Tôi rất kính trọng thiên chức linh mục, nhưng tôi cũng không bao giờ đồng ý cho linh mục lập gia đình nếu như tôi được hỏi ý kiến. Vấn đề độc thân thì các ứng viên linh mục đã tự chọn. Không ai cưỡng bức hay bắt buộc.

Tôi vẫn thường xuyên nhận được loạt bài dưới tựa đề “Thần Học Gia Toại Nguyện” của Lm. Edward Schillebecckx do Mai Tá dịch phổ biến trên This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. Tôi đã lướt qua tất cả các đề tài, và cẩn thận cất vào file dự trữ chờ khi có dịp thì mang ra nghiên cứu. Nhưng đến đề tài hôm nay khi nghe tác giả bàn về “Đời Sống Độc Thân Tự Nguyện, và Nữ Linh Mục”, tôi đã dành cho nó một chút thời gian. Nhưng thú thật, tôi thấy thất vọng với cái lối suy diễn “chữ nghĩa” và lập luận theo quan niệm, cái nhìn hoàn toàn “con người” của nhà thần học này. Tôi hy vọng những tư tưởng ấy chỉ là những gợi ý cho những ai đang quan tâm đến Giáo Hội, và họ sẽ có dịp suy nghĩ nghiêm túc hơn khi theo dõi những tư tưởng này.

Chức linh mục không phải là một thể chế do con người ban tặng và tranh nhau như Thánh Kinh đã viết: “Không ai được tranh chấp chức linh mục ấy. Chính họ phải được tuyển chọn…” … one who has become a priest not by a law of succession, but by the power of an indestructible life.  For it is testified: “You are a priest forever in the order of Melchizedek.” (Hebrews 7: 16-17)

Dĩ nhiên khi được chọn xong thì có nhiều linh mục cũng chẳng còn biết quí, biết giữ cái ơn đặc biệt ấy, vì vậy mà đã xẩy ra rất nhiều chuyện đau lòng cho Giáo Hội. Thí dụ, linh mục phạm tội ấu dâm, linh mục lăng nhăng tình ái, linh mục ham mê tiền tài, linh mục ham mê quyền lực… Tóm lại, họ đã hiện nguyên hình như một con người với thất tình, lục dục; với tham, sân, si. Nhưng biết sao, vì linh mục cũng chỉ là con người. Tôi tin là Chúa biết rõ điều này.

Nhưng đọc lập luận của thần học gia này muốn mở cửa, để tự do cho các linh mục ai muốn sống độc thân hay ai muốn có vợ tùy lựa chọn, tự nhiên tôi thấy “luật chơi” sẽ không công bằng, sẽ bị phá vỡ. Và lúc ấy chỉ nguyên một việc “có vợ” hay không “có vợ”, linh mục có vợ và linh mục không có vợ tự nó đủ gây ra biết bao khủng hoảng, chia rẽ trong đời sống linh mục và trong Giáo Hội, trong đời sống tu đức, đời sống gia đình, đời sống xã hội, và việc phục vụ ơn gọi. Hiện tại, chỉ nguyên một việc linh mục không có vợ mà đã khiến cho Giáo Hội nhức đầu rồi, còn cộng thêm việc linh mục có vợ thì không biết Giáo Hội sẽ điều hành, sẽ hướng dẫn dân Chúa như thế nào? Lúc ấy, có thể Giáo Hội sẽ chia năm, xẻ bẩy, và lại trở thành những cộng đoàn giáo dân nhỏ theo lối sinh hoạt của anh em Tin Lành.

Trên đây mới chỉ là nhìn vấn đề dưới khía cạnh xã hội, khía cạnh điều hành chứ chưa bước vào những tranh luận thần học, giáo hội học, và tu đức học.

Thêm vào đó, việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Không biết những nhà thần học suy nghĩ thế nào khi đặt vấn đề này? Rõ ràng không ăn nhằm gì đến quan niệm và ứng dụng bình quyền hay không bình quyền. Không có việc trọng nam khinh nữ trong việc truyền chức hay không truyền chức linh mục cho nữ giới. Đó chỉ là Giáo Hội tuân thủ những gì mà Đáng Sáng Lập là Chúa Giêsu đã làm. Và đây cũng chính là lý do để Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khóa sổ những suy diễn về vấn đề này. Tôi cảm thấy đồng tình với Ngài về chuyện này. Tôi tin là Đức Maria và một số phụ nữ đương thời của Chúa không đến nỗi tệ hơn các ông tông đồ là những người hèn nhát, chối Chúa, ham hố danh vọng, chức tước. Nhưng Chúa lại chỉ tuyển chọn và truyền chức cho những ông chài lưới, quên mùa, thiếu sót ấy!? Điều này phải hỏi lại Chúa… Và tôi tin là Chúa Giêsu chắc có lý do của Người. Hành động của Người mang rõ ý nghĩa và quyền năng của một Thiên Chúa làm người. Các thần học gia nên đào sâu vào ý nghĩa và tư tưởng Phúc Âm hơn là chạy theo thị hiếu của con người thời đại.

Cứ tưởng tượng (chỉ tưởng tượng thôi), trong một giáo xứ có 3 linh mục, một nữ, hai nam, thì nguyên cái chuyện xây phòng vệ sinh, nơi ăn chốn ở cho “mẹ linh mục” cũng phiền phức rồi. Rồi bà bếp, ông bếp nấu cơm, dọn bữa ra sao bởi vì các mẹ linh mục nhiều người rất sành chuyện bếp núc? Rồi những khi dâng lễ, khi đồng tế mà các “mẹ” son phấn lòe lẹt, môi đỏ choét, nước hoa thơm ngát đứng giữa các “cha” linh mục giáo dân nhìn lên sẽ như thế nào? Các linh mục đồng tế sẽ phản ứng ra sao!!! Những buổi họp mặt các linh mục trong giáo phận nữa… Ôi! Chỉ mới tưởng tượng đến đây là đã muốn “xỉu” rồi. Không chừng lúc đó còn xẩy ra cái chuyện “ông” linh mục dê “bà” linh mục hay ngược lại “bà” linh mục tương tư “ông” linh mục, hoặc chuyện đức giám mục lại quan tâm đến linh mục nữ này hơn những linh mục nữ hoặc nam khác… Không chừng có chuyện đánh ghen giữa các linh mục với nhau. Đó là chưa bàn tới việc tuyển chọn, huấn luyện, và truyền chức… Phiền phức quá!

Tóm lại, việc mấy nhà thần học nghĩ sao, cắt, chẻ chữ nghĩa như thế nào để phù hợp với quan điểm và nhận thức thời đại là chuyện của mấy ông, mấy bà ấy. Nếu không họ cũng chẳng phải là “thần học gia” đâu. Nhưng chọn lựa, và đi tới quyết định chúng ta chắc chắn phải nhờ đến Chúa Thánh Thần. Tôi tin là Chúa Thánh Thần sẽ làm công việc của Ngài, và con thuyền Giáo Hội vẫn là nơi an toàn nhất cho những ai ở trong đó trên đường vượt biển trần gian.

Tôi muốn dành cho phụ nữ sự kính trọng nhất của tôi. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ phiếu đồng ý cho phụ nữ làm linh mục, nếu như tôi được hỏi ý kiến. Câu truyên xẩy ra cách đây cũng đã lâu khi tôi còn là một sinh viên đang học thêm tiếng Anh. Nữ tu Lilian là giáo sư và là một nữ tu có cái nhìn, có suy nghĩ cấp tiến. Bà rất muốn làm linh mục, nên cổ võ đặc biệt việc phong chức linh mục cho nữ giới. Một hôm bà đưa ra vấn đề này để bàn thảo trong lớp, và bà hỏi ý kiến của tôi. Không ngần ngại tôi trả lời bà: “Nếu bà là linh mục, chắc tôi sẽ lội bộ dưới trời mưa tuyết qua xứ bên cạnh để xin xưng tội.” Bà cũng không vừa: “Nếu vậy thì anh sẽ chết mất linh hồn trước khi đến được xứ bên cạnh.”

Tôi rất kính trọng thiên chức linh mục, nhưng tôi cũng không bao giờ đồng ý cho linh mục lập gia đình nếu như tôi được hỏi ý kiến. Vấn đề độc thân thì các ứng viên linh mục đã tự chọn. Không ai cưỡng bức hay bắt buộc. Vậy nếu có sự xét lại thì chúng ta phải đặt vấn đề với con người linh mục ấy. Đặt lại đời sống tâm lý, đời sống nội tâm của linh mục ấy. Nó không phải là lý do để đưa đến một tháo gỡ hoàn toàn “luật chơi” của Giáo Hội.

Có người sẽ cho đây là những quan niệm cố chấp, thủ cựu, hay lạc hậu. Nhưng đó là cái nhìn, và quan niệm cá nhân của tôi với những ưu tư về Giáo Hội mỗi khi đọc, hoặc nghe đến hai phạm trù linh mục có vợ và phụ nữ làm linh mục.

Trần Mỹ Duyệt

gplongxuyen.org

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch