà hát lộ thiên tại Cesare, phía bắc Tel Avil, nơi các thánh Phêrô giảng cho Cọtnây (CV 10) và thánh Phaolô giảng cho vua Aripha (CV 25: 13).

Thương cảng Jobba, bờ biển Địa Trung Hải nơi tiên tri Giôna cãi Chúa trốn đi sang Âu Châu (Giôna 1: 3) .Và nơi thánh Phêrô kiến bà Tabitha sống lại (bà Đôca CV 9: 39). Ta còn tìm thấy hồ nước để làm phép Thánh Tẩy (Baptem: dìm mình) làm bằng đá, từ thế kỷ thứ I ở nhà thờ Greek Orthodox tại Hebron.

B. Các địa danh liên quan đến việc dịch Thánh Kinh.

Belehem: Thánh Jerome đã ẩn mình trong hang đá để dịch Thánh Kinh sang tiếng “đế quốc” (Latinh) trong 25 năm. Ông bị chặt đầu, khi đi đến, ta sẽ thấy tượng ông và con gà. (không phải là ông thánh Phêrô mà là Jêrome, đại giáo phụ ảnh hưởng Cơ  Đốc giáo suốt 15 thế kỷ).

Qumran Park -The Dead Sea Scrolls:  1947 Một phần Cựu Ước của KT cổ nhất( -100 BC và 100 AD ) đã được tìm thấy do hai cậu bé chăn cừu tại hang núi hoang vu gần biển chết, vùng tây nam của Do thái.

III _ Ảnh hưởng của việc du lịch đối với tâm linh của tín hữu

Quan Điểm Hành Hương :

Có quan điểm giả định rằng một chuyến hành hương đến vùng đấtThánh Kinh sẽ cất bỏ được sương mù trong linh hồn và đem lại một khải tượng rõ ràng về thân vị của Đấng Kitô. Nhưng Lời Chúa KHÔNG đưa ra ơn phước đặc biệt nào cho tội nhân nhờ vào việc người ấy đi đến một nơi cụ thể nào đó. CHỈ CÓ ĐỨC TIN nơi sự hy sinh của CON Thiên Chúa mới có thể mang hoà giải đến giữa Thiên Chúa và con người và chịu phép Thánh tẩy . Hai điều này có thể được thực hành như nhau từ bất cứ NƠI NÀO trên thế giới.

Vì vậy không nên ngạc nhiên khi tìm thấy Tân ước giải thích lời hứa Đức Chúa Trời dành cho Apraham bằng thuật ngữ vũ trụ (cosmic ) Roma 4:13 Toàn bộ vũ trụ được sáng tạo sẽ là của ai có Đức Tin như của Apraham. Dường như Apraham ý thức dữ kiện này ngay từ đầu.Thánh Kinh  làm chứng rằng ông “Chờ một thành có nền vững chắc, mà Thiên Chúa đã xây cất và sáng lập” (Do Thái 11: 10). Ông không chỉ trông đợi quyền sở hữu vùng Canaan. Ông tìm kiếm một thế giới với một nền móng được xây dựng bởi chính Thiên Chúa, một thế giới được được đổi mới và còn lại đời đời. Apraham và các tổ phụ khác mới “ Ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời ” (Do Thái 11: 16).

Lịch sử xứ Palestie, chuẩn bị cho công cuộc Cứu Thế.

Thiên Chúa đã chọn mảnh đất nhỏ bé này làm cái nôi diễn ra lịch sử cứu độ toàn thể nhân loại. CON Thiên Chúa đã trở nên một người Do Thái, đảm nhận toàn bộ dòng lịch sử của dân tộc người, một dân tộc sau khi bị lưu đầy ở Asiri 883 BC, lại rơi vào sự thống trị của người Batư (Iran) 722 BC, Babylon (Irac) 539 BC, Aicập 331-198 BC, rồi đến người Hy lạp (Greek)100 BC và sau cùng là người Rôma (Italy) năm 63 AD .

Người Do Thái bị tản lạc làm ích lợi cho các xứ họ lưu ngụ, vì ở bất cứ nơi nào họ tản lạc, họ đem theo mô hình ”nhà hội “(synagogues cứ 10 người nam là có một nhà hội Do Thái), đây làm căn bản, tiên phong cho các Hội Thánh Tân ước sau này trên toàn cầu.( Tân Ứơc chúng ta không phân biệt nam nữ nữa).

Phúc Âm, Tin Mừng được lồng trong lịch sử “Khi kỳ hạn đã được trọn” (Galát 4:4)” Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ”( Gioan 1:14) trong một bối cảnh hết sức thuận tiện cho việc cứu rỗi nhân loại như sau:

Pháp Luật : Về hình sự ,đế quốc Lamã mới có hình thức tử hình vừa bị đổ máu, vừa bị treo trên cây gỗ. (Ứng nghiệm lời Chúa: Xuất 24: 8” Không đổ huyết thì không có sự tha thứ”; “Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ”.Đệ Nhị Luật 21: 23) để hội đủ điều kiện mang tội lỗi của cả nhân loại.

Ngôn Ngữ: Tiếng cổ của xứ Guiđa là Aram, tiền thân, gốc của tiếng Hêborơ. Tiếng Koine, là gốc của ngôn ngữ Hylap (Greek). Tiếng Latin, gốc của Anh, Pháp ngữ. Tiếng Hán gốc của chử Nôm.  Lúc Chúa Jêsus giáng sinh, thế giới lúc bấy giờ dùng một ngôn ngữ thông dụng là: Hylạp, Latinh.  (Ngày nay Medical term còn dùng tiếng Latin cho toàn thế giới ).

Văn Hóa: Xã hội thời thế kỷ đầu đã bị ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, con người hay tìm hiểu và hay chấp nhận những luồng tư tưởng mới.

Hệ thống giao thông đường xá : Đế quốc Roma đã có một hệ thống giao thông khắp đế quốc và có hệ thống bưu chính.( Đường nào cũng đến Lamã ! ) Nên ngay khi Chúa Giêxu về trời, các thánh tông đồ đã có thể rao truyền Phúc Âm, khắp Đế quốc La Mã, qua việc viết và gừi các thư tín. Áp dụng lời Chúa vào sự truyền giáo.

Sự hình thành  của Tân Ước :

Thiên Chúa muốn mặc khải cho nhân loại bằng ngôn ngữ loài người.

Làm sao nhửng sách Tân ước ược trở thành những sách có thẩm quyền và uy tín ?

a-         Tín đồ đầu tiên dùng Thánh Kinh Cựu ước để học hỏi Lơì Chúa. ( I Tim 3: 16).

b-         Ba tiêu chuẩn để xác định “quy điển”, thư quy:  Tác phẩm phải bắt nguồn từ các thánh tông đồ ( Viết bởi Sứ đồ)  * Viết bởi đệ tử của tông đồ * Viết trong thời kỳ các sứ đồ. Chứng từ thành văn của các Tông đồ, sứ đồ.

Thánh Kinh Tân ước được lồng vào bối cảnh của một quốc gia nhược tiểu, y như thân phận của Đấng Cứu thế. Qua lịch sử và xã hội, chúng ta có thể nói rằng bộ Kinh Tân ước được mô tả như sau: có một thân thể Hylạp, sức mạnh của Lamã, mang một tinh thần của Hêbơrơ (Do Thái), và tâm linh là của Đấng Kitô qua các giai đoạn như sau:

1-         The Septuagint : Vua Alexandre, Đế Quốc Hy lạp đã cho 72 học giả dịch Kinh Thánh (Cựu Ước) từ Hêbơrơ sang Hy lạp gọi là ”Bản 70” được dịch vào năm -250 BC -100 BC. Rất quý giá đây là bước đầu cho sự phổ biến ngoài xứ Palestine.

2-         Vulgate :Khi ông thánh Jerome dịch Thánh Kinh Cựu Ước từ Hy lạp, và Tân Ước từ ngôn ngữ Aram, Hy lạp sang tiếng Latinh vào năm 410 AD tại Bêtlêhem, ông dịch trong 25 năm. Đây là bước đem Thánh Kinh đến toàn cầu (Khi đi đến xứ thánh có thể chúng ta sẽ tham quan hang động nơi ông đã ở, trốn tránh trong hang đá, sau ông bị giết vì tội dịch TK). Latin thời này như tiếng Anh ngày nay. Đây là bản Vulgate được dùng như nền tảng Kinh Thánh trong nhiều thế kỷ sau, (1500 năm sau) .

Sau Đế quốc Lamã, Thánh Kinh được phổ biến trong giáo hội Công giáo Lamã và Chính Thống toàn bộ Cựu Tân Ước bằng tiếng Latin. Các dịch giả dịch dịch ra ngôn ngữ địa phương chỉ một phần của Thánh Kinh từ thế kỷ thứ  6-11  gồm các vị như : Augustine 596 AD, Caedmon 676 AD, Aldhelm 709 AD, Bede 735 AD, Alfred The Great 871AD ,Aldred 950 AD, Aelfric 955 AD , Normans Conquer 1066 AD.

3-         Thế kỷ 14,15,16  Kinh Thánh đầu tiên đươc dịch sang Anh, Pháp và  Đức ngữ tại Đức . Các dịch giả John Wycliffe 1382, Erasmus 1516, William Tyndale 1525 AD đều bị bắt bớ. Các phong trào cải chánh đề cao việc áp dụng Kinh Thánh.

4-         Công Đồng Vatican II 1962, đã cho phép dịch toàn bộ Thánh Kinh ra các ngôn ngữ địa phương.

Hiện nay, Thánh Kinh Việt Ngữ đã có khoảng 9 bản dịch khác nhau, do cả hai giáo hội  Công giáo và Tin Lành. (có thể có hơn mà tôi chưa được biết.)

1-         Bản Thánh Kinh truyền thống, do thi sĩ Phan Khôi dịch 1926.

2- Bản dịch do Linh Mục Trần Đức Huân từ bản Vatican 1970- Imprimatur, Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình.

3- Bản do Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn- Dòng Chúa Cứu Thế, từ bản Jerusalem Hy bá 1976- Chuẩn Ấn  Imprimatur  Phaolo Nguyễn Văn Bình 12-11-1975

4- Bản dịch diễn Ý do Ms Lê Hoàng Phu 1998.

5- Bản “Các Giờ Kinh Phụng Vụ” do Nhóm Phiên Dịch, 1998 Vietnamese Bible Society, Imprimatur: Phaolo Nguyễn Văn Bình và Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

6 - Bản dịch mới nhóm dịch thuật MS Tiến sĩ Trần Đào 2002 (dịch từ nguyên bản Hybálai và Hy lap.)

7- Phiên dịch và diễn nghĩa Thánh Kinh Tân Cựu Ứơc do Linh Mục Antôn Trần Văn Kiệm 2006. (Chưa Imprimatur)

8- Bản Kinh Thánh Truyền Thống Hiệu Đính 2010- Liên hiệp Thánh Kinh Hội Việtnam.

9- Bản dịch do Ms Đặng Ngọc Báu 2012.

Kết Luận:

Trong cuộc hành trình đất thánh, chúng ta sẽ bước trên những vết chân các tổ phụ trong thời Cựu ước, thời kỳ mở màn cho Đấng Mêsia (Đấng Thiên Nhiệm- CứuThế)vào thế gian. Thiên Chúa chẳng những sắm sẵn một dân tộc Do Thái mà còn chuẩn bị Hy lạp hợp nhất các nền văn minh Á, Âu, Phi, và đã đặt ra một thứ tiếng phổ thông khắp thế giới. Lamã gồm cả thế giới thành một đế quốc, và đắp đường xá. Dân Do Thái bị tản lạc giưã các nước, đem theo nhà hội, Thánh Kinh, chủ nghĩa độc thần, đã làm cho bốn phương biết họ đang trông đợi Đấng Cứu thế. Như Vậy Thiên Chúa đã dọn đường cho cuộc trao truyền Tin Mừng giữa các nước. Sau hết ta cũng sẽ được bước trên bước chân chính Chúa Jêsus và các tông đồ đã đi qua, để chúng ta sẽ tiếp tục công việc của Chúa Jêsus trên trần thế này và vua hòa bình sẽ hồi lai.

Vũ Quý Vân biên soạn 5-2013

Hình: Holy Land 2

Thư Tịch:

-           Rose Book of Bible Charts,Time Lines - Rose Publishing 2005.Trang 21-30

-           Liên Hữu Đặc San tháng 10- 2010. Vietnamese World Christian Fellowship Inc.

-           Tân Ước Lược Khảo I - VBTS - GS: Nguyễn Ngọc Long. Trang 20-27

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch