CN 29 TN, C: Kiên nhẫn cầu nguyện

13102010caunguyenChủa Nhật 29 Quanh Năm C

Xh 17:8-13; 2Tm 3:14- 4:2; Lc 18:1-8 

Người có tôn giáo luôn gắn liền với cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở, là sự sống của người tín hữu. Vậy cầu nguyện là gì ? Cầu nguyện theo thánh Augstinô là thưa chuyện với Chúa, như một người con hiếu thảo thưa chuyện với cha mẹ, hoặc như hai người bạn chân tình tâm sự với nhau.

Vâng, nếu hiểu cầu nguyện là một cuộc tâm sự, là một cuộc trò chuyện, thì quả thực cầu nguyện là một điều rất dễ dàng và dành cho mọi người, chứ không phải chỉ dành riêng cho các linh mục, tu sĩ hay những người trí thức.

Xem thêm: CN 29 TN, C: Kiên nhẫn cầu nguyện

Write comment (0 Comments)

CN 23 TN, C: Từ bỏ là đường nên thánh

ThuongNien23-PhuongChúa Nhật 23 Thường Niên, Năm C

Kn 9:13-18; Plm 9-10, 13-17; Lc 14:25;33

Nếu ai quan tâm đến việc nên thánh, phải nhận rằng việc chiến đấu chống lại các cám dỗ liên quan đến ý riêng và xác thịt mình, hoặc liên quan đến vật chất cũng như các thứ tương quan bất chính đưa dần mình xa Chúa, quả là việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi sự liên tục và trường kỳ không ngừng! Chẳng hạn, chỉ cần tìm cách loại bỏ hay chừa đi một tính xấu hoặc một tội quen phạm nào đó thôi, thì cũng có thể mất cả đời rồi không chừng. Việc nên thánh là việc cần thiết và quan trọng nhất của đời sống người Kitô hữu, vì nhờ đó họ được tham dự vào sự sống thật của Chúa và chắc chắn sẽ được hưởng vinh quang Nước Trời. Một trong những việc làm để nên thánh, đó là biết từ bỏ chính mình và những tương quan liên hệ để trao hiến cuộc sống cho Chúa. Chúa Giêsu xác định rõ ràng điều này như sau: "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta." (Lc 14: 26-27).

Xem thêm: CN 23 TN, C: Từ bỏ là đường nên thánh

Write comment (0 Comments)

CN 28 TN, C: Tỏ lòng biết ơn

06102010ngayChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm C

2 V 5:14-17; 2Tm 2:8-13; Lc 17:11-19

        Những bài Thánh Kinh hôm nay ít nhiều đều đề cập tới một tâm tình tự nhiên của con người : lòng biết ơn. Tướng Naaman sau khi được khỏi bệnh đã quay trở lại gặp người của Thiên Chúa với một lễ vật tạ ơn. Người phong hủi Samaria thấy mình được khỏi bệnh liền quay trở lại tạ ơn Đức Giêsu. Những câu chuyện như thế không có gì đáng nói, vì là lẽ thường tình trong xã hội.

Nhưng ở đây tâm tình biết ơn có một điểm nổi bật khiến cho Đức Giêsu phải ngạc nhiên và trân trọng : sự biết ơn phát xuất từ lòng tin và là lời diễn tả lòng tin.

Xem thêm: CN 28 TN, C: Tỏ lòng biết ơn

Write comment (0 Comments)

CN 22 TN, C: Đặt Mình Nơi Chỗ Cuối

image001_300Chúa Nhật XXII Thường Niên, Năm C : Lc 14:1, 7-14

           1 Ngài vào nhà một đầu mục Biệt phái ngày Hưu lễ để dùng bữa; và họ rình xét Ngài. 2 Và này: có một người mắc bệnh thủy thũng trước mặt Ngài. 3 Ðức Yêsu lên tiếng nói cùng luật sĩ và Biệt phái rằng: "Ngày Hưu lễ được phép chữa hay không?" 4 Nhưng họ cứ im lìm, Ngài nắm lấy người ấy mà chữa lành, đoạn cho lui về. 5 Rồi Ngài nói cùng họ: "Ai trong các Ông có đứa con hay bò vật sa xuống giếng, mà lập tức lại không kéo nó lên sao, trong ngày Hưu lễ?" 6 Với lời lẽ đó, họ đã không thể đáp lại gì được. 7 Ngài nói cùng khách dự tiệc một ví dụ, vì thấy họ háo hức chọn cỗ nhất. Ngài nói cùng họ: 8 "Khi ngươi được ai mời vào tiệc cưới, ngươi chớ đặt mình ngay cỗ nhất, kẽo lỡ có người thế giá hơn ngươi đã được người ấy mời, 9 khiến kẻ mời ngươi và người ấy, phải đến bảo ngươi: "Xin nhường chỗ cho ông này" và bấy giờ ngươi phải xấu hổ mà tuột xuống chỗ cuối. 10 Nhưng khi được mời, ngươi hãy đi đặt mình nơi chỗ cuối, để khi kẻ mời ngươi đến nói với ngươi: "Ông bạn! xin tiến lên chỗ cao hơn!" Bấy giờ ngươi sẽ được danh giá trước mặt mọi người đồng bàn với ngươi. 11 Vì phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, và kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên". 12 Còn với kẻ đã mời Ngài, Ngài nói: "Khi ngươi dọn điểm tâm hay bữa tiệc, thì đừng cứ mời bạn bè ngươi, anh em, thân thuộc ngươi, hay láng giềng giàu có, kẻo họ sẽ mời đáp lễ ngươi, thành thử ngươi được báo đền. 13 Nhưng khi nào thết tiệc, ngươi hãy mời những kẻ ăn mày, tàn tật, què quặt, đui mù; 14 và ngươi sẽ có phúc! vì họ không có gì báo đền ngươi lại. Bởi chưng ngươi sẽ được báo đền khi kẻ lành sống lại".

Xem thêm: CN 22 TN, C: Đặt Mình Nơi Chỗ Cuối

Write comment (0 Comments)

CN 27 TN, C: Đức tin và sự yếu đuối của con người

clip_image002_thumb4Chúa nhật 27 Thườngg Niên, Năm C

Kh 1:2-3; 2:2-4; 2Tm 1:6-8, 13-14; Lc 17:5-10

Qua kinh nghiệm yếu đuối, chúng ta có thể nói: Chính sự yếu đuối của con người đã làm cho đức tin vào Thiên Chúa của họ ra yếu đuối, cho dù hôm nay đức tin ấy có thể mạnh mẽ, nhưng ngày mai đã biến đổi thành yếu đuối! Sự yếu đuối hiện hữu ngay trong bản tính tội lỗi của mình. Chúng ta nghiệm thấy cuộc sống thường ít hướng về sự thiện, ngay cả khi tưởng mình đang hướng về sự thiện, vì từ đáy sâu tâm hồn vẫn có thể vương màu tội lỗi do những đam mê xấu và các mối tội đầu, nhất là mối tội kiêu ngạo “muốn bằng Thiên Chúa.” Làm sao đức tin có được và trở nên mạnh mẽ, nếu trong lòng bị điều khiển bởi sự kiêu ngạo? Chúng ta nhớ có lần mấy tông đồ đi với Chúa qua một ngôi làng để đến Giêrusalem, và những người làng đó không đón tiếp thầy trò họ, họ liên tâu với Chúa để xin lửa từ trời xuống thiêu đốt tất cả những người trong làng đó không! Hoặc có lần ông Phêrô tuyên bố, “dù mọi người bỏ thấy, con đây cũng không bỏ thầy”, nhưng sau đó thì sao? Chính ông đã vô tư chối thầy kèm lời “thề không biết” cả đến ba lần!

Xem thêm: CN 27 TN, C: Đức tin và sự yếu đuối của con người

Write comment (0 Comments)

CN 21 TN, C: ‘Cố gắng vào qua cửa hẹp’

ThuongNien21Chúa Nhật 21 Thường Niên, Năm C

Is 66:18-21; Dt 12:3-7, 11-13; Lc 13:22-30      

Lời Chúa hôm nay đề cập đến một vấn đề nhiều lần trong cuộc sống người tín hữu đã lo lắng và muốn có một giải đáp thật rõ ràng : vấn đề "phải chăng chỉ có ít người được cứu độ ?". Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi, nhưng Ngài hướng chúng ta suy nghĩ theo một hướng khác "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp". Vấn đề không phải là ít hay nhiều người được cứu độ, vấn đề ấy là của Thiên Chúa, vấn đề của chúng ta là "phải vào" và "ngả đường nào đưa ta vào".

Xem thêm: CN 21 TN, C: ‘Cố gắng vào qua cửa hẹp’

Write comment (0 Comments)

CN 26 TN, C: Khoảng cách đời này và đời sau

22092010tailieuChúa Nhật  26 Thường Niên, Năm C

Am 6:1a, 4-7; 1Tm 6:11-16; Lc 16:19-31

Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô mô tả một bức tranh tương phản, một khoảng cách rất gần mà lại rất xa, hai con người với hai cuộc đời, hai hoàn cảnh trái ngược nhau.

1. Khoảng cách đời này.

Xem thêm: CN 26 TN, C: Khoảng cách đời này và đời sau

Write comment (0 Comments)

Lễ Đức Maria Lên Trời, C: Vinh quang hồn xác Mẹ về trời

17_805_mary_heaven2Lễ Đức Maria hồn xác lên Trời

Kh 11:19a; 12:1-6, 10ab; 1Cr 15:20-27; Lc 1, 39-56

Vì được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn từ trước, nên Ngài đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria những đặc ân vô cùng cao quí, những ân huệ mà không một người nào ở trần gian có được. Một trong những đặc ân tuyệt diệu đó là ơn hồn xác lên trời. Giáo Hội tôn kính, tung hô và ca ngợi Mẹ bởi vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều kỳ diệu.

Xem thêm: Lễ Đức Maria Lên Trời, C: Vinh quang hồn xác Mẹ về trời

Write comment (0 Comments)

CN 25 TN, C: Biết dùng tiền của

16092010giaithichChúa nhật 25 Thường Niên, Năm C

Am 8:4-7; 1 Tm 2:1-8; Lc 16:1-13 

Có lẽ ai cũng cảm thấy khó hiểu về câu nói này của Chúa Giêsu: "Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời." Chúng ta tự nghĩ, nếu đã là tiền của gian dối, cho dù qua trung gian bạn hữu thân tình, làm sao có thể mua được, hoặc được đón tiếp vào chốn an nghỉ đời đời! Người ta sẽ nghĩ sao về điều này?

Xem thêm: CN 25 TN, C: Biết dùng tiền của

Write comment (0 Comments)

CN 19 TN, C: Tỉnh thức và trung thành

CN_19_TN_C_copyChúa Nhật 19 Thường Niên, Năm C

Kn 18:6-9; Dt 11:1-2, 8-18; Lc 12,32-48

Chúa nhật trước, bài đọc 1, tác giả sách Giảng Viên nói rằng :"Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.

Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo :"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).

Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định :”Lênh đênh duyên nổi phận bèo. Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi (Ca dao); ”Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh).

Xem thêm: CN 19 TN, C: Tỉnh thức và trung thành

Write comment (0 Comments)

CN 24 TN, C: Lòng Chúa xót thương

anh20-20con20trai20hoang20dangChúa Nhật 24 Thường Niên, Năm C

Xh 32:7-11, 13-14; 1 Tm 1:12-17; Lc 15:1-32 

Có ai đó đã nói rằng: “con tim có lý lẽ của con tim”. Hành động của con tim không đo lường bằng toán học, không kiểm chứng bằng khoa học. Hành động của con tim chỉ có thể hiểu được bằng tình yêu. Thế nên, chỉ có những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu được những việc làm xem ra thiếu tính toán của tình yêu. Đó cũng là cách hành xử mà Chúa Giêsu đã nói đến qua dụ ngôn con chiên lạc và đồng tiền đánh mất. Cả hai dụ ngôn đều nói lên một tình yêu vượt lên trên mọi tính toán vụ lợi. Vì không ai dại gì bỏ lại 99 con chiên trong rừng vắng để đi tìm con chiên lạc. Và cũng không có ai dại gì bỏ hàng vạn đồng để chiêu đãi bà con lối xóm khi tìm lại 1 đồng bạc bị đánh mất. Thiên Chúa không tính toán thiệt hơn.Thiên Chúa luôn hành động vì yêu thương. Chính tình yêu đã thúc bách Ngài phải lên đường ngay để tìm con chiên lạc. Chính trong sự nhẫn nại của tình yêu đã làm cho Ngài tràn ngập niềm vui sướng khi tìm được đồng tiền đã mất.

Xem thêm: CN 24 TN, C: Lòng Chúa xót thương

Write comment (0 Comments)

CN 18 TN, C: Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân

ThuongNien18Chúa Nhật 18 Thường Niên, Năm C

Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3:1-5, 9-11;Lc 12,13-21

Bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe xong, được bắt đầu bằng một yêu cầu hoàn toàn tư riêng cá nhân: Một người kia cảm thấy bị người anh ruột của mình xử tệ và bất công trong vấn đề chia phần gia tài do cha mẹ anh ta để lại. Quyền lợi anh ta hình như không được tôn trọng. Do đó, ngay giữa đám đông, anh ta đã công khai cầu cứu Đức Giêsu can thiệp: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi!» (Lc 12,13).

Xem thêm: CN 18 TN, C: Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch