CN_3_MC_A_Chúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm A

Jn 4:5-12

Bài Phúc Âm hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria: Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng và xin nước uống v.v...

Bài này ta đã từng nghe qua nhiều lần, nhưng để hiểu rõ tầm mức quan trọng, ta cầu đọc lại trong quan điểm lịch sử, biểu tượng và thực tiễn.

1. Quan điểm lịch sử: Muốn biết tại sao cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bà xứ Samaria gây ra tai tiếng, chúng ta nên dựa vào biến cố lịch sử đã qua.

Mối bất hòa giữa người Do Thái và người Samaria đã xảy ra vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, lúc mà người Axiri đến xâm chiếm đất Samaria, bắt đi lưu đày một phần lớn dân Samaria như một dân tộc tạp nhạp, lai căng lạc đạo; đã vậy, người Samaria không còn đi lễ ở Giêrusalem mà hành đạo ở đền núi Garidim... Vì không còn giao thiệp với Samaria, do đó bất cứ người Do Thái nào tiếp xúc với dân Samaria đều bị lên án, nặng nhất là người đàn ông Do Thái giao du với phụ nữ Samaria.

Trong tình thế đó, này đây Chúa Giêsu ngang nhiên nói chuyện với người đàn bà xứ Samaria mà không chút sợ sệt. Ngài còn tự do thoải mái ở lại thêm hai ngày nữa. Qua cuộc gặp gỡ và đối thoại này, Chúa Giêsu muốn cho ta thấy ý định của Ngài là dẹp thù hận. Vì đối với Thiên Chúa: không có ai là địch thù, không ai là người bị nguyền rủa và bị khai trừ, không ai mà không được tha thứ... Và Ngài còn ban phát Nước chảy ra sự sống đời đời cho tất cả mọi người, không phân chia giai cấp hoặc màu da sắc tộc, không phân biệt nguồn gốc xứ sở. Vì Thiên Chúa là Tình Thương cho tất cả.

2. Quan điểm biểu tượng: Ao hồ hay giếng nước thường là nơi của sự gặp gỡ (từ khách lạ trở nên bạn hữu), nhưng cũng có thể là nơi tranh chấp (vì tranh giành miếng nước mà trở nên cừu địch).

Giếng nước hay vũng nước, trong sa mạc hoặc những vùng đất khô cằn, không chỉ là nơi mà người người đều dừng lại múc lấy nước để phục hồi sức khỏe sau những ngày đường mệt lả khát nước, mà còn là nơi để người người cùng gặp gỡ, trao đổi câu chuyện và làm quen. Trong Kinh Thánh có những đoạn kể qua cuộc gặp gỡ nơi giếng nước đưa đến chuyện hôn nhân: người đầy tớ của ông Abraham gặp cô Rêbêca (St 24:10-27) từ đó lo chuyện cưới hỏi cho con ông chủ mình là Ygiaác. Ông Giacóp và cô Rakên (St 29:1-14) cũng gặp nhau tại giếng nước và hai người đã trở thành vợ chồng.

Vậy thì giếng nước trong bài Phúc Âm hôm nay, nơi mà Chúa Giêsu gặp người đàn bà xứ Samaria, cũng có tính cách biểu tượng: vì tại giếng nước này phát hiện một giao ước thiêng liêng, một cuộc đính hôn giữa Đức Kitô với nhân loại, cho dù loài người có bất xứng, đầy tràn tội lỗi... Ngài hứa ban "nước hằng sống" cho bất cứ ai tìm đến giải khát nơi Ngài và Ngài còn tuyên bố "từ nay mọi người sẽ không còn hành đạo tại núi này hay đền thờ nọ, nhưng đã đến lúc phải tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý".

Lời nói của Chúa Giêsu thật quá kỳ diệu, đánh động tâm hồn người đàn bà Samaria, khiến bà quên đi cả việc múc nước. Nước giếng không còn là mối bận tâm và không làm bà khao khát nữa, bà cũng không còn khao khát những mối tình trần tục (bà có sáu đời chồng), vì Lời Chúa vừa đem đến sự giải khát cho bà, và sau khi tin phục thì "nước Chúa (Lời Chúa) vừa ban cho bà thì nơi bà trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời", từ một người đàn bà xa lạ, bà đã trở nên môn đồ của Chúa qua việc để lại vò và chạy về thành loan báo cho mọi người: "Mau hãy đến xem... người đó là Đấng Kitô".

3. Quan điểm thực tiễn: Ta có thể khẳng định rằng đoạn Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta nhận rõ cuộc sống. Như xưa kia Chúa Giêsu đã làm phát sinh nước hằng sống nơi xứ Samaria, đất của dân ngoại, của những người bị miệt thị khinh chê... thì nay chúng ta cũng được mời gọi nên biết đón nhận những người Samaria, tức là những kẻ không cùng ý hướng tín ngưỡng với chúng ta và những kẻ bị người khác khinh thường loại bỏ, cũng như phải biết tôn trọng các giá trị của những người khác biệt với chúng ta.

Qua cuộc đối thoại với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta từ nay phải biết tìm đến uống nước Hằng Sống (các Bí Tích) phát sinh từ nơi Ngài: Lời Ngài tuôn chảy như một giòng suối đánh đổ những hiềm khích hận thù, tẩy sạch những kỳ thị bất công và loại bỏ việc sùng bái các tà thần ngẫu tượng (của cải tiền bạc, lợi danh quyền chức...) để chúng ta trở nên những con người hoàn toàn tự do, biết thật sự yêu thương tha nhân và "tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý".

Lm Paul Maurice Lâm Thái Sơn

NS Dân Chúa Âu Châu

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch