Sự tự đại là nguồn gốc xung đột của con người, nhưng cũng là nguồn gốc cho sự cao cả của con người. Chúng ta đi vào cuộc đời với một tâm thức không thể nào xóa bỏ, nghĩ rằng chúng ta đặc biệt, chúng ta là tâm điểm vũ trụ.

Và, xét một cách chủ quan, chúng ta là thế! Trong nhận thức của mình, chúng ta là tâm điểm vũ trụ và cuộc sống xoay quanh chúng ta. Hiện hữu của chúng ta là điều chân thực nhất. Như triết gia Descartes đã nói, điều duy nhất chúng ta biết chắc là chính bản thân mình; tôi suy tư do đó tôi tồn tại. Còn mọi sự khác, có lẽ chỉ là giấc mơ.

Linh đạo đã luôn xem điều này là tiêu cực. Tính vị kỷ thái quá, những cảm giác tự đại, sự tự quy, kiêu ngạo, tất cả được xem là kết quả của sự hủ hóa bản chất con người do tội nguyên tổ. Chúng ta gọi đó là Sa ngã. Tổ tông của chúng ta đã cố vượt quá tầm, cố trở thành gì đó cao hơn những gì Thiên Chúa dự định cho họ, và nó đã làm thoái hóa muôn đời bản chất của họ, và chúng ta, con cái của họ cũng kế thừa điều đó. Thế nên, chúng ta, con cái của ông A-dong và bà Evà, theo bản năng quá ngả theo xu hướng vượt quá tầm, tự đắc, tự phụ, và nghĩ về bản thân trước hết.

Giáo lý về tội nguyên tổ có ý nghĩa quan trọng, nhưng mục đích trước hết không phải để làm cho chúng ta hổ thẹn về sự kiêu hãnh tự nhiên và ý thức mình đặc biệt. Lý do thực sự vì sao sự kiêu hãnh và tự đại ăn sâu thâm căn cố đế trong chúng ta, chính là vì Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta như thế, và như vậy, tự nó không phải là một sai lỗi hay một thoái hóa, nhưng nó tạo nên những gì cao đẹp nhất và quý báu nhất trong chúng ta. Cả Kitô giáo lẫn Do Thái giáo đều có tín lý: mỗi một người chúng ta, được sinh ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Nói thế không phải là có một biểu tượng tuyệt vời được ghi khắc vào linh hồn chúng ta, nhưng đúng hơn là có ngọn lửa thiêng trong chúng ta, và nó, theo ý Chúa, gợi lên trong chúng ta, ý thức về sự quý báu, phẩm giá, độc nhất vô nhị của cuộc đời chúng ta. Nhưng đi cùng với nó (như kiểu trọn gói) là tâm thức kiêu hãnh và tự đại. Nói đơn giản, chúng ta không thể có gì đó của Thiên Chúa trong mình mà không thấy mình đặc biệt.

Và chính nó tạo nên tình trạng không yên bình lắm cho trái đất. Bây giờ chúng ta có bảy tỷ rưỡi người trên trái đất, mỗi người đều có cùng ý thức bẩm tại rằng mình là trung tâm vũ trụ và hiện thực của chính mình là điều chân thực nhất. Chính nó là nguyên do thực sự cho những chuyện chúng ta thấy trên bản tin hằng ngày, dù tốt hay xấu. Sự tự đại là nguồn gốc xung đột của con người, nhưng cũng là nguồn gốc cho sự cao cả của con người.

Một điều quan trọng để hiểu được điều này, chính ý thức thần thiêng bẩm tại của chúng ta cũng chính là điểm mà chúng ta chịu những vết thương sâu nhất. Điều gì làm tổn thương hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta nhất? Đó là những điều này: sự sỉ nhục, không được thể hiện bản thân cho đủ, sự chán nản không bao giờ dứt vì cứ gặp phải những giới hạn cuộc sống, và sự thống khổ vì tình trạng vô danh.

Mỗi người chúng ta, do bản chất, có một sự độc nhất vô nhị và phẩm giá được Chúa ban, và do đó không gì làm tổn thương chúng ta hơn là bị sỉ nhục và hạ giá trong nỗ lực sống trọn vẹn sự độc nhất vô nhị đó. Một sự sỉ nhục hạ giá, thậm chí khi chúng ta còn rất nhỏ, có thể hằn dấu trên suốt cuộc đời chúng ta. Đó là một trong các lý do tại sao chúng ta có những vụ giết người hàng loạt. Cũng thế, như Iris Murdoch đã nói, nỗi đau lớn nhất của con người là nỗi đau khi không được thể hiện bản thân cho đủ. Có những nghệ sĩ vĩ đại, nhà soạn nhạc, giảng viên, vận động viên, trình diễn viên vĩ đại trong thế giới chúng ta, nhưng ít người có thể tạo nên sự biểu hiện đem lại thỏa mãn đó. Số còn lại trong chúng ta phải sống với sự chán nản không ngừng vì những gì thâm sâu nhất trong chúng ta không thể biểu hiện ra được. Cũng thế, chúng ta luôn mãi gặp phải những giới hạn thực sự trong cuộc sống và cả những giới hạn của sự sống nữa. Karl Rahner đã nói: Trong nỗi giày vò của sự thiếu hụt tất cả mọi thứ có thể đạt được, đến tận cùng, chúng ta học để biết rằng, trong đời này, tất cả mọi bản hòa âm đều phải dang dở. Đến tận cùng, tất cả chúng ta chết đi với một cuộc đời chưa hề được hoàn thành trọn vẹn. Và chuyện đó đâu dễ chấp nhận! Mọi sự trong con người chúng ta vùng lên chống lại nó. Cuối cùng, hầu hết tất cả chúng ta sống trong sự thống khổ của tình trạng vô danh, chúng ta chỉ được công nhận và nổi danh trong những giấc mơ hão huyền, và sự vĩ đại của chúng ta chẳng ai biết đến. Và chuyện đó cũng không dễ chấp nhận.

Vậy thì chúng ta rút ra được gì từ điều này? Vì chúng ta bí mật nuôi dưỡng những suy nghĩ về sự đặc biệt, nên chúng ta cũng nuôi dưỡng một sự hổ thẹn bí mật chăng? Sự kiêu hãnh bẩm tại của chúng ta là điều khiến chúng ta chống lại sự thánh thiện chăng? Sự tự đại của chúng ta là điều xấu chăng? Sự chán nản với những giới hạn và bất đạt trong cuộc sống của chúng ta, là điều không đẹp lòng Chúa sao? Những mộng tưởng hão huyền của chúng ta về sự độc nhất vô nhị và vĩ đại là thứ phá hoại việc chiêm niệm và cầu nguyện của chúng ta sao? Liệu bản chất của ta, tự nó có thoái hóa không? Chúng ta phải ra khỏi con người mình mới nên thánh sao?

Mỗi một câu hỏi này đều có thể trả lời bằng hai cách. Sự tự đại, kiêu hãnh, hổ thẹn, chán nản, và mơ ước hão huyền về sự vĩ đại, thật sự có thể là những thứ có thể làm cho chúng ta sa ngã và biến chúng ta thành những người đáng ghét, ích kỷ, ghen tỵ, hằn học và sát nhân. Nhưng chúng cũng có thể là nguồn cho sự vĩ đại, sự cao cả của linh hồn, sự quảng đại, quên mình, quan tâm đến mọi người, biết cầu nguyện thật sự, và có thể cho chúng ta thành những bậc tử đạo quên mình cho đức tin, đức cậy và đức mến. Sự thần thiêng của chúng ta là một ơn phúc phức tạp, nhưng chắc chắn nó là ơn lớn lao nhất của chúng ta.

Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịch

Nguồn: phanxico.vn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch