Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm A

Ga 3: 16-18

Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, xin mỗi người hãy lắng lòng một phút để tưởng nhớ và tri ân người Mẹ đạo đức, người Cha thương yêu của mình. Đó là những người đầu tiên ghi Dấu Thánh Giá trên trán chúng ta trong ngày rửa tội, những giáo lý viên đầu tiên dạy ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi và cầm tay chỉ dẫn ta làm Dấu Thánh Giá.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là lời nguyện kèm theo với động tác làm Dấu Thánh Giá. Thiết tưởng dù có đọc thành tiếng, đọc thầm hay không thành tiếng, thì mỗi tín hữu đều phải nhớ rằng: Dấu Thánh Giá không chỉ là một động tác, càng không phải là một động tác theo thói quen hay vô thức, càng không phải là một động tác trang trí như trên sân khấu hay nơi sân cỏ… mà là một động tác đầy ý thức tâm linh: Ý thức rằng chúng ta đang sống và làm việc “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

Giáo hội vẫn ước mong khi mỗi tín hữu làm việc gì cũng đều bắt đầu với Dấu Thánh Giá. Trong nhà, ngoài đường, nơi riêng tư, nơi công cộng, cả những nơi có người chưa tin Chúa hoặc có người chống lại Thiên Chúa, thì Dấu Thánh Giá không chỉ là một hình thức tuyên xưng mình là người có đạo, mà còn là một cách sống đạo trọn vẹn, cách kết hiệp hoàn toàn với Ba Ngôi Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc trong cuộc đời, để mọi người nhìn thấy chúng ta mà nhận biết Cha chúng ta trên trời.

Với ý thức ấy chúng ta đang sống và làm việc trong sự kết hiệp mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa, cuộc sống của mỗi Ki-tô hữu là một bài ca vinh danh, một chứng tá nước trời, một bài giáo lý sống động về Thiên Chúa Ba Ngôi, như Thánh Phaolô khuyên bảo: “Vậy dù khi ăn, dù khi uống, hay làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. (1Cr 10,31).

Làm Dấu Thánh Giá và đọc “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”, thiết tưởng, còn nhắc nhở cho chúng ta về thánh lễ mọi lúc mọi nơi trong đời mình, mà đỉnh cao của Thánh Lễ là sự dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa, kết hợp với hy lễ thập giá của Chúa Giê-su. Với tâm tình ấy, nhờ soi dẫn của Thánh Thần, chúng ta khám phá ra một chiều kích thú vị “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ngay trong Dấu Thánh Giá, một động tác nhỏ, nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu trong hành trình đức tin của mỗi người.

Điều kỳ diệu đó chính là ân sủng, tình yêu và sự thông hiệp từ Thiên Chúa Ba Ngôi mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu sắc để thành một lời nguyện chúc cho chúng ta: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em”. (2 Cr 13, 13)

Tình yêu của Chúa Cha đã thể hiện nơi Người con: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16)

Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta nên một trong Thiên Chúa, làm cho chúng ta nên anh em với nhau nhờ cùng là em của Chúa Giê-su Trưởng Tử.

Mừng lễ Chúa Ba Ngôi năm nay, còn nhằm “Ngày Của Cha”, tôn vinh các người Cha. Ước gì, khi nhớ đến “công Cha như núi ngất trời”thì chúng ta cũng nhắc nhớ chúng ta đến “Tình Cha” đã yêu thương sáng tạo tác, dưỡng nuôi, và cứu chuộc chúng ta. Bởi vì, Cha là Tình Yêu, Cha giàu lòng thương xót, Cha yêu con cái và làm tất cả cho con cái được hạnh phúc. Như chính Cha đã mạc khải cho Môi-sê “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành” (Xh 34,6). Và vì tất cả là lòng thương xót, là tình yêu “đến nỗi ban con một mình…” (Ga.3,16)

Người cha trần gian được hạnh phúc, được vui mừng, hãnh diện vì những đứa con ngoan, những đứa con biết sống cho vinh danh cha thế nào, thì người Cha trên trời cũng mong cho con cái biết sống cho vinh danh Thiên Chúa như vậy. Bởi vậy, việc không vâng lời Cha, không tín nhiệm nơi Cha, phản nghịch Cha, nếu đã là một vấn đề nếu là khá nhức nhối trong gia đình trần gian, thì hơn thế nữa, là một chuyện thật đáng buồn lòng Thiên Chúa trong đời sống tâm linh. Vì thế, mỗi người hãy hiểu lòng yêu của Cha mình, hãy hiểu lòng yêu của Cha trên trời là Thiên Chúa và sống sao nên con cái hiếu thảo với Cha. Hãy tin tưởng và ký thác đời mình trong tay Thiên Chúa.

Vâng, lễ Chúa Ba Ngôi đang mời gọi chúng ta sống sao nên con hiếu thảo đối với Cha trên trời.

Thiết tưởng, gương mẫu hiếu thảo tuyệt hảo nhất chỉ có nơi Chúa Giê-su , Đấng đã vâng ý Cha trọn vẹn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Ước gì, mỗi lần làm Dấu Thánh Giá, là một lần, bạn và tôi cùng bắt đầu một công việc với lòng hiếu thảo như Chúa Giê-su theo hướng dẫn của Thánh Thần và cho vinh danh Cha chúng ta trên trời.

Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin ân sủng của Chúa Giê-su, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng chúng con, mọi ngày trong hành trình về Nước Trời. Amen.

  1. Cao Huy Hoàng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch