Chúa Nhật 29 Mùa Thường Niên, Năm B

Mc 10: 35-45

 Tin mừng Mc 10: 35-45:  Tin mừng hôm nay cho thấy các môn đệ, và có lẽ là tuyệt đại đa số nhân loại luôn mơ ước và nhào nắn một mẫu người lãnh đạo lý tưởng là người có quyền thống trị, chi phối người khác và được người khác phục vụ

 Trong một cộng đoàn, đăc biệt là Giáo hội luôn cần một cơ chế, một thể chế lãnh đạo. Vì thế, vai trò của người lãnh đạo rất cần thiết, tuy nhiên, lãnh đạo theo tinh thần của Chúa Giêsu không phải theo cách hiểu và sự hành xử quyền bính của thế gian. Lãnh đạo trong Giáo hội là một thừa tác vụ, một chức vụ để phục vụ làm phát triển con người và cộng đồng.

 1. Khám Phá Sứ Điệp Tin Mừng: Mc 10,35-45

Ngay sau lời loan báo về cuộc Thương khó, xem ra các môn đệ chưa hiểu và chưa lãnh hội được mạc khải của Chúa Giêsu, các ông đã vội vàng cầu xin một địa vị, một chỗ tốt trong vinh quang Nước Chúa. Nhân đấy, Chúa Giêsu dạy một bài học về tinh thần phục vụ của người lãnh đạo.

 2. Lời thỉnh cầu của anh em Giacôbê:Sau lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn, Thánh Máccô tường thuật tiếp câu chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan đến xin được ngồi bên hữu và bên tả Chúa trong vinh quang. Rõ ràng lời thỉnh cầu của hai ông thật phi lý và ngây ngô trong bối cảnh này. Chúa Giêsu đã trách cứ các ông: không biết điều các ông xin. Điều các ông xin là quá lớn, không thuộc quyền Chúa Giêsu ban mà thuộc quyền Chúa Cha. Điều các ông xin quả là vô tâm và vô ích, trong khi Thầy đang nói đến cuộc khổ nạn, các ông chưa hiểu, chưa cảm thông, chưa can đảm theo Thầy mà đã vội đòi hỏi vinh quang, đòi chỗ tốt.

 3. Lời mời gọi của Chúa Giêsu:Trước yêu cầu của hai anh em Giacôbê, Chúa Giêsu mời gọi họ uống chén Người sắp uống và chịu cùng phép Rửa Người sắp chịu. Hai hình ảnh Chúa Giêsu dùng “chén và phép Rửa” có nghĩa là chấp nhận đau khổ, chấp nhận tử đạo. Do đó, vinh quang chỉ có thể có, nếu biết can đảm đi vào con đường thập giá với Thầy mình.

 4. Con Người đến để phục vụ, chứ không phải để được người ta phục vụ: Lời thỉnh cầu của hai anh em Giacôbê đã tạo nên sự khó chịu nơi các môn đệ khác và cũng lộ ra tính ham địa vị, sự tranh dành địa vị giữa các ông. Chính các ông khi đi đường cũng đã từng tranh luận xem ai là người lớn nhất trong số họ. Với giáo huấn của Chúa Giêsu, mọi chức tước, quyền bính, địa vị đều nhằm mục đích duy nhất là phục vụ. Các thủ lãnh trong cộng đoàn Giáo hội của Chúa phải hiểu chức vụ của mình là một sự phục vụ. Làm lớn là làm đầy tớ của anh chị em, của mọi người. Như Chúa Giêsu, Người đến để phục vụ và thí mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người chứ không phải để thống trị, để bắt người khác phục vụ mình.

 5. Chiêm Ngắm Chúa Giêsu:

Tin mừng hôm nay cho thấy các môn đệ, và có lẽ là tuyệt đại đa số nhân loại luôn mơ ước và nhào nắn một mẫu người lãnh đạo lý tưởng là người có quyền thống trị, chi phối người khác và được người khác phục vụ. Nhưng Chúa Giêsu lại phác họa và đòi hỏi các môn đệ của mình một khuôn mẫu ngược lại. Người lãnh đạo phải là người tôi tớ, người phục vụ. Chính Chúa Giêsu khi nói lên điều ấy, Người đã đi trước, đã thực hiện trọn vẹn điều Người giảng dạy. Người đã hiến mạng, đã phục vụ sự sống nhân loại. Chúa Giêsu là con người phục vụ.

 III. Gợi ý bài giảng:

 

  1. Quyền bính trong Giáo hội đến từ sự phục vụ:

Các môn đệ xin Chúa được ngồi bên hữu và tả Người trong vinh quang, nghĩa là xin có một địa vị cao trọng, quyền thế trong Nước Chúa, trong cộng đoàn. Các ông cũng đã từng tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong số họ. Sự kiện này phản ánh não trạng tham chức, ham quyền, hám lợi danh của con người. Chỉ muốn mình được ở trên người khác, được người khác cung phụng, phục vụ. Lời dạy của Chúa Giêsu chỉ ra cách thế để có địa vị, để được làm lớn, làm lãnh đạo đó là hạ mình xuống làm đầy tớ phục vụ mọi người. Một lời dạy, một cách thế nghịch lý, nếu không muốn nói là phi lý. Đối với Chúa, điều làm nên môn đệ của Người không phải là quyền bính, chức tước mà là sự phục vụ. Quyền bính chỉ có thể đến với những ai biết phục vụ và chân thành phục vụ anh chị em mình. Ai càng biết hạ mình phục vụ, càng có uy thế trước cộng đoàn, trước Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã đi trước thực hiện trọn hảo điều Người dạy. Người đến để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc nhân loại. Môn đệ Đức Kitô cũng phải đi vào con đường khiêm hạ phục vụ của Thầy mình. Ngày nay, là Kitô hữu, môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta đã và đang hạ mình phục vụ như thế nào? Hay đang là những người mơ ước và tìm mọi cách ngay cả cách bất chính, bất công để tìm kiếm danh vọng địa vị trần thế.

 

  1. Để trở nên đầy tớ mọi người:

Chức quyền danh vọng, địa vị, tự thân nó không xấu. Trong một cộng đoàn, một xã hội luôn cần có người đứng đầu để điều hành, lèo lái thì cộng đoàn ấy, xã hội ấy mới có thể vận hành tốt và tiến tới. Việc làm hết sức mình vì lợi ích chung, vì mọi người của người lãnh đạo là thái độ phục vụ chân thành. Ngày nay, người ta cũng đã nhận thức được lãnh đạo là phục vụ: nào là “đầy tớ của nhân dân”; quan chức là “nô bộc của dân”… Nhưng để sống tinh thần hạ mình làm đầy tớ phục vụ mọi người theo tinh thần của Chúa Giêsu không phải là chuyện dễ dàng. Theo tinh thần của Lời Chúa dạy, sự phục vụ có nghĩa là làm cho cộng đoàn được chăm sóc, mọi người được chăm lo, được lớn lên. Do đó, Kitô hữu trở nên người đầy tớ phục vụ anh chị em mình là làm cho họ được yêu thương, được quan tâm, được khơi dậy những tiềm năng phát triển đời sống toàn diện. Ngai vàng, quyền bính mà Chúa Giêsu hứa và mời gọi mọi người là hãy yêu mến như Người, hãy thí mạng sống vì tha nhân như Người.

 

  1. Lời cầu chung:

Mở đầu: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đến trần gian để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc nhân loại chúng ta. Trong tâm tình tri ân, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin.

 

  1. Mọi quyền bính, phẩm trật trong Giáo hội đều là các thừa tác viên của Chúa, nghĩa là nhằm để phục vụ Giáo hội, con người và thế giới. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám mục và Linh mục luôn thấm nhuần và sống đúng tinh thần hạ mình làm đầy tớ phục vụ mọi người như Chúa Giêsu đã sống và dạy dỗ.

 

  1. Ai muốn làm lớn thì hãy tự làm đầy tớ anh chị em. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được tràn đầy ơn thánh, luôn ý thức trách nhiệm phục vụ của mình để hết lòng tận tụy phục vụ, làm cho dân nước ngày càng phát triển, được thịnh vượng, tự do và hạnh phúc.

 

  1. Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn biết yêu thương phục vụ lẫn nhau trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ bằng sự hy sinh và sự giúp đỡ nhau chân thành.

 

Lời kết: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến để phục vụ nhân loại chúng con bằng việc hy sinh chết trên thập giá để cho chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho mỗi người chúng con đây luôn biết mang lấy tinh thần phục vụ của Chúa để sống và đối xử chân thành với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

 Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch