CN_5_PS_CChúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm C

Cv 14:21b-27; Kh 21:1-5a; Ga 13:31-33a, 34-35

Thiên Chúa giáo nói chung và công giáo nói riêng vừa là đạo mới vừa là đạo cũ. Cũ là vì đạo được bắt nguồn từ Do thái Giáo có từ thời tổ phụ Ápraham. Mới là vì Ðức Kitô đến thiết lập đạo Kitô giáo mới, dựa trên Do thái giáo. Người đến thiết lập một giao ước mới không phải được phê chuẩn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính máu của Người đổ ra trên thập giá.

Qua cái chết cho tội lỗi nhân loại và phục sinh của Người, người tín hữu được hưởng nhờ sự sống mới trong ơn thánh. Phép rửa tội đem lại cho người tín hữu đời sống mới, đời sống vượt lên trên những sự vật trần thế, một đời sống được chia sẻ vào cuộc phục sinh vinh quang của Chúa Kitô. Trong Phúc âm, Chúa truyền dạy: Thày ban cho anh em một giới răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em (Ga 13:34).

Thực sự thì đó không phải là giới răn mới theo nghĩa Ðức Giêsu là người đầu tiên ban bố. Dân Chúa trong Cựu ước đã nghe biết về giới răn yêu thương. Giới răn yêu thương đã được viết trong sách Lêvi: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình (Lv 19:18). Vậy tại sao Chúa Giêsu lại gọi giới răn yêu thương là giới răn mới? Chúa thấy rõ trong bản tính loài người có tính ích kỉ, làm ngăn trở lòng yêu mến. Vì thế giới răn yêu mến mang ý nghĩa mới ở chỗ là luôn phải được làm mới lại. Vậy Chúa đã yêu thương loài người như thế nào? Tình yêu của Chúa đối với loài người là một thứ tình vô vị lợi. Còn tình yêu loài người là thứ tình ích kỉ, đòi được đáp trả, một thứ tình yêu đổi chác: ăn miếng trả miếng hay: có đi có lại mới toại lòng nhau.

Như vậy yêu như Chúa yêu là yêu theo tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy. Hiệu quả của việc chia sẻ tình yêu này là đem sự hiện diện của Chúa đến với tha nhân. Yêu như Chúa yêu là yêu cách vô vị lợi, không vì cảm tình cá nhân. Tình yêu mà Chúa đòi ta dành cho tha nhân không phải là cảm tình hay cảm giác bồng bột nhất thời. Nếu tình yêu chỉ là cảm giác nhất thời thì tình yêu chỉ có tính cách hời hợt. Tình yêu trung thực phải là việc quyết định của lí trí, chứ không tuỳ thuộc vào cảm giác. Vì thế ta có thể không có cảm tình với người nọ, người kia, nhưng Chúa đòi ta phải làm quyết định, không được ghét bỏ họ, mà còn phải muốn sự lành cho tha nhân và cầu nguyện cho họ nữa.

Yêu như Chúa yêu thì nhắm đến hi sinh tha thứ. Tình yêu của Ðức Giêsu bao gồm việc hi sinh thánh giá. Chúa yêu đến nỗi đã chịu chết trên thập giá vì nhân loại tội lỗi. Tình yêu của Chúa còn bao gồm việc tha thứ. Thánh Phêrô đã chối Chúa, các tông đồ đã bỏ Chúa chạy trốn trong lúc Chúa cần họ ở bên cạnh, nhưng Chúa vẫn tha thứ khi thánh Phêrô tỏ lòng thống hối. Yêu như Chúa yêu thì nhắm đến hạnh phúc toàn diện và hạnh phúc lâu dài cho tha nhân. Yêu như Chúa yêu là nhắm mang ơn cứu độ của Chúa đến cho tha nhân. Ðó là việc hai thánh Phaolô và Banaba đã làm vì yêu để khuyên nhủ các môn đệ giữ vững đức tin như sách Công vụ Tông đồ hôm nay ghi lại (Cv 14:22). Yêu theo tình yêu Kitô giáo thúc đẩy mà không nhắm đến ơn cứu độ cho tha nhân, là điều mâu thuẫn.

Vì thế mà Chúa bảo điều răn yêu thương của Chúa là điều răn mới. Do đó khi yêu như Chúa yêu là yêu theo đường lối của Chúa tức là làm mới lại tình yêu của ta đối với tha nhân. Khi bình điện trong xe yếu hay hết điện, ta phải câu điện, cho châm điện từ bình điện của xe khác vào. Tương tự như vậy khi thấy tình yêu của ta đối với tha nhân trở nên lạnh nhạt, ta cần tìm cách làm tăng lòng yêu mến tha nhân như đi tĩnh tâm, đi quan sát và thăm viếng những viện mồ côi, nhà thương tâm thần, trại phong cùi.. Thấy những gương hi sinh phục vụ người bệnh tật xấu số tại những nơi này sẽ giúp ta tăng thêm lòng yêu mến tha nhân. Khi đượm tình yêu mến Chúa vào công việc làm hay công việc phục vụ, ta sẽ thấy công việc trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Phục vụ tha nhân là phục vụ Chúa một cách gián tiếp vì loài người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa và loài người được máu Con Thiên Chúa đổ ra để cứu chuộc.

Người ta có thể thắc mắc: làm sao loài người có thể yêu như Chúa yêu được vì Chúa là Chúa còn loài người là thụ tạo. Ðể trả lời, ta cần nhận thức rằng nơi con người Chúa Giêsu có hai bản thể: một bản thể Thiên Chúa và một bản thể loài người. Nói cách khác Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, nhưng không phải là năm mươi phần trăm bản tính Thiên Chúa và năm mươi phần trăm bản tính loài người cộng lại. Nơi Chúa Giêsu là một trăm phần trăm bản tính Thiên Chúa và một trăm phần trăm bản tính loài người, ngoại trừ tội lỗi. Khi Chúa dạy ta yêu như Chúa yêu, không có nghĩa là ta có thể noi gương Chúa theo bản tính Thiên Chúa. Ta không thể noi gương những việc làm của Chúa theo thiên tính của Chúa, mà chỉ có thể noi gương những việc làm của Chúa theo nhân tính của Người mà thôi. Theo phương diện loài người, Chúa Giêsu đã vâng lời, nhẫn nhục, hi sinh vác thánh giá theo thánh ý Chúa Cha vì yêu, thì ta cũng có thể noi gương những nhân đức phát xuất từ bản tính loài người nơi Chúa Giêsu.

Lời cầu nguyện xin Chúa dạy cho biết yêu như Chúa yêu:

Lạy Chúa Giêsu!

Vì yêu thương nhân loại tội lỗi,

Chúa đã tự ý chịu khổ hình thập giá

cho nhân loại được sống.

Xin dạy con biết yêu như Chúa yêu

để tình yêu mang lại ơn biến đổi. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch