Chúa Nhật 19 Thường Niên, Năm B

Ga 6: 41 - 52

Chúa nhật trước, Đức Giêsu kêu gọi dân chúng: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực hư nát, nhưng để có lương thực trường sinh”.

Chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh đến thứ lương thực đó là bánh từ trời xuống “Tôi là bánh từ trời xuống”.

Rất nhiều dân tộc trên thế giới chủ trương tổ tiên của họ là người từ trời xuống. Đoạn văn về Sáng Thế trong kinh Digha Nykaya của Phật giáo viết như sau: Có ít dân trời hết nghiệp tốt, phải bỏ trời xuống mặt đất. Họ vẫn sáng láng thanh tịnh. Nhưng xảy ra có mấy người tò mò lấy ngón tay động vào vỏ đất rồi đưa lên lưỡi nếm thấy mùi mật ong. Lòng tham thúc đẩy họ bắt đầu ăn vỏ đất. Những người khác thấy vậy cũng ăn vào, nên thân xác trở nên dầy đặc và nặng nề.

Platon, ông tổ triết học Tây phương, cũng cho con người từ trên lý giới sa đọa xuống hạ giới này.

Con người luôn mơ ước được về trời vì họ tưởng tổ tiên họ đã từ trời xuống. Nhưng khi nghe Đức Giêsu nói: “Tôi là bánh từ trời xuống”, người ta lại kêu ca phản đối: “Ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống”. Họ phản đối Đức Giêsu vì họ thấy theo con mắt xác thịt, theo suy nghĩ của loài người hạ giới. Họ giống như Gagarin, anh hùng vũ trụ đầu tiên, bay lên không gian ngày 12 tháng 04 năm 1961. Khi trở về trái đất, ông tuyên bố: “Tôi không thấy thiên đàng đâu cả”. Cũng như bác sĩ giải phẫu bệnh nhân, chỉ thấy ruột, tim, gan, phổi mà không thấy tâm tình, ý chí, trí khôn, lương tri, trí thức và nhất là linh hồn đâu cả.

Lối nhìn này gọi là quan sát thực nghiệm, nghĩa là chỉ thấy cái nhìn thí nghiệm, cân đo, đụng chạm được bằng mắt, tai, tay, chân, mũi. Ngoài ra, không thấy gì khác nữa, nên cho là không có.

Người Do thái cũng biết Đức Giêsu theo lối nhìn xác thịt. Họ chỉ thấy Người là con ông Giuse và bà Maria, sống ở thôn ấp nhỏ bé. Nếu họ thấy hơn chút nữa, thì họ cũng chỉ ngạc nhiên thấy Người làm cho kẻ què được đi, kẻ mù thấy được, kẻ câm nói được, kẻ điếc nghe được, kẻ chết sống lại và chính họ là kẻ đói được ăn no nê. Có thế thôi. Họ không thể thấy gì thiêng liêng, cao siêu qua những việc lạ lùng đó. Cùng lắm, họ coi Người là một tiên tri như Êlia được thiên thần đưa bánh cho ăn, hay là kẻ chết sống lại mới làm được những sự lạ ấy.

Họ không thể thấy Người từ trời xuống, thấy Người được Chúa Cha sai đến, thấy Người là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, thấy các thiên thần hát mừng Người lúc sinh ra trong hang lừa, thấy được tiếng Đức Chúa Cha phán: Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng, khi Đức Giêsu chịu phép rửa của ông Gioan tẩy giả.

Họ không thấy được Đức Giêsu từ trời xuống vì lòng họ ra chai đá, không còn cảm động theo ân huệ lôi kéo của Đức Chúa Cha, không còn nghe lời Chúa Cha dạy dỗ dù hết mọi người được Thiên Chúa dạy dỗ như sách các Ngôn sứ đã chép. Thiên Chúa lôi kéo, Thiên Chúa dạy dỗ, Thiên Chúa đề nghị, nhưng rồi ta không nghe, không đáp lại, không hiệp thông. Người ta có tự do, có quyền từ chối, tự do của họ đã chiều theo cái bụng, cái mắt, cái tai, cái dục. Chừng nào họ diệt được tham, sân, si thì lòng mới trong sạch, mắt mới sáng lên, tai mới thính ra, lúc đó, họ mới sống đức tin, mới thấy được bánh từ trời xuống, họ mới rước được bánh trường sinh và được sống đời đời.

Mỗi Thánh lễ đều nói với chúng ta: “Tôi là bánh từ trời xuống” “Này là Mình Thầy, này là chén Máu Thầy”. Thánh lễ chẳng có gì hấp dẫn những con mắt no nê phim ảnh, những cái bụng say sưa ăn nhậu. Thánh lễ chẳng có gì làm hồi hộp rung động những con tim mê đắm xác thịt, những lòng trí miệt mài tiền của, danh vọng.

Thánh lễ chỉ cảm hóa những con người chân thành, những tấm lòng khao khát lương thực trường sinh. Thánh lễ chỉ hấp dẫn những ý chí quyết tin theo lời Thiên Chúa, những tình yêu sốt sắng hy sinh lấy thịt mình cho người khác ăn.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con đôi mắt sáng để nhìn thấy bánh từ trời xuống. Xin cho con đôi tai tinh tường để lắng nghe lời hằng sống. Xin cho con một ý chí mạnh mẽ để ra sức làm việc của Thiên Chúa và một trái tim nhạy cảm trước tình thương lấy thịt mình nuôi sống chúng con đời đời.

ViKiNi & Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch