Chúa Nhật 6 Mùa Phục Sinh, Năm B

Ga 15: 9 - 17

Yêu và được yêu là hai nhu cầu sâu thẳm nơi con người. Chính vì thế, yêu là từ ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng cũng là từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Bởi chưng, con người hiểu những từ ngữ này theo những cách khác nhau.

Có người hiểu yêu là những quan hệ xác thịt. có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ. Có người hiểu yêu là thuộc cảm tính. Và để hiểu rõ bản chất của tình yêu, một tình yêu đích thực, chúng ta hãy ngụp lặn sâu trong dòng sông huyền diệu của Tin Mừng theo thánh Gioan ngõ hầu nhận ra một khuôn mẫu cho tình yêu. Khuôn mẫu đó chính là “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Đây chính là những lời tâm huyết của Đức Kitô đã nói với các môn đệ trước giờ tử nạn.

Tình yêu của Thiên Chúa đã được thể hiện cách trọn vẹn và hoàn hảo trong Đức Kitô. Đó là tình yêu hoàn toàn nhưng không. Tình yêu ấy cao cả đến nỗi Thiên Chúa đã trao ban Con Một của Người (Ga 3, 16). Thiên Chúa không phải chỉ trao ban một món quà hay một cái gì ngoài mình nhưng là trao đi một điều gì đó thân thiết và quý báu nhất của mình. Và điều quý báu đó chính là Đức Giêsu Kitô, người Con Một của Người. Khi trao ban Đức Giêsu Kitô cho chúng ta, Thiên Chúa đã trao ban cho ta chính bản thân Người. Người chấp nhận Con Một của Người phải chết trên thập giá để chúng ta được sống. Một tình yêu không hề biết giữ lại cho mình điều gì dù có quý giá đến đâu.

Bên cạnh đó, tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại là tình yêu của sự chia sẻ, của sự quên mình và mong muốn hạnh phúc cho người mình yêu “ để bất cứ ai tin vào Người Con ấy thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Tình yêu này lan toả đến hết mọi người không phân biệt tốt xấu cũng như không loại trừ ai dù lành hay dữ.

Và đỉnh cao tình yêu của Thiên Chúa chính là sự từ bỏ. Người đã tôn trọng quyền tự do của chúng ta, mặc dù Người không muốn chúng ta phải chịu cảnh trầm luân đời đời. Nhờ đó, chúng ta có đầy đủ tự do để có thể tin hoặc không tin, có thể chấp nhận hay từ chối quà tặng của Thiên Chúa, và có thể mở ra hay khép lại trước sự sống đã được Thiên Chúa trao ban.

Tình yêu Thiên Chúa là như thế đó. Một tình yêu hoàn toàn như không. Và hơn thế nữa, Người còn chỉ dạy cách thức để chúng ta yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta. Cách thức đó là “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình yêu của Người.” (Ga 15, 10)

Và khi đã ở trong tình yêu của Người, trái tim của chúng ta sẽ hoà chung nhịp đập với nhịp đập của trái tim Người. Nhờ đó, những tâm tư, hành động của chúng ta sẽ rập khuôn theo những tâm tư, hành động của Người và ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người hơn. Khi ấy, tình yêu của chúng ta được nên trọn vẹn. Một tình yêu có đôi tay để ân cần giúp đỡ người khác, có đôi chân để vội vã đến với người nghèo, kẻ cần sự giúp đỡ; có đôi mắt để thấy nỗi đau khổ và những mong muốn, khát vọng của kẻ khác; có đôi tai để nghe nỗi thống khổ của đồng loại. (Thánh Âutinh)

Và khi đã yêu thương như thế, chúng ta sẽ sống với trái tim cởi mở, không còn giới hạn, không còn loại trừ nhau và đón nhận những bất toàn, khác biệt nơi anh em mình với sự tôn trọng. Một khi chúng ta đón nhận những cái khác biệt của nhau tức là đã có cái nhìn tôn trọng và thông cảm đối với con người, đã đi sâu vào tận cõi lòng của con người, để hoà chung một tấm lòng, cùng rung động theo niềm vui, nỗi buồn của nhau. Nhờ đó, ta sẵn sàng cho đi mà không chờ đợi sự đáp trả của người khác, nhưng chỉ biết rằng bất cứ hành động yêu thương nào cũng dẫn đến niềm vui cho người đón nhận cũng như cho người trao ban. Khi ấy, chúng ta cảm thấy an vui và hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin gieo vào tâm hồn chúng con lòng quảng đại để chúng con luôn tưởng nghĩ đến tha nhân, biết quan tâm đến những người anh em và biết san sẻ tình thương cho mọi người, để sau này chúng con sẽ gặt được hoa trái không bao giờ tàn là chính Chúa. Vì lạy Chúa, chính Người là tình yêu, là kho tàng quý giá nhất đời con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi chúng con dấn thân hy sinh, phục vụ cho tha nhân, xin Chúa cũng dạy chúng con biết dùng những lời nói yêu thương, cử chỉ trìu mến mà an ủi nâng đỡ và khích lệ họ. Vì có như thế, mới chứng tỏ chúng con thực sự yêu họ như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.

Giuse Hoàng Hải Đăng, OP

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch