CN20_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 20 Thường Niên, Năm A

Is 56:1,6-7; Rm 11:13-15, 29-32; Mt 15:21-28

Người Do thái thời Chúa Giêsu coi tất cả những ai không có máu Do thái đều là dân ngoại. Ngay cả những người có máu Do thái, nhưng nếu bị tiêm nhiễm bởi những thói hư nết xấu của dân ngoại bang thì cũng bị liệt kê vào sổ dân ngoại như người Samari chẳng hạn.

Tuy nhiên người đàn bà Canaan ngoại đạo trong miền Tia và Xiđôn đã không sợ đến với Chúa để xin một ân huệ. Các môn đệ Chúa toan đuổi bà đi, vì bà có vẻ quấy rầy. Ðể thử đức tin của bà, ngay cả chính Chúa cũng toan đặt cản trở cho lòng tin của bà lúc ban đầu, khi bảo bà rằng sứ mệnh của Người là được sai đến với những chiên lạc nhà Ít-ra-en (Mt 15:24) mà thôi, nghĩa là sứ mệnh của Người không đến với dân ngoại như bà.

Lúc đầu Chúa tỏ vẻ lãnh đạm, lại còn dùng từ ngữ không đẹp của thời đại mà ám chỉ về dân ngoại như là chó khi nói với bà: Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con (Mt 15:26). Thời bấy giờ người cận đông có thói quen dùng kiểu nói mà ám chỉ về dân tộc khác. Và người Do thái ví dân ngoại như chó. Từ ngữ chó ở đây không mang ý nghĩa nhục mạ trong ngôn ngữ Aram như trong Việt ngữ. Và người đàn bà cũng tỏ ra tài khéo trong cách chơi chữ đối đáp, lặp lại chính kiểu nói chỉ về dân ngoại mà Chúa đã dùng: Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống (Mt 15:27). Lời đối đáp của bà có nghĩa là bà thừa nhận quyền ưu tiên của người Do thái trong việc nhận lãnh ơn cứu độ và khiêm tốn sẵn sàng lượm nhặt những gì con cái sa thải để nhận một ơn huệ nhỏ bé Chúa ban cũng được vậy.

Thấy bà có lòng tin khiêm tốn và vững mạnh, Chúa lên tiếng ca ngợi đức tin của bà. Lòng khiêm tốn và đức tin bất khuất của bà khiến Chúa mủi lòng và ban cho bà được toại nguyện: cho con gái bà được thoát khỏi quỉ ám. Dân riêng của Chúa có được cơ hội trước để nhận lãnh ơn cứu độ, rồi sau đó đến lượt dân ngoại. Bằng việc Chúa ban cho người đàn bà dân ngoại xứ Canaan có lòng tin được hưởng ân huệ, cho viên sĩ quan đội trưởng dân ngoại La mã, cho người phụ nữ Samari dân ngoại ở giếng Giacóp, các môn đệ hiểu được sứ mệnh của Chúa bao quát hơn, rộng lớn hơn, không chỉ giới hạn về một dòng giống hay một dân tộc mà thôi.

Trước những biến cố này, đức tin vào Ðấng cứu thế chỉ giới hạn đến một dân tộc Chúa chọn. Và sứ mệnh của Chúa là giảng dạy và chữa lành dân riêng của Người. Tại sao trước đó Chúa phải chọn một dân tộc làm dân riêng? Chọn một dân tộc làm dân riêng là để Chúa có cơ hội thử thách, luyện lọc và thanh tẩy họ, chỉ cho họ đường lối của Chúa và dạy họ sống thế nào để được gọi là dân riêng. Trong suốt dòng lịch sử Cựu ước, nhiều lần dân riêng của Chúa đã tỏ ra bất trung, phản nghịch cùng Chúa, họ bỏ Chúa để đi thờ các thần ngoại lai. Tuy nhiên khi họ ăn năn sám hối, thì Chúa lại sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của họ. Thánh Phaolô là người Do thái, nhiệt thành theo đạo Do thái đến độ cuồng tín. Chẳng thế mà ông đã xin trát của quan toà để đi bách hại đạo mới là Kitô giáo. Khi được ơn trở lại, thánh Phaolô đã nhiệt thành rao giảng đạo Kitô giáo cho người Do thái. Chỉ khi người Do thái không chịu chấp nhận tin mừng Phúc âm của đạo mới, thì thánh Phaolô mới tìm đến rao giảng giáo lý Phúc âm cho dân ngoại mà  thôi (Rm 11:31).

Thiết tưởng câu chuyện Chúa thử thách đức tin của người đàn bà ngoại giáo phải dạy ta  bài học về đức tin. Những cử chỉ khó chịu của các tông đồ, cộng thêm thái độ hờ hững của Chúa lúc ban đầu, cũng không làm nản lòng bà. Lời từ chối ban đầu của Chúa với người phụ nữ chỉ là hình thức thử thách đức tin khiêm tốn và lòng kiên trung của bà. Vậy để được đến với Chúa, người ta phải có lòng tin quả quyết như đức tin của viên đội trưởng ngoại đạo người La mã. Ông còn tỏ lòng khiêm tốn, không dám mời Chúa đến nhà, mà chỉ xin Chúa phán một lời thì đầy tớ ông được lành mạnh (Mt 8:5-13). Ðến với Chúa cũng cần biết phục thiện và chấp nhận sự thực như người phụ nữ ngoại đạo Samari. Người phụ nữ Samari lúc đầu tỏ vẻ khép kín khi gặp Chúa và trong cuộc đàm thoại với Chúa còn tỏ ra đanh đá nữa. Tuy nhiên chị ta cũng biết phục thiện và chấp nhận sự thực về mình, mặc dầu sự thật có làm đau lòng (Ga 4:7-42).

Ðối với đạo cũ là đạo Do thái thì ta cũng một thời bị coi là dân ngoại đạo. Bằng việc chấp nhận đức tin vào Chúa cứu thế và sống theo đường lối của Người, ta được trở nên dân  mới được chọn làm dân riêng. Bài trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay ghi lại: Người ngoại bang nào gắn bó cùng Chúa để phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cùng trở nên tôi tớ của Người, thì Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh (Is 56:6a-7a). Lời ngôn sứ này ám chỉ về những người sẽ tìm đến Chúa để phụng sự, yêu mến Người và trở nên tôi tớ của Người, đều được Người đưa lên núi thánh.

Lời cầu nguyện xin cho được hưởng ơn cứu độ:

Lạy Chúa là Ðấng ban phát mọi ơn lành.

Xin dạy con biết mở rộng tâm hồn đón nhận ơn lành của Chúa.

Xin ban cho con một lòng khiêm tốn, một đức tin quả quyết

của  viên sĩ quan La mã và người phụ nữ Canaan,

để ơn Chúa có thể tác động tâm hồn con.

Xin ban cho con một tâm hồn biết phục thiện,

biết chấp nhận sự thực về mình: ưu điểm cũng như khuyết điểm

của người phụ nữ ngoại đạo Samari

hầu ơn Chúa có thể biến đổi và cải hoá tâm hồn con. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch