26012011tailieuChúa Nhật 4 Thường Niên, Năm A

Xp 2,3;3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a

Con người ngày nay hiểu và định nghĩa hạnh phúc theo nghĩa phàm tục. Người có phúc là kẻ có nhiều may mắn giống như kẻ trúng số lớn, có thể sống cuộc đời vô tư. Người có phúc là kẻ có nghề nghiệp như ước mơ, có thể gặt hái nhiều lợi lộc. Người có phúc là kẻ có nhà cao cửa rộng, phú quý giầu sang, là kẻ có một gia đình trên thuận dưới hoà, … Hạnh phúc có nghĩa là đạt được những gì mình ước muốn.

  Trong thực tế, ở đâu mặt trời chói sáng, thì ở đó cũng có nhiều bóng tối! Sống trong thế giới văn minh chúng ta chứng kiến nhiều cảnh gia đình đổ vỡ dẫn đến ly dị. Cảnh chia ly xảy ra từ thôn quê đến thị thành. Theo thống kê thì tỷ số ly dị nơi các thành phố lớn rất cao, đặc biệt trong giới điện ảnh, minh tinh màn bạc, chính trị gia và thương gia. Nhiều người cho rằng: ngày nay phong trào tục hoá đã chiếm ưu thế trong mọi lãnh vực, ngay cả trong đời sống tôn giáo. Thị trường tìm đủ mọi cách qua điện ảnh, báo chí quảng cáo mời gọi con người ngày nay sống hưởng thụ. Sức dụ dỗ quá lớn, con người bị mê hoặc, không đủ sức chống lại, đành a dua hoặc tự nguyện chạy theo thói đời. Hậu quả tất nhiên chính là: Đời sống luân lý ngày càng suy yếu, nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn hay bị bóp méo, … Thay vì tự do con người tự biến mình thành nô lệ!

Trong bối cảnh này chúng ta lắng nghe tám mối phúc. Đó chính là học thuyết căn bản của Đức Giêsu. Có thể nói toàn bộ sứ điệp của Ngài được gồm tóm trong mười câu của bài Phúc âm hôm nay. Tám mối phúc - thoạt nghe dường như rất quen thuộc nhưng cũng rất xa lạ. Bởi vì ai là kẻ Đức Giêsu nhắm tới? Phải chăng chỉ những con chiên ngoan, sớm tối lo đọc kinh, làm việc phúc đức? Tội lỗi khô khan nguội lạnh như bản thân tôi chắc không đâu! Tôi làm sao có can đảm sống giống như thế! Sống hiền lành như cục đất thường bị người ta chê là cù lần, thậm chí bị kẻ khác trèo lên đầu lên cổ! Nghèo thì chẳng ma nào đếm xỉa tới! Tin người, thương người quá thì bị lợi dụng! …

  Tám mối phúc là lời hứa hay là lời mời gọi? Có lẽ cả hai đều đúng. Giống như Môsê từ trên đỉnh núi xuống, công bố cho dân Do thái mười điều răn như khuôn khổ giúp họ sống, thì hôm nay Đức Giêsu đi lên núi và loan báo cho chúng ta bí quyết để sống cuộc đời tự do. Nếu như chúng ta muốn biết rõ thế nào là tự do chúng ta chỉ cần đào sâu nghiền ngẫm tám mối phúc. Người sống tự do là người có một tâm hồn thanh thản, người đó đứng vững giống như chiếc kiềng ba chân không lo lắng sợ sệt trước gió bão. Bởi vì dầu biết mình chưa thành toàn, chưa hoàn hảo nhưng kẻ ấy thâm tín rằng mình được yêu thương chấp nhận. Sống trong vòng tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa thì tội tình chỉ phải đeo mặt lạ, cần gì phải xây cổng kín tường cao, cần gì phải tranh giành với thiên hạ những chuyện không đâu, cần gì phải quan tâm lo lắng đến thành công hay thất bại, … Còn gì hạnh phúc hơn khi có thể đối diện với con người thật của mình. Biết mình không thập toàn nhưng không sợ chê bai. Sống tự do có nghĩa là sống thành thật với chính mình.

  Nhiều người cho rằng tám mối phúc của Đức Giêsu quá lý tưởng. Dựa vào sức của con người không thể nào thực hiện nổi, có thể nói, tất cả chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nhưng nếu như Đức Giêsu đã làm phép lạ, thì đây là dấu chỉ chắc chắn chứng thực rằng thời gian cứu độ đã bắt đầu. Nếu như Ngài loan báo một nền đạo đức mới, thì đây phải là những điều chúng ta có thể áp dụng và sống ngay từ bây giờ. Đức Giêsu là một người có đầu óc rất thực tế. Ngài biết rằng: những luật lệ, thói tục của con người từ trước đến nay không thể hoàn toàn biến mất trong chốc lát. Sự xuất hiện và sứ điệp của Ngài không phải là điểm kết thúc một quá trình phát triển lâu dài. Chính vì thế Ngài không công bố một giới luật mới. Ngài giống như một cơn lốc có thể cuốn theo rơm rác, có thể rửa sạch bụi bậm, giúp con người khám phá ra tinh hoa của lề luật.

  Chúng ta chưa có đủ can đảm sống xứng đáng với nhâm phẩm được chính Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta sống do dự trong muôn vàn lo lắng sợ sệt. Khi sống theo tám mối phúc chắc chắn chúng ta có thể bị lợi dụng chê cười, nhưng mặt khác nếu như chúng ta không từng bước biến tám mối phúc thành hiện thực thì rồi đây tất cả mèo vẫn hoàn mèo! Hôm nay Đức Giêsu nhấn mạnh rằng, hạnh phúc tương lai chỉ thuộc về những người ngay tự bây giờ bắt đầu sống và hưởng nếm vị ngọt ngào của phúc thiên đàng.

Lm. Phêrô Trần Minh Đức

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch