Mạng sống của thai nhi đáng giá bao nhiêu? Nó mang ý nghĩa gì mà khi có dịp, nó lại được mang ra để làm đề tài tranh cãi, mà cả? Ai thắng? Ai thua? Để đạt được những chiếc ghế quyền lực, người ta sẵn sàng hy sinh, đánh đổi hàng triệu, triệu mạng sống của thai nhi! Nhưng kẻ thiệt thòi nhất, thua thiệt nhất vẫn là những người cha, người mẹ nhẹ dạ và nông nổi. Đặc biệt là giới trẻ, những người đang bị đầu độc bởi những lý thuyết, những tuyên truyền, dối gạt một chiều của các cơ quan ngôn luận và truyền thông cấp tiến, tả khuynh và vô đạo.

Ai có quyền tạo ra sự sống? Ai có quyền ban sự sống? Chắc chắn không phải là những thẩm phán, quan tòa, người cha, người mẹ như quan niệm sai lầm của những kẻ chủ trương và cổ võ phá thai: “Mọi người đều có quyền kiểm soát về hành động thụ thai và sinh sản theo ý mình. Đây là một thực hành quan trọng đối với tất cả phụ nữ…” [1] Trên thực tế, mỗi người chúng ta chỉ là phương tiện, là người được hưởng đặc quyền của Thượng Đế trong chương trình tạo dựng và bảo vệ con người. Dĩ nhiên, sự đóng góp và cộng tác của chúng ta sẽ là rất quan trọng đối với lời mời gọi tham gia vào công trình này. Nhưng cho dù là ai cũng không thể nghĩ và cho rằng mình có quyền trên thân xác của mình, và do đó, có toàn quyền quyết định về cuộc sống cũng như mạng sống của một người.  

Do ảnh hưởng của trào lưu phá thai, ngày nay trai gái sống với nhau trước hoặc sau hôn nhân được xem như chuyện bình thường. Hôn nhân có hay không, không quan trọng. Nhiều người chỉ coi hôn nhân như một trò chơi ái tình. Cũng từ đó, việc sinh con cái trở nên không cần thiết. Thích thì sinh, không thích thì không sinh. Muốn thì giữ, không muốn thì bỏ. Mục đích chính chỉ là thỏa mãn tính ích kỷ, dục vọng và hưởng thụ. Vì suy nghĩ và hành động như vậy, nên người ta phá thai, hô hào, cổ võ phá thai. Nhưng phá thai chưa đủ, người ta còn chuyển đổi giới tính, và xa hơn nữa, tìm hưởng thụ, thỏa mãn dục vọng qua hôn nhân đồng tính.   

Dựa trên tài liệu mới nhất phổ biến trên the Worldometer, con số phá thai trên toàn thế giới bao gồm tài liệu từ Cơ Quan Y Tế Thế Giới (the World Health Organization) viết tắt là WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 73 triệu ca trong các vụ phá thai. Ước tính với 200.000 vụ phá thai mỗi ngày. [2] Tuy nhiên, ít người biết rằng khoảng 45% các vụ phá thai là không an toàn. Những trường hợp phá thai không an toàn như vậy liên quan đến nhiều cái chết, và dẫn tới những triệu chứng hoặc tình trạng suy yếu sức khỏe.

Như một hậu quả dây chuyền, việc phá thai còn dẫn đến đời sống đồng tính, và tới hôn nhân đồng tính. Năm 2015, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Thống kê cho hay, theo tài liệu gần nhất của American Community Survey, hôn nhân đồng tính tại USA là 1,2% của các cặp hôn nhân năm 2021. Con số này tăng trong những thập niên qua. Ngoài ra, theo phân tích mới đây của Pew Research Center, hôn nhân đồng tính đã được công nhận trên 30 quốc gia và các phần đất trên thế giới. Trong số 24 nơi này với con số thống kê được phân tích, hôn nhân đồng tính được tính dưới 1% tới 3,4% các cuộc hôn nhân. [3]

 Không dừng lại ở đồng tính và hôn nhân đồng tính, trào lưu cấp tiến còn tiến xa hơn qua việc con người thay đổi giới tính. Một cách tổng quát, thống kê cho thấy có ít hơn 1% (khoảng từ dưới 0,1% đến 0,6%) những người trên thế giới ngày nay chuyển giới. Nhiều người trong họ trong tình trạng không hài lòng với giới tính (dysphoria), và một số tìm kiếm sự chữa trị của y khoa, thí dụ, thay đổi chất nội tiết (hormone), chấp nhận giới tính sau giải phẫu (gender-affirming surgery), hoặc tâm lý trị liệu. [4]

Với cái nhìn chung hiện nay, và với tầm nhìn về tương lai, trào lưu chuyển giới hoặc phủ nhận giới tính là một đe dọa đặc biệt đối với giới trẻ. Nó không những ảnh hưởng đến thể lý, tâm lý mà còn liên quan đến luân lý đạo đức của con người, của xã hội. Giáo Hội Công Giáo đã nhận ra điều này, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong phát biểu khai mạc Hội Nghị Quốc Tế Về Ơn Gọi Nam Nữ tổ chức ngày 1 tháng 3 năm 2024 tại Vatican đã phát biểu: “Điều quan trọng là phải có những cuộc gặp gỡ nam nữ bởi vì ngày nay mối nguy hiểm lớn nhất là hệ tư tưởng giới tính, nó muốn hủy bỏ mọi sự khác biệt giữa nam và nữ”.  Ngài mô tả “hệ tư tưởng giới tính” như một “căn bệnh tồi tệ của thời đại chúng ta.” Theo đó, “xóa bỏ sự khác biệt nam nữ là chối bỏ nhân loại. Mặt khác, nó đặt người nam và người nữ vào tình trạng ‘căng thẳng’”. [5]

Tầm quan trọng của việc thừa nhận giá trị và sự khác biệt nam nữ, theo Giáo Lý Công Giáo, là thừa nhận sự sáng tạo cũng như hình ảnh của Thượng Đế nơi con người và nơi mỗi cá thể nam cũng như nữ. Bởi vì, khi tạo dựng con người, Ngài đã tạo dựng nên họ có nam và có nữ: “Thượng Đế tạo dựng nên con người, Ngài dựng nên họ có nam và có nữ.” (Gen 1:27)

Những băng hoại về luân lý và đạo đức xã hội ngày nay cũng không khác gì xã hội của những thập niên trước, có chăng chỉ là sự tiến triển của nó theo thời gian, nhịp độ và môi trường sống. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005) đã gọi thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của “nền văn hóa sự chết”. Cái chết về tâm linh, về luân lý và đạo đức. Cái chết của những người cha, người mẹ hô hào, đòi quyền giết chết con mình! Cái chết của những tư tưởng đồng tính, của những người từ bỏ giới tính mình để tự thay đổi bản chất thực sự con người mà Thượng Đế đã tạo dựng, mà cha mẹ đã ban cho!

Những suy tư và hành động như thế xét về đạo đức xã hội là một sự lẫn lộn, băng hoại về đạo đức. Đức Bênêđíctô XVI (1927-2022) gọi đây là một triết lý “đạo đức tương đối”. Theo ngài, thế giới hiện nay đang sống với quan niệm thần học của quan niệm luân lý tương đối (Moral Relativism). Một quan niệm luân lý không gì là đạo đức tuyệt đối. Diễn tả về quan niệm sống này, thí dụ, những thập niên trước việc phá thai, ly dị được coi như xấu và tội lỗi, nhưng dần dà nhiều người làm như vậy nên cái nhìn về luân lý từ từ bị đánh giá sai lạc và không quan trọng. Những vấn đề luân lý như ngừa thai, phá thai, ly dị, đồng tính, hôn nhân đồng tính, và chuyển giới tất cả đều như vậy.

Hôn nhân, ly dị, phá thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính, chuyển giới… Tất cả là những xu thế của xã hội. Con người có quyền suy nghĩ về những điều ấy theo sự hiểu biết, ý thức của mỗi người. Nhưng dù là muốn hay không muốn thì những xu thế này vẫn như những cơn sóng dữ đang cuốn trôi những định chế xã hội. Cách sống còn duy nhất là mỗi người hãy tự ý thức trách nhiệm về những suy nghĩ và hành động của mình. Đức Kitô đã có lần nói: “Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.” (Mt 18:7) Tóm lại, người khôn ngoan phải biết dùng lý trí và chọn lựa. Đem sức khỏe, mạng sống, tương lai đời mình và con cháu phó mặc cho những đạo luật, những phán quyết của con người, và hành động theo xu thế của thời đại bất chấp hậu quả là một lựa chọn sai lầm thiếu khôn ngoan.  

Trần Mỹ Duyệt

_____________

Tài liệu tham khảo

  1. Amnesty International https://www.amnesty.org› what-we-do › abortion-facts
  2. https://www.worldometers.info/abortions/
  3. Pew Research Center https://www.pewresearch.org › ... › Political Issues
  4. Wikipedia https://en.wikipedia.org › wiki › Transgender

5.https://vietcatholic.net/News/Html/288753.htm

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch