Chúa Nhật 14 Mùa Thường Niên, Năm A

Mt 11: 25-30

Tục ngữ Việt nam có câu: ách giữa đàng mang vào cổ. Như thế người ta quan niệm cái ách như cái gông, tượng trưng cho cái gì gánh nặng đè nén, làm cho con người mất tự do. Vậy mà hôm nay Chúa Giêsu nói hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng.

Thế nhưng chúng ta hiểu thế nào là ách của Chúa và thế nào là hiền hậu và khiêm nhường của Chúa chưa? Trước hết, cái ách mà Chúa Giêsu nói ở đây có phải là cái ách của con bò được làm bằng gỗ không? Trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giáo Hoàng, Đức Bênêđitô XVI nói rằng ách của Chúa chính là thánh ý mà chúng ta đón nhận. Và thánh ý Chúa chúng ta đón nhận không phải là gánh nặng bề ngoài đè nén và tước đọat quyền tự do của chúng ta. Trái lại, ách của Chúa nhẹ nhàng, bởi thánh ý của Chúa không làm chúng ta bị tha hóa nhưng thanh tẩy chúng ta dù phải đau khổ, đau thương hay súng sướng. Qủa thế, trong bài đọc 2, Thánh Phaolô nói: “Nếu Đức Ki-tô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính”.

Vì vậy, Chúa Giêsu hôm nay nói hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành. Nhưng thử nhìn lại cuộc đời Chúa Giêsu, Chúa Giêsu có hiền thiệt không? Đọc Tin Mừng chúng ta thấy các Thánh sử kể Chúa tức giận quát mắng quỷ dữ cũng như con người. Thánh Máccô kể rằng “Đức Giêsu và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giêsu Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (Mc 1,21-24). Hay là: “Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giêsu lên thành Giê-ru-sa-lem. Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ” (Ga 2,13-15). Như vậy, Chúa Giêsu hiền lành cỡ nào? Như thế mình học nỗi không, theo nỗi không? Có lẽ chúng ta hiểu sai về sự hiền lành của Chúa rồi, bởi vì chúng ta đồng hóa sự hiền lành với nhu nhược. Hiền lành của Chúa Giêsu không phải là như nhược mà có lập trường, lập trường của chân lý. Cụ thể, Chúng ta nhớ lại đi, khi có một anh lính vả vào mặt Chúa Giêsu, Chúa không vả lại, dù Ngài chỉ cần thổi một phát anh đó bay xuống chín tầng đại ngục. Nhưng Ngài không vả, không thổi không phạt gì cả, mà Ngài cũng không im lặng, Ngài hỏi lại anh ta: nếu tôi nói phải sao anh đánh tôi, nếu tôi nói sai thì anh chỉ tôi sai chỗ nào. Rồi trong công cuộc rao giảng, Chúa Giêsu rao giảng giáo lý một cách hiền hòa, không chua cay, nóng nảy, bực tức hay thách đố những người chống đối, xuyên tạc và bắt bẻ Ngài. Đối với các môn đệ quê mùa, nóng tính, tham vọng. Ngài bình thản chấp nhận và nhẹ nhàng dạy bảo. Trước tòa án Do thái, người ta đổ vạ vu oan cho Ngài đủ điều, Ngài chỉ làm thinh. Tại dinh Philatô cũng thế, Ngài không nói nửa lời để minh oan, bào chữa, đến nỗi Philatô phải ngạc nhiên. Bị tát vào má, nhổ vào mặt, đánh trên lưng, đội vòng gai trên đầu, bị nhạo cười mắng nhiếc, Ngài chịu đựng tất cả, không một lời phản đối, bực tức hay phẫn uất. Trên thập giá, Ngài còn biện hộ cho những người làm khổ mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Như vậy sự hiền lành của Chúa Giêsu là sự hiền lành là tự chủ, kiên nhẫn, chịu đựng và tha thứ hết lòng hầu cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn.

Bên cạnh nhân đức hiền lành, Chúa Giêsu khuyên bảo chúng ta học nơi Ngài gương khiêm nhường. Vâng, nói đến sự khiêm nhường chúng ta nghĩ ngay đến sự khiêm nhường của Con Một Thiên Chúa, Đức Giêsu là Đấng Messia khiêm nhường mà Dacaria đã loan báo rằng: “Hãy báo thiếu nữ Xion: kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Mt 21,5). Qủa thế, Đức Giêsu Kitô không phải chỉ là một người phàm, mà còn là Chúa (Rm 8,3) Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã huỷ mình ra không đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta (Pl 2,6tt) nhờ đó chúng ta khỏi hư mất (Lc 19,10).

Lão Tử dạy quân tử trong phép xử thế rằng “Bậc thượng thiện giống như nước; nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ nào mà người ta đều ghét, nên gần với đạo. Ở thì hay lựa chỗ thấp; lòng thì chịu chỗ thâm sâu, xử thế thích dùng đến lòng nhân” (Đạo Đức Kinh, chương 66), vì vậy, “hãy lấy nhu thắng cương, nhược thấy cường. Lấy cường xử hạ, nhu nhược xử thượng” (Đạo Đức Kinh, chương 76). Qủa thật, khiêm nhường một đức tính không thể thiếu trong mọi tương giao và xử thế bởi; nếu “Tôi kiêu căng sắc xảo, tôi thành tôi sắc tối; mà huênh hoang huyền hoặc tôi thành tôi huyền tồi; tự ái tôi nặng nề tôi thành tôi huyền tội” (Cha Quang Uy, bài hát “đơn giản tôi là”), như thế đời tôi còn ý nghĩa gì? Chẳng đẹp như ước mơ!

Chúa Giêsu mục tử nhân lành, hiền hậu và khiêm nhường đã nêu gương cho chúng ta trước và “Người để lại mẫu gương cho chúng ta dõi bước theo, vì Người không hề phạm tội, chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà không hề ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công minh” (1Pr 2,21-23). Như vậy, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có lòng khiêm nhường thẳm sâu nhất, đó là phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, dùng tình yêu mà hạ mình xuống để tôn vinh Thiên Chúa và cứu vớt mọi người. Cho nên, Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô khẳng định rằng: “Tình yêu trong sự thuần khiết và vô tư là chứng cớ tốt nhất về Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin và thúc đẩy chúng ta yêu thương” (Thông Điệp, Thiên Chúa là Tình Yêu, số 31).

Qủa vậy, tình thương của Kitô giáo được xây dựng trên nền tảng sự khiêm nhường, vì chưng, Thánh Tôma Aquinô nói: “Kiêu ngạo là thích được đề cao hơn người khác, và kiêu ngạo là khoe khoang, là cay đắng, là tàn nhẫn, là chỉ nghĩ đến bản thân, cho nên kiêu ngạo khiến ta đố kỵ nhau. Bởi vậy, muốn yêu thương phải bắt đầu để cho tâm hồn mình thấm nhuần sự khiêm nhường và hiền lành”. Cho nên, có khiêm nhường, chúng ta mới nhận được tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta phục vụ yêu thương tha nhân một cách dễ dàng và thanh thản, không so đo tính toán và không vụ lợi. Vì vậy, Thánh Phaolô nói: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương, nên anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm cung, hiền hòa và nhẫn nại để dạy bảo nhau” (Cl 3,12) và “Hãy biểu lộ cho mọi người biết tình yêu Thiên Chúa giữa lòng thế giới, nhờ chứng tá đặc biệt trong sứ mạng của Đức Kitô được hoàn tất khi chúng ta tận hiến hoàn toàn cho Chúa; hãy nêu gương sáng cho mọi người cả Kitô hữu lẫn ngoài Kitô hữu; hãy khiêm tốn, hiền lành và yêu thương phục vụ, nhất là những người bé nhỏ” (Tông huấn Á Châu, số 44) ngõ hầu tất cả mọi người trên mặt đất hiệp nhất trong tình yêu Thiên Chúa nhờ giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Vậy, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta sống nhân đức của Chúa đó là ách của Chúa, chính là sống thánh ý Ngài giữa cuộc sống dù có gian nan, dù khi sung sướng hãy luôn để Thánh ý Chúa được thực hiện nơi chúng ta hầu chúng ta sống dồi dào và bình an. Thứ hai đó là hãy tập sống hiền như Chúa Giêsu hầu tạo nên trong gia đình một bầu khí hòa thuận và êm ấm. Và cũng chính sự hiền lành sẽ bắt được một nhịp cầu cảm thông sẽ tạo được những mối liên hệ tốt ngoài xã hội giữa chúng ta với nhau bởi vì: – Giận quá thì mất khôn. Sự nóng giận là như dầu đổ vào lửa, làm cho lửa bùng cháy lên. Trong khi đó, sự hiền lành bao giờ cũng xoa dịu, cũng hàn gắn.

Lạy Chúa xin cho chúng con biết sẵn sàng mang lấy ách của Chúa và sống hiền như Chúa hầu chúng con càng ngày càng giống Chúa. Amen.

Lm. Jos. Quang Nguyễn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch