LE_SINH_N_THANH_GB_BSinh Nhật Thánh Gioan Tiền hô, Năm A, B, C

Is 49:1-6; Cv 13: 22-26; Lc 1:57-66

Gioan Tiền hô sinh ra trong hoàn cảnh rất ư là đặc biệt vì cha ông là Dacaria đã già và mẹ ông cũng đã cao niên mà lại hiếm hoi. Vì thế khi sứ thần truyền tin là bà xã ông sẽ sinh hạ một con trai, ông không chịu tin lời thiên sứ nên mới bị phạt cho câm, không nói được cho tới khi bà Êlisabét sinh hạ con trai (Lc 1:5-25). Việc đặt tên cho ông cũng mang tính cách đặc biệt. Khi phải đặt tên cho con trẻ, người ta định lấy tên người cha mà đặt.

Nhưng bà mẹ lên tiếng can thiệp bảo: Phải đặt tên cháu là Gioan (Lc 1:60). Họ phản đối cho rằng trong họ hàng không ai mang tên đó. Rồi người ta hỏi ông Dacaria xem phải đặt tên cho con là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ, rồi viết: Tên cháu là Gioan (Lc 1:62). Lúc đó lưỡi ông liền mở ra và ông cất tiếng ca tụng Thiên Chúa.

Sinh ra một cách đặc biệt, Gioan tẩy giả cũng sống một cách đặc biệt. Thánh kinh thuật lại ông Gioan Tiền hô sống trong hoang địa cho tới ngày ra mắt dân Ítraen (Lc 1:80). Cách sống và ăn bận của ông có vẻ kì dị: Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng giây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn (Mt 3:4). Tài liệu tìm được gần Biển Chết năm 1949 cho rằng trước khi rao giảng phép rửa thống hối, ông sống trong tu viện ở Qumran. Người ta tìm thấy trong tu viện có những cuộn thánh kinh, bục đọc sách, đồ gốm, hồ chứa nước, ống dẫn nước, bồn tắm...

Gioan chỉ nhận mình là tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho Ðấng Cứu thế đến. Sứ điệp rao giảng của ông phải có sức lôi cuốn mãnh liệt bởi vì ông rao giảng trong hoang địa mà dân chúng từ khắp miền Giuđê và Giêrusalem tìm đến nghe ông (Mc 1:5). Khi Gioan xuất hiện, rao giảng  phép rửa thống hối, thì dân chúng tuốn đến xin ông làm phép rửa. Khi nhóm người Pharisêu và Xađốc đến xin chịu phép rửa, Gioan lên tiếng cảnh giác, bảo họ: Hỡi loài rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? (Mt 3:7). Sứ điệp rao giảng của Gioan được lặp đi lặp lại: Anh em hãy sám hối, vì Nước Tời đã đến gần (Mt 3:2).

 Khi làm phép rửa, ông Gioan đã biểu lộ nhân đức khiêm tốn của người dọn đường. Khi thấy Gioan xuất hiện, rao giảng phép rửa thống hối, dân chúng tự hỏi xem có phải ông là Ðấng cứu thế không? Gioan trả lời họ: Tôi không phải Ðấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Ðấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người (Cv 13:25).

Gioan đã không sợ nói thẳng vào mặt vua Hêrôđê rằng vua không được phép lấy em dâu là Hêrôđia làm vợ (Mt 4:3-4). Dẫu sao, Thánh kinh kể lại: Vua Hêrôđê vẫn nể sợ ông Gioan vì biết ông là người công chính, thánh thiện (Mc 6:20). Mặc dầu chỉ đóng vai trò dọn đường, mà Chúa Giêsu đã nói về Gioan như sau: Ðây còn hơn cả ngôn sứ nữa (Mt 11:9). Và Chúa còn nói thêm về Gioan: Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy giả (Mt 11:11).

Sứ vụ làm chứng đã được trao cho mỗi người khi lãnh phép Rửa tội và Thêm sức. Vậy làm thế nào để có thể trung thành làm chứng cho đức tin? Trong việc làm chứng cho đức tin, người tín hữu phải nhớ rằng mình chỉ là dụng cụ của Chúa. Người tin hữu phải canh chừng cẩn thận kẻo thay vì làm cho danh Chúa được cả sáng, thì lại làm để trình diễn cho danh mình được chiếu sáng, hoặc để quảng cáo cho việc riêng tư của mình. Thay vì cho danh Chúa được cả sáng, ta có thể làm cho danh Chúa bị lu mờ vì cách sống của ta đi ngược lại đường lối Phúc âm. Khi làm cho danh Chúa được cả sáng rồi, người tín hữu phải lui vào bóng tối để cho danh Chúa được tỏ hiện như Gioan đã làm: Người phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi (Ga 3:30).

Trong việc làm chứng cho đức tin, người tín hữu cũng phải làm theo đường lối Phúc âm. Dưới triều đại Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ở Nam Mỹ có những người cổ võ nền thần học giải phóng. Theo họ là giải phóng khỏi thể chế xã hội bằng phương tiện bạo động, nếu cần. Ðức Giáo hoàng bảo họ: Chúa cũng đến rao giảng nền thần học giải phóng, nhưng là giải phóng con người khỏi tội lỗi và nâng cao phẩm giá con người. Hồi đó ở Bắc và Trung Mỹ, có những giáo sĩ chủ trương tham gia chính trị đảng phái, nhảy vào ghế dân biểu hoặc bộ trưởng. Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II bảo họ nếu muốn tiếp tục làm linh mục, thì phải bỏ ghế bộ trưởng và dân biểu. Suy ra ta thấy, làm bộ trưởng, hay dân biểu, tức là làm chính trị đảng phái. Mà làm chính trị thì phải thủ đoạn, xảo trá. Mà xảo trá và thủ đoạn thì không thể đi đôi với đường lối Phúc âm được.

Hôm nay ta cần học hỏi với Gioan tiền hô về cách thế dọn đường cho Chúa kẻo thay vì dọn đường cho Chúa, ta lại làm cản trở bước đường của Chúa đến với tha nhân và cản trở bước đường của tha nhân đến với Chúa. Ta cũng cần học hỏi với thánh Gioan Tiền hô để làm chứng cho đức tin vào Chúa thay vì trở thành kẻ phản chứng.

Lời nguyện xin cho được trung thành với sứ mệnh dọn đường và làm chứng:

Lạy Chúa, qua bí tích Rửa tội và Thêm sức,

chúng con được gọi để dọn đường

và làm chứng cho đức tin vào Chúa.

Xin Chúa dạy con thế nào là sống đức tin,

để dọn đường cho Chúa đến với người chưa nhận biết Chúa,

và làm chứng tá cho đức tin bằng lời nói, việc làm,

bằng lời cầu nguyện và gương sáng

để người đời được nhận biết và tôn thờ Chúa. Amen.

 Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch