792015165825453Chuá Nhật 24 Thường Niên, Năm B

Mc 8: 27-35

Hôm ấy, "Đức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?".

Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó." (Mc 8, 27-28)

Như thế, người Do-thái đồng thời với Chúa Giêsu không biết đích xác Người là ai. Họ tưởng Người chính là Gio-an Tẩy Giả bị Hê-rô-đê trảm quyết nay sống lại. Có kẻ thì tưởng lầm Người là ngôn sứ Êlia xưa kia được đưa lên trời nay lại giáng lâm. Kẻ khác thì cho rằng Người là một ngôn sứ nào đó.

Sau khi nghe các môn đệ cho biết dư luận quần chúng về mình, Chúa Giêsu quay sang hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô." (Mc 8, 29)

Thế là ngoài Phêrô, dường như chẳng ai biết được chân tướng của Chúa Giêsu. Phêrô quả có phúc lớn vì được biết căn tính của Thầy mình.

Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đặt lại câu hỏi nầy với mỗi người chúng ta. Người muốn chúng ta bày tỏ nhận định ta có về Người: "Về phần con, Thầy là ai đối với con?"

Khi câu hỏi nầy được đặt ra với một nhóm thanh niên đang ngồi tận ngoài cổng nhà thờ sáng chúa nhật, vừa hút thuốc vừa dự lễ, thì họ trả lời qua khói thuốc: "Đối với chúng tôi, Chúa Giêsu là một vị Thẩm Phán khắt khe, hay bắt bẻ những người phạm luật. Dù chẳng yêu mến gì Chúa Giêsu, nhưng vì sợ bị khép vào tội bỏ lễ chúa nhật, nên chúng tôi miễn cưỡng đến ngồi đây dự lễ."

Khi câu hỏi nầy được nêu ra với một số doanh nhân tất bật với việc làm ăn buôn bán, thì họ trả lời rằng: "Đối với chúng tôi, Chúa Giêsu là một ông Thần Tài. Dù chẳng yêu mến gì ổng, nhưng chúng tôi biết đối xử sòng phẳng với ổng. Nếu ổng phù hộ chúng tôi ăn nên làm ra, thì chúng tôi còn đặt ổng lên bàn thờ, có nhang đèn hẳn hoi. Nếu ổng không giúp chúng tôi phát đạt, chúng tôi mời ổng đi chỗ khác."

Khi câu hỏi nầy được nêu lên với một nhóm người khác đang theo đuổi lạc thú, họ đáp: "Chúa Giêsu là ai ư? Thật tình chẳng mấy khi chúng tôi nghĩ đến. Điều đó chẳng đáng quan tâm. Có lẽ khi nào chúng tôi già yếu, lâm bệnh nguy kịch, hoặc gặp gian nan khốn đốn trong cuộc đời, chúng tôi sẽ tìm đến với Người... Vâng, lúc đó, chúng tôi sẽ thành khẩn kêu cầu Người như những người đi biển gặp nạn cần đến tấm phao cứu sinh!"

Thế là đối với nhiều người, Thiên Chúa chỉ là vị Thẩm Phán khắt khe, một Thần Tài xa lạ hay đơn giản chỉ là một tấm phao cứu sinh hay là một nô bộc phục dịch con người. Đúng như lời Chúa Giêsu: "dân nầy tôn kính Ta ngoài môi miệng còn lòng chúng thì quá xa cách Ta." (Mc 7,6)

Thiên Chúa đau buồn biết bao khi đoàn con yêu dấu của Người nhận định về Người như thế.

Khi thấy dân chúng chẳng hiểu căn tính của mình, ngay cả các môn đệ cũng chẳng biết Đấng Kitô là ai, Chúa Giêsu liền bày tỏ cho họ biết Người chính là Đức Kitô, nhưng không phải là một "Đức Kitô vinh thắng" chinh phục các lân bang và báo thù cho dân riêng của Chúa như người Do-thái mong đợi, nhưng là một "Đức Kitô nhẫn nhục" hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân. Người tỏ cho môn đệ biết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại." (Mc 8,31)

Thế đó, Đức Kitô là Đấng yêu thương chúng ta hết lòng hết sức trên hết mọi sự, yêu đến nỗi đã hiến mạng vì ta. "Không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của Người chết vì bạn hữu mình."

Vậy mà tiếc thay, nhiều người không nhận ra tình yêu vô biên của Chúa nên xem Người như kẻ xa lạ, không dành cho Người một chỗ đứng trong trái tim mình, trong cuộc đời mình. Đối với một số người, có Chúa cũng như không.

Dostoievsky, văn hào vĩ đại nhất của nước Nga vào thế kỷ 19, đã tôn Đức Giêsu làm Thần Tượng của mình và đã tuyên xưng:

"Đối với tôi, không có gì đẹp đẽ, sâu xa, dễ mến, hợp lý và hoàn hảo cho bằng Đức Kitô, và hơn thế nữa, dù có ai chứng minh với tôi rằng Đức Kitô ở ngoài chân lý, thì tôi không ngần ngại chọn ở lại với Đức Kitô hơn là chiều theo chân lý". (Thư gửi bà Von Vizine)

Lạy Chúa Giêsu,

Nếu hôm nay Chúa đến và hỏi: Về phần con, con bảo Thầy là ai, thì con xin thưa:

Chúa là Đấng đã nộp mình chịu chết để đền tội cho con. Chúa đã hy sinh đời mình cho con được sống. Chúa là Đấng yêu thương con hết lòng hết sức trên hết mọi sự.

Vì thế, con xin chọn Chúa làm Thần Tượng của đời con. Con xin dành chỗ nhất cho Chúa trong trái tim con.

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch