CN27_thuong_nien_nam_A_copy_copyChúa Nhật 27 Thường Niên, Năm A

Is 5:1-7; Pl 4:6-9; Mt 21:33-43

Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa nói với loài người qua các tổ phụ và ngôn sứ. Chúa sai các ngôn sứ loan báo sứ điệp của Người cho dân tộc mà Chúa tuyển chọn. Dân tộc của Chúa thường được ví như vườn nho mà Chúa vun trồng. Vào thời Chúa Giêsu, những người giàu có thường đầu tư vào vườn nho. Họ không phải đích thân canh tác vườn nho mà chỉ cần thuê người làm quản lí vườn nho cho họ. Theo luật lệ Do thái thời bấy giờ thì nếu ông chủ vườn nho chết đi mà không có con thừa tự, thì vườn nho sẽ thuộc về người nào chiếm được trước tiên.

Phúc âm hôm nay cho thấy Chúa Giêsu cũng dùng hình ảnh vườn nho để dạy loài người bài học luân lí. Theo cốt chuyện dụ ngôn, thì vườn nho được coi là dân tộc của Chúa. Thiên Chúa là chủ vườn nho và cũng là người trồng nho; tá điền là những thượng tế, kì lão và những nhà lãnh đạo dân; đầy tớ của chủ được hiểu là các ngôn sứ; Con một ông chủ là Ðấng Cứu thế. Tá điền khác là dân ngoại đến sau này, là dân tộc biết làm trổ sinh hoa trái. Như vậy mỗi nhân vật trong ngụ ngôn đều có vai trò để đóng với ý nghĩa riêng.

Những tá điền làm vườn nho đã hành hạ hoặc giết hại các đầy tớ của ông chủ. Họ còn căn cứ vào luật thừa tự để âm mưu chiếm đoạt vườn nho của chủ mà nói với nhau: Ðây là đứa con thừa tự, chúng ta hãy giết hắn đi để chiếm đoạt vườn nho này (Mt 21:38). Rồi họ giết chết con ông chủ. Họ hiểu rằng họ là những tá điền làm vườn nho của chủ. Nhưng khi Chúa Giêsu hỏi họ xem ông chủ vườn nho sẽ xử tội thế nào với bọn tá điền? Họ đành lòng trả lời: Ông sẽ tru diệt chúng và trao cho các tá điền khác canh tác vườn nho (Mt 21:41). Cuối Phúc âm Chúa áp dụng sách lược gậy ông đập lưng ông đối với họ khi Chúa nói vườn nho sẽ được trao cho dân tộc khác biết làm trổ sinh hoa trái.

Ðọc lịch sử cứu độ, Thánh kinh chỉ cho thấy Thiên Chúa mong mỏi được thông đạt với dân Người. Chúa sai các ngôn sứ đến để làm việc thông đạt. Ngôn sứ là người có thể nói tiên tri, nghĩa là tiên báo những biến cố xẩy ra trong tương lai. Tuy nhiên ngôn sứ không nhất thiết phải nói tiên tri. Ðúng hơn, ngôn sứ là người phát ngôn viên của Thiên Chúa. Nhiệm vụ của ngôn sứ là nhắc nhở cho dân chúng biết họ là ai, họ phải sống như thế nào và phải làm gì cho xứng đáng là dân được chọn. Khi vị ngôn sứ nhắc nhở cho dân chúng như vậy, thường mang một sứ điệp, không làm dân chúng hài lòng. Khi vị ngôn sứ phải cảnh giác dân chúng về tội như gian tham, không sống theo đường lối của Chúa, lại còn thờ tà thần, ngẫu tượng, thì không được dân chúng đón tiếp và chấp nhận, bởi vì sứ điệp mà người ngôn sứ loan báo, là sứ điệp cảnh giác và kết án.

Các thượng tế và kì mục là những người lãnh đạo tôn giáo, chính trị và dân sự trong dân. Thay vì hướng dẫn dân chúng sống theo đường lối của Chúa, họ lại đưa dân đi lạc đường của Chúa. Họ hành hạ, đánh đập hoặc sát hại các ngôn sứ mà Chúa sai đến. Khi Chúa Cứu thế đến giảng dạy đường lối của Chúa, họ không chấp nhận Người. Những thiên kiến và ước vọng sai lầm của họ về Ðấng Cứu thế làm cản trở bước đường của họ đến với Chúa. Vì thế họ từ khước sứ điệp của Người. Cuối cùng họ lên án tử hình Con Một Chúa.

Mỗi người tín hữu được gọi để làm tá điền trong vườn nho của Chúa. Mỗi người đều có phận vụ khác nhau trong việc làm vườn nho của Chúa hoặc là xếp, cai hay thợ vườn nho. Mỗi người cũng có thể được trao cho vườn nho hoặc lớn hay nhỏ để canh tác. Vườn nho đó là Giáo hội, giáo xứ, cộng đồng, trường học, gia đình, hoặc tổ chức công giáo tiến hành. Vườn nho đó còn là những tài năng vật chất, trí tuệ và tinh thần Chúa ban. Vườn nho đó cũng chính là nhà linh hồn của ta. Thánh Phaolô dạy ta canh tác vườn nho bằng cách thực hành những gì là chân thật, cao quí, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen (Pl 4:8).

Vườn nho mà ta được trao phó để canh tác có sinh hoa trái tốt hay không thường tuỳ thuộc vào cách thế ta canh tác. Chủ vườn nho trong sách ngôn sứ Isaia phải cho cuốc đất nhặt đá, trồng giống nho qúi, xây vọng gác giữa vườn, rồi khoét bồn đạp nho (Is 5:2). Ðể canh tác vườn nho của Chúa, ta phải làm gì? Vườn nho là linh hồn ta có được nuôi dưỡng bằng của ăn thiêng liêng hay đã bị đói lả? Nếu như vậy thì hôm nay ta cần lắng nghe lời Chúa cảnh giác: Nước Thiên Chúa sẽ được cất khỏi các ông, để trao cho dân tộc khác, biết làm trổ sinh hoa trái (Mt 21:43). Ðó cũng là ý nghĩa của lời ngôn sứ Isaia tiên báo là vườn nho nhà Ít-ra-en (Is 5:7a) sẽ bị biến thành mảnh đất hoang vu (Is 5:6). Vườn nho của nước Chúa được trao cho Giáo hội của Chúa mà chính Chúa Giêsu là tảng đá góc tường của Giáo hội (Mt 21:42). Là những tá điền canh tác vườn nho của Chúa, ta phải làm gì và làm sao cho vườn nho của Chúa được trổ sinh hoa trái?

Lời nguyện xin cho được trung thành canh tác vườn nho của Chúa:

Lạy Chúa, Chúa là chủ vườn nho bao la bát ngát.

Vườn nho của nước Chúa là Giáo hội rộng mêng mông

với những thửa vườn và luống nho đủ cỡ.

Chúa gọi mỗi người canh tác những khu vườn khác nhau,

người làm việc này, người làm việc nọ:

nhổ cỏ, quốc đất, bón phân, tưới cây, làm dàn, rào dậu...

trong tinh thần cộng tác và liên đới trách nhiệm.

Xin dạy con phải canh tác vườn nho thế nào

cho vườn nho của nước Chúa được sinh hoa kết quả. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch