Lời mở:

Nếu trong bài ‘Một cách làm gia phả’ là những tên phịa ra đẻ làm ví dụ, thì trong ‘Gia phả mẫu A tóm gọn của một số người: họ nội hay ngoại’ là những tên thật. Gia phả này dày 38 trang gồm 10 đời với nhiều dữ kiện, mang hình thức và nội dung khác lạ, trên khổ giấy 8½ x 11. Tất cả những người được liệt kê trong gia phả này đều có liên hệ bà con họ hàng với nhau. Một số miêu duệ của mấy dòng tộc đời 2, đời 3 và đời 4 bị phiêu bạt, chưa liên lạc được. Để rút vắn lại, đến đời 5, đời 6 và đời 7 chỉ liệt kê tượng trưng. Cũng để rút vắn, đến đời 8, đời 9 và đời 10 là thời hiện tại thì không liệt kê miêu duệ trong gia phả rút gọn.  Trong gia phả có mục ‘Vào đề’, không được ghi trong gia phả tóm gọn này, rồi đến ‘mục lục’ liệt kê đại đại dòng tộc, đại dòng tộc, dòng tộc, đại chi tộc, chi tộc.. Cuối cùng là mục: ‘đầu tư vào con cháu của dòng họ’ được liệt kê trong bài này.

ĐẠI ĐẠI ĐẠI DÒNG TỘC

CỤ THƯỢNG TỔ TRẦN VĂN UY = đời 1,  trang 02

vào đề: trang iv

ĐẠI ĐẠI DÒNG TỘC :

CỤ AN =        đời 2

CỤ NGUY = đời 2

ĐẠI DÒNG TỘC CỤ NGHIỄM = đời 3, trang 04

DÒNG TỘC CỤ ĐỊNH = đời 4

DÒNG TỘC CỤ TÁNH = đời 4

đại chi tộc trần hữu thuyên (ấm) = đời 5 , trang 05

chi tộc trần khắc khiêm (san) = đời 6, trang 05

chi tộc trần văn soạn                = đời 6, trang 07

chi tộc trần văn ngoạn             = đời 6, trang 07

đại chi tộc trần văn trinh = đời 5, trang 07

đại chi tộc cụ trần văn hiến = đời 5, trang

đại chi tộc bà quán = đời 5, trang 08

DÒNG TỘC CỤ THÀNH = đời 4, trang 09

đại chi tộc trần văn chi = đời 05, trang 09

DÒNG TỘC CỤ TƯỜNG = đời 4

DÒNG TỘC CỤ LỢI = đời 4

CỤ TUY = đời 2

CỤ QUI = đời 2

ĐẠI DÒNG TỘC CỤ TRẦN VĂN NGÂN = đời 3, trang 10

DÒNG TỘC CỤ TRẦN VĂN BỔN = đời 4, trang 10

đại chi tộc trần văn bản = đời 5, trang 10

chi tộc trần văn loan  = đời 6, trang 12

chi tộc bà luận (nhuận)   = đời 6, trang 15

chi tộc trần văn huân = đời 6, trang 15

chi tộc trần văn đĩnh  = đời 6, trang 21

và các con, cháu, chắt, chút của các đời 6, nghĩa là tới đời 10

đại chi tộc bà vĩnh (vãng)  = đời 5, trang 30

chi tộc đoàn văn hải  = đời 6, trang 30

chi tộc đoàn văn lợi   = đời 6, trang 32

chi tộc đoàn văn hán = đời 6, trang 34

CỤ HỢP = đời 2

đầu tư vào con cháu :  trang 38

ĐẠI ĐẠI ĐẠI DÒNG TỘC

cụ thượng TỔ TRẦN VĂN UY

17?? - 1827

Người trong dòn họ hướng dẫn tác giả thăm bàn thờ nhà tổ cụ Trần Văn UyGia phả họ Trần, Đồng Nhân do cụ Trần Hữu Thuyên (cụ Ấm) lập bằng chữ nho, đã bị thất lạc vì tản cư do chiến tranh.  Khi còn sống Cụ có kể gốc gác họ Trần Văn Uy là ông tổ đời nhà Trần năm 1258 làm quan tứ trụ triều đình nhà Trần và khi chết, xác được lăng tẩm , và mộ được xây khang trang ở tỉnh Thái Bình. Cụ Ấm qua đời 1968 không nói lại được tường tận cho con cháu.  Sau 1975 các con, cháu, chắt, chút của Cụ mới sưu tập ghi lại và tìm hiểu qua các cụ già trong làng Đồng Nhân. Phần gia phả 1/3 trang 3, trang 4, 1/2 trang 5, 1/3 trang 6, 2/3 trang 7, trang 8 và trang 9 là do Ô. Trần Khắc Thiêm ở Đồng Nhân thực hiện viết tay.

Cụ thượng tổ Trần Văn Uy, đời 1 , còn gọi là Cụ Thiết, người làng Trà Lũ, Thái Bình, làm tướng nghĩa quân  Ba Vinh, bị tử trận, mất xác. Cụ Bà đem 5 người con trai từ làng Trà Lũ, Nam Định, chạy sang Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình lánh nạn khoảng năm 1830 và lập nghiệp sinh sống theo chính sách dinh điền của nhà cải cách điền địa thời danh Nguyễn Công Trứ, quan triều đình nhà Nguyễn.

Vài  nét về cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827).

Vào thời đó hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổi dạy khắp nơi chống lại nhà Nguyễn vì những lý do như sưu cao thuế nặng, quan lại tham nhũng bóc lột, dân chúng thiếu ăn. Vì có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, nên  người ta gọi là giặc châu chấu và thời bấy giờ họ quan niệm được làm vua, thua làm giặc. Đây chỉ bàn sơ qua đến cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành vì theo Ô. Trần Khắc Thiêm trong dòng tộc thì cụ Trần Văn Uy (Cụ Thiết) làm tướng nghĩa quân Ba Vinh. Tại chiến trường, cụ Thiết bị tử trận mất xác.

Sau đây là tóm lược theo tập lịch sử 8, tập hai, của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Phan Bá Vành, nhà nghèo, còn nhỏ làm nghề bán cá giống, và đi ở cho địa chủ. Nhân nạn đói lớn năm 1821 tại vùng Nam Định, Thái Bình, Phan Bá Vành và bạn hữu kêu gọi nông dân ở làng Minh Giám và Trà Lũ chống nhóm địa chủ quan lại và hoạt động ớ các vùng Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Ninh. Khi lực lượng khá mạnh, Phan Bá Vành mở rộng tầm hoạt động năm 1826 và xây dựng các căn cứ đóng quân. Lập căn cứ chính  khá vững mạnh ở Trà Lũ, nghĩa quân đánh nhiều trận lớn với quân triều đình, giết tướng nhà Nguyễn là trấn thủ Sơn Nam và Lê Mậu Cúc.

Phan Bá Vành cho chia lại ruộng đất công, tịch thu bớt ruộng đất của giới điền chủ trong vùng tự trị, khiến nghĩa quân lên tinh thần, chiến đấu hăng say, đánh bại nhiều trận hành quân của quân triều đình. Hoảng sợ, triều đình nhà Nguyễn huy  động một lực lượng lớn năm 1827 do hàng chục tướng lãnh chỉ huy, tiến đánh nghĩa quân từ nhiều phía. Rút quân về Trà Lũ, đào hầm đắp luỹ cầm cự, Phan Bá Vành chống không nổi quân nhà Nguyễn từ bốn phiá, toan chạy thoát ra biển. Không may bị bắt, cuộc khởi  nghĩa bị đàn áp.

Lịch sử 8 còn ghi:

Trên trời có ông sao rua.

Giữa làng Minh Giám có vua Ba Vành.

Một người bạn của tác giả quê Nam Định còn nhớ câu truyền tụng:

Trên trời có sao tua rua

Dưới đất có vua Ba Vành

Tổ chức làng tổng trong huyện Kim sơ

Năm Minh Mệnh thứ 10,1828 Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ  dâng sớ lên triều đình Huế xin khai khẩn đất bồi ở tỉnh Ninh Bình. Năm 1829 Nguyễn Công Trứ về thành lập huyện Kim Sơn. Năm 1830, Nguyễn Công Trứ cho đắp đê đường quan từ Phụng công vào Hảo Nho, phái Hoàng Thu và Ninh Phát về lập ra các làng và  đặt tên theo thứ tự từ đầu tới cuối huyện Kim Sơn như sau: Như sơn, Dũng Thuý, Năng An, Xuân hồi, Chỉ thiện, Huệ địch, Thành đức, Cách tâm, Mông hưu, Hàm phu, Lưu thanh, Quân triêm, Chất thành, Quyết bình, Cộng nhuận, Dỹ ninh, Đạo củ, Dưỡng điềm, Đồng nhân, Tuân hoá, Hồi thuần, Định hướng, Dục đức, Hi nhiên, Tức hiêu, Hàm ân, Khiết kỷ, Duy hoà, Hiếu nghĩa, Tôn đạo, Qui hậu, Chí tĩnh, Tuần lễ, Hoà lạc, Như độ, Ứng luật, Phúc điền, Tống qui, Lạc thiện, Lưu quan, Hướng đạo, Thủ trung, Kiến thái, Trì chính, Thượng kiệm, Phú vinh, Phát diệm, Lưu phương, Tự tân, Yên bình, Yên hoà, Yên lộc, Bình sa, Tuy lai, Tuy lộc, Lai thành, Hoài lai. Mỗi tên có hàm ẩn một ý nghĩa đạo lý của con người. Các làng mạc trên được chia thành bảy tổng là Chất thành, Hồi thuần, Qui hậu, Hướng đạo, Tự tân, Tuy lộc và Lai thành..

Tên các làng trong Huyện Kim Sơn được trích trong ‘Lịch Sử Xứ Dưỡng Điềm’ do lm Trần Hùng Sĩ biên soạn.

Cụ Bà Uy dừng chân ở làng Đồng nhân, tổng Hồi thuần, ở với người con thứ hai. Tháng 10 Âm Lịch 2001, miêu duệ của Cụ Trần Văn Nguy và miêu duệ Cụ Trần Văn An cải táng xây mộ Cụ thượng tổ Cụ Bà Uy cùng với con cháu Cụ về một nơi ở nghĩa địa Đồng nhân. Mộ Cụ Bà có hình nghiên mài mực, và xung quanh là những cái tháp để bút ở nghĩa địa làng Đồng nhân, Ninh bình.

DÒNG TỘC HỌ TRẦN VĂN BỔN

ÔB cụ chánh Bổn, đời 4 sinh:

- Trần Văn Bản, đời 5

- Trần Thị Vĩnh = Bà Vãng, đời 5

ĐẠI CHI TỘC CỤ TRẦN VĂN BẢN

Cụ cố Uy = đời 1

cụ Quy  = đời 2

cụ ngân = đời 3

cụ Bổn  = đời 4

cụ Bản  = đời 5

Cụ Bản = con cụ Bổn = cháu cụ Ngân = chắt cụ Quy = chút cụ Uy

Mộ Cụ Bản ở nghĩa trang Đồng Nhân và con cháu Cụ vẫn ờ Đồng Nhân cho tới  năm 1954.

Các con ÔB Bản = đời 6 = cháu cụ Bổn = chắt cụ Ngân = chút cụ Qui = chít cụ Uy :

Trần Văn Bản kết hôn Bà (Bản), quê Quĩ Nhất, Nam Định , tử Đồng nhân, Ninh B ., sinh:

- Trần Văn Loan, Gio-an -1933                  Đồng Nhân, Ninh Bình

- Trần Thị Soi, Maria = Bà Luận (Nhuận) -1945      Đồng Nhân, Ninh Bình

- Trần Văn Huân, Phê-rô -30/03/1945        Đồng Nhân, Ninh Bình

- Trần Văn Đĩnh, Phanxicô -1946                  Đồng Nhân, Ninh Bình

- Trần Văn Bao, Gio-an -1945                  Đồng Nhân, Ninh Bình

Tác giả và người trong dòng tộc cầu nguyện trước phần mộ cụ Trần Văn Bản (mộ lớn), mộ Bà Bản và một người con (2 mộ nhỏ)Cụ Bản theo đạo công giáo lúc lập gia đình. Cụ chia đất và dựng nhà kế nhau ở đầu làng Đồng nhân cho ba người con trai. Nhà và đất kể là khá giả so với thời bấy giờ. Khi Cụ Bản về già thì các con là Ô. Loan, Ô.Huân, Ô. Đĩnh thay nhau mỗi người phụng dưỡng bố một tháng. Bà Soi (Luận) vì là phận gái, còn Ông Bao mang bệnh tâm thần (không lập gia đình), nên hai người không phải lo cho bố.

Theo Ô. Hải kể lại cho con là Ô. Thuỷ thì sau khi cụ Bản qua đời thì hàng năm các ông Hải, Lợi, Hán (trang 30) là con Bà Vĩnh đều về tết và giỗ tổ tại nhà Ô. Loan và Ô. Đĩnh.

Ô. Huân và con là Mão, và 2 người con Ô. Mão (trang 18), cũng như 3 người con Bà Vĩnh là Bà Vượng, Bà Dự, Bà Toàn và gia đình (trang 30) là nạn nhân của nạn đói Tháng Ba 1945 làm chết hơn một triệu người Miền Bắc. Ông Mão khi đói sang nhà thím dâu là Bà trùm Đĩnh xin cháo ăn. Nạn đói xẩy ra tại những lý do như quân phiệt Nhật bắt dân trồng đay để làm bao bố thay vì trồng lúa. Nhật hứa trả tiền, nên cũng có những người tự ý đi trồng đay. Trong khi Miền Nam dư thừa lúa gạo thì quân Pháp lại dùng mà đốt cho chạy đầu tàu xe lửa, còn quân Nhật ở Miền  Bắc lại mua gạo để tích trữ không biết với ý đồ gì. Khi tàu bè chở lúa gạo từ Miền Nam ra Bắc thì bị đánh đắm.

Ngay sau khi Đất Nước chia đôi năm 1954, theo Ô. Thuỷ kể lại thì Ô. Hải dẫn Ô. Lưu và Ô.Thuỷ (trang 30) về Đồng Nhân thăm gia đình Bà Loan và Bà Đĩnh và viếng mộ tiên tổ. Khi vào nhà thì chỉ thấy vườn không nhà trống.  Hàng xóm nói gia đình hai Bà mới di cư vào Nam. Và từ đó bặt tin cho tới khi tác giả tập gia phả tìm liên lạc với con cháu Bà Vãng.

Phần mộ của ÔB cụ Bản và Ô. Bao còn ở Đồng Nhân được con cháu Ô. Loan và con cháu Ô. Đĩnh đặc trách cho con cháu ÔB Mão, tức là cháu chắt Ô Huân ở Hồi Ninh trông coi. Mộ ÔB cụ Bản nằm gần mộ cụ Ấm.

Khi Ô. Đĩnh qua đời, người nhà bảo tại trúng gió. Tác giả cho rằng có lẽ tại cao máu. Các con của Bà Vĩnh là Ô. Hải, Ô. Lợi, Ô. Hán (trang 30) từ Nghĩa Thành, Nam Định có về làm bài thơ khóc Anh Đĩnh, mà Ô. Lạp, con Ô. Đĩnh còn nhớ như sau:

Ô hô ! Anh ơi,

Chúng em nghành dưới con cô (*)

Trông trên nghành trưởng kính thờ tổ tiên

Vững bền mãi mãi cho yên

Truyền cho con cháu thiên niên đời đời

Ai ngờ anh đã về rồi

Chúng em xa cách ngậm ngùi từ đây.

Ô hô ! (khóc)...

(*) Con cô = con Bà Vĩnh

Mộ Ô. Đĩnh được con cháu cải táng vào Nam 1992 để chôn cất bên cạnh mộ Bà.

Trong chuyến về thăm Quê hương 2001, tác giả tập gia phả có ra viếng nghiã trang Đồng Nhân  và cầu nguyện trước mộ ÔB cố Bản, ÔB Huân và Ô. Bao và họ hàng họ nội. Người biên soạn Gia phả cũng đi thăm và cầu nguyện ở nghĩa trang Gia Kiệm, nơi mộ ông bà cố trùm Đĩnh và thân nhân an nghỉ mỗi lần về VN

CHI TỘC ÔNG CỐ TRÙM TRẦN VĂN ĐĨNH

Các con Ô.B cố trùm Đĩnh = đời 7 = cháu ÔB Bản = chắt ÔB Ngân = đời 7 dòng cụ Uy :

Trần Văn Đĩnh kết hôn Nguyễn Thị Lan, Anna, quê Hàm Phu, 1901-17/11/1987, sinh:

- Trần Thị Nhài, Maria -1954       Phú Nhuận, Sàigòn

- Trần Văn Lạp (Yên), Simon 1924-                       Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Văn Thiệp, Antôn 1928- 11/11/ 1996  Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Gia Huấn (Huần), Gio-an 1930- 20/07/ 1991  Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Ngọc Kim, Augustinô 1933-                      Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Thị Dịu (Quýt), Teresa 1936-                       Bảo Lộc, Lâm Đồng

- Trần Thị Hường, Teresa 1940-                      Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần B. T. , Gio-an, 14/04/1944-                      Virginia, USA

thụ phong linh mục New York, USA  22/05/1971 -

Đây là gia phả họ nội của Lm Trần Đăng Khoa, Lm Trần Bình Trọng, Lm Trần Xuân Lãm, Ts Trần Đức Long, Nt Trần Thu Hương và thân nhân trong dòng tộc. Và là gia phả họ ngoại của Lm Trần Công Nghị và thân nhân trong dòng họ.

Gia phả này dài 38 trang, được tóm gọn ở đây, cũng đủ làm mẫu để kê khai những thành phần mới sinh của dòng họ.

 

ĐẦU TƯ VÀO  CON CHÁU

Khi ông bà, cha mẹ qua đi, thì cần sửa soạn cho con cháu đóng vai trò sao để qui tụ  và giữ truyền thống đạo đức / lễ nghĩa trong gia tộc và gia đình.  Sau đây là những hướng đi:

- Cổ võ những giá trị thiêng liêng như cầu nguyện, dự lễ, xưng tội, học giáo lý.. trong gia đình và gia tộc cho những phần tử công giáo. Những hướng đi sau là cho tất cả mọi phần tử trong đại đại đại dòng tộc, không phân biệt tôn giáo.

- Nhắc nhở cho con cháu biết cảm tạ Thượng Đế và những người đã làm ơn cho mình dù chỉ là việc nhỏ.

- Cổ võ việc kính trên (ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh chị..), nhường dưới trong gia tộc và gia đình.

- Tạo truyền thống gia đình và gia tộc bằng cách qui tụ những phần tử trong gia đình hoặc  gia tộc lại để cầu nguyện, giải trí và ăn uống vào những dịp đặc biệt  như ngày tết, cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, kỷ niệm, đoàn tụ..(nếu cần thì đóng góp).

- Tạo căn tính gia đình và gia tộc bằng cách khuyến khích con cháu :

. đọc gia phả dòng tộc để biết tổ tiên và liên hệ dòng tộc.

. dạy cách xưng hô với người bà con, họ hàng cho thích hợp dựa vào gia  phả dòng tộc.

. chỉ cho con cháu xem, nghe và lưu trữ những hình ảnh và những mẩu chuyện đáng ghi nhớ về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh  chi em đã qua đời và nhắc cầu nguyện cho thân nhân quá cố.

- Ghi nhớ tên tuổi gồm tên thánh của ông bà, cha mẹ, anh chị em và niên hiệu sinh tử của thân nhân trong gia đình. Coi tên tuổi và niên hiệu sinh tử của ông bà cố tổ cả trăm năm về trước trong tập gia phả này mới thấy qúi giá thế nào.

- Khuyến khích và ủng hộ tinh thần những phần tử có khả năng trong việc theo đuổi đèn sách, bút nghiên  hoặc nghề  nghiệp trong gia đình và gia tộc.

- Khích lệ và nâng đỡ tinh thần những phần tử yếu kém trong gia đình và gia  tộc.

- Khuyến khích việc mở mang kiến thức phổ thông bằng cách đọc sách báo, nghe vô  tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình vào giờ tin tức, và xử dụng mạng lưới thông tin

- Khuyến khích tinh thần nhường nhịn (9 bỏ là 10) trong gia tộc và gia đình.

- Khuyến khích việc nói những gì tốt (nhưng không bày đặt) về những phần tử trong gia đình và gia tộc, và giữ kín những gì được yêu cầu tới lúc nào đó.

- Nhắm lợi ích chung khi thực hiện việc gì chung cho gia tộc hoặc gia đình.

- Nhắm lợi ích lâu dài và lợi ích toàn diện về thể chất, tinh thần và thiêng liêng khi thực hiện một công việc gì (hi sinh con tép để bắt con tôm).

- Không khuyến khích những lời nói ganh tị / việc làm hận thù trong gia đình và gia tộc.

- Không khuyến khích việc đua đòi xã hội và a dua chúng bạn về những lối sống (ăn bận, ăn uống, nghiện ngập, tiêu sài..) có thể  mang lại hậu qủa tai hại về sức khoẻ thể lý / tâm thần cho cá nhân trong trong tương lai.

- Trao trách nhiệm cho trưởng tộc và con trưởng để thi hành những công tác chung có liên hệ đến gia tộc hoặc gia đình như thông báo cho anh em ở xa biết tin vui, nhất là tin buồn trong gia đình hay gia tộc, hoặc tiếp tục viết gia phả cho gia đình dựa vào gia phả đã có của dòng tộc ... ( nếu vì những lý  do cá  nhân,  trưởng tộc hay con trưởng  không muốn  gánh  trách nhiệm, thì người  con  thứ có thể được chỉ định thi  hành một số trách vụ đại  diện  trưởng  tộc  hay con trưởng).                                                                              

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch