CN_15_TN-CChúa Nhật 15 Thường Niên, Năm C

Đnl: 30,10-14: Cl 1,15-20; Lc 10,25-37

Khi nói về tình yêu ông Robert Ingerson định nghĩa tình yêu như sau: “Tình yêu là Ngôi Sao Mai, Sao Hôm. Nó chiếu rọi trên vành nôi em bé, và tỏa ánh huy hoàng trên ngôi mộ vắng. Đó là nghệ thuật làm mẹ, bài thơ của thi sĩ. Nó bao trùm không gian với tiếng nhạc, vì nhạc là âm thanh của tình yêu.

Tình yêu là người diễn văn nghệ biến đổi những điều buồn tẻ trở thành niềm vui.  Đó là hương thơm của trái tim-một loài hoa tuyệt vời-và nếu không có sự say mê thiêng liêng đó, chúng ta thua kém cả loài vật; nhưng với nó, trần gian là thiên đàng”.

Định nghĩa tình yêu như thế thì thật là hoa mỹ và bay bướm. Nếu chỉ nghe biết hay nói rất hay về tình yêu thì chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm, phải thực hiện, phải hành động trong yêu thương, bởi vì như thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Khi nói đến bác ái yêu thương, không phải chỉ nói bi bô ngoài miệng, viết những bài kêu gọi rất xôm, rồi không làm gì cả. Mà bác ái là miệng nói tay làm, là giúp đỡ người ta thật sự theo sức mình.

Các bài đọc lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải diễn tả tình yêu bằng hành động chứ không phải ở nơi môi miệng.

Trong bài đọc một trích sách Đệ Nhị Luật cho chúng ta thấy: Lề Luật của Thiên Chúa được ghi trong Thánh kinh. Lề Luật được truyền qua ông Moisen và Luật ấy không vượt quá sức con người, không cần tìm ở trên trời hay ngoài biển khơi mà ở sát bên con người, nơi miệng con người và ở ngay trong con người.

Luật Môisen là phương tiện giúp dân Is-ra-en xây dựng một tình huynh đệ chân thành. Luật ấy không dựa trên những nguyên tắc trừu tượng, nhưng được khắc ghi trong lòng con người đến nỗi ai cũng biết, nên mọi người phải ra sức thi hành với lòng yêu mến.

Trong bài Tin mừng Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để nói cho người thông luật biết rằng: người thân cận không phải chỉ là người Do thái, mà là bất cứ ai không phân biệt giai cấp, màu da, chủng tộc hoặc tín ngưỡng, đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Để dễ hiểu hơn câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, ta hãy trở về bối cảnh của Do thái giáo lúc đó. Người Do thái và người Samaria đã có mối hiềm khích từ lâu đời. Cho nên, khi Chúa Giêsu có dịp đi ngang qua xứ Samaria đến thành Sichem, Ngài mệt mỏi vì đường sá, nên ngồi phệt xuống bên bờ thành giếng Giacóp. Một người đàn bà xứ Samaria ra múc nước, Chúa liền xin bà nước uống cho đỡ khát, bà liền xửng sốt thưa Chúa: “Làm sao ông là người Do thái lại xin nước uống với tôi là người Samaria, vì người Do thái và người xứ Samaria không bao giờ được phép giao thiệp với nhau” (Ga 4,5-9). Thế mà, trong câu chuyện này, ta thấy một người Do thái bị cướp bóc lột và đánh nửa sống nửa chết trên đường đi Giêricô, rồi có một thầy tư tế và một thầy Lêvi cũng là người Do thái, đi ngang qua, thấy vậy tránh lối mà đi, không hề đoái hoài, thương giúp người bị nạn. Chỉ có người Samaritanô vốn là thù địch với người Do thái, khi đi qua thấy người đó lại động lòng thương săn sóc họ hết sức tận tình. Chúa Giêsu hỏi người thông luật: “Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?” (Lc 10,36). Người thông luật thưa: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Chúa Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10,37). Đây là tấm gương bác ái thật cao cả, cho nên Chúa Giêsu dạy ta cũng hãy làm như vậy.

Yêu như Chúa yêu, yêu như người Samaritanô yêu không chỉ là bằng đầu môi chóp lưỡi mà yêu bằng việc làm. Việc bằng chính con tim. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”. Chúa Giêsu đã nói và đã thực hiện tình yêu vô vị lợi, tình yêu phục vụ, tình yêu tự hiến của mình bằng chính đời sống của mình: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15,13). Chúa dạy và làm gương cho ta để ta thực hiện tình thương mến thương. Sở dĩ có khi ta chưa dám thể hiện tình thương là vì ta sợ mất giờ, sợ thiệt thòi, sợ liên lụy, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, sợ đụng đến tiện nghi, vật chất của mình. Tất cả những nỗi sợ ấy làm ta co cụm lại, làm ta không dám tung ra, không dám phá tan rào cản của ích kỷ, lòng tham vô đáy của ta. Yêu như Chúa yêu là dám hy sinh cho người khác dù phải thiệt thân. Yêu như người Samaritanô nhân hậu là dám phá tan cái rào cản giữa thù hiềm dân tộc, màu da, ngôn ngữ để giúp người anh em mà luật không cho phép. Yêu như người Samaritanô là dám chịu thiệt thòi về thời gian, công sức, tiền của để cứu người anh em xa lạ. Đạo Kitô là đạo tình thương. Người Kitô hữu mang danh Chúa Kitô mà không thực hành bác ái, yêu thương, không sống tình yêu, không viết lên hai chữ yêu thương bằng chính việc làm tỏa sáng của mình trong đời sống thường nhật với những người thân cận, người đó chỉ là người Kitô hữu hữu danh vô thực, giả hiệu. Vì yêu chính là trao ban. Yêu người sẽ gặp Chúa và yêu Chúa sẽ gặp được người.

Lạy Chúa Giêsu, con tim của con còn đóng khung, ngăn nắp chỉ chứa những người con yêu thương, những người nói tốt về con, nhưng lại không có chỗ cho những người con không ưa thích hay thù nghịch con. Xin Chúa cho con luôn biết yêu như Chúa yêu để cái cốt lõi của Tin mừng là yêu thương sẽ không làm cho con quên lãng. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bình                                         /                                                        Nguồn tin: Gpquinhon.org

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch