Để có thể làm phân định thiêng liêng tốt, trước hết mỗi người chúng ta cần ý thức rõ mục đích đời mình là gì? Theo thánh Inhaxio, Thiên Chúa tạo dựng con người để con người sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa, và muôn loài muôn sự được tạo dựng như phương tiện để giúp con người đi tới với Thiên Chúa. Do đó, khởi đi từ mục đích này, mỗi người sẽ đi vào tiến trình phân định thiêng liêng dựa trên nền tảng này.

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

Khi nghe tựa đề cuốn sách “Phân định thiêng liêng” có khi nào chúng ta tự hỏi, vậy “phân định thiêng liêng là gì?” Theo tác giả, phân định thiêng liêng là một tiến trình suy xét nhằm nhận ra và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Hay nói cách khác, phân định thiêng liêng để biết: Thiên Chúa muốn tôi làm gì trong trường hợp, trong hoàn cảnh cụ thể này. Việc phân định thiêng liêng, là điều người ta đã làm từ ngàn xưa. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, phân định thiêng liêng được tác giả giới hạn theo thánh Inhaxiô (1491-1556).

Trước hết, việc phân định đã được Đức Giêsu đề cập trong Tin Mừng Matthêu (Mt 7:15-20) dùng nhận ra tiên tri giả nhờ phân định: xem quả biết cây. Cũng vậy, đối với các tiên tri giả lấy lời của mình và nói với người khác rằng đó là Lời Chúa (Gr 27:1−28:17). Tiên tri giả luôn có “Lời Chúa” cho những điều họ muốn; còn tiên tri thật thì phải hỏi Chúa, Chúa nói thì vị đó biết, Chúa không nói hay chưa nói, thì vị tiên tri đó không biết hay chưa biết. Do đó, phân định thiêng liêng là một tiến trình tìm ra điều Thiên Chúa mời gọi mình, điều Thiên Chúa dành cho riêng mình giữa vô vàn những điều hấp dẫn khác, đồng thời phân định Inhã cũng được thực hiện khi làm cải thiện đời sống, để biết mình cần làm gì và làm như thế nào (LT 189). Hay, phân định thiêng liêng được áp dụng để suy xét về bậc sống hay ơn gọi: Thiên Chúa muốn tôi sống bậc sống nào? Thiên Chúa muốn tôi đi tu hay lập gia đình?

Ngoài ra, việc phân định thiêng liêng có thể được thực hiện chính yếu trên bình diện cá nhân, và vẫn có thể cả trên bình diện tập thể và cộng đoàn. Đặc biệt, một người có thể nhận ra Ý Chúa về mình nhưng họ luôn có tự do để thực hiện hay không.

Nền tảng của phân định thiêng liêng

Tuy nhiên, để có thể làm phân định thiêng liêng tốt, trước hết mỗi người chúng ta cần ý thức rõ mục đích đời mình là gì? Theo thánh Inhaxio, Thiên Chúa tạo dựng con người để con người sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa, và muôn loài muôn sự được tạo dựng như phương tiện để giúp con người đi tới với Thiên Chúa. Do đó, khởi đi từ mục đích này, mỗi người sẽ đi vào tiến trình phân định thiêng liêng dựa trên nền tảng này.

Việc phân định không chỉ dùng trong cuộc sống thường ngày, nhưng đặc biết trước những biến cố quan trọng như ‘chọn lựa bậc sống, phân định ơn gọi’. Do đó, lựa chọn bậc sống, không có nghĩa là mình thích bậc sống nào thì mình chọn bậc sống đó, nhưng: Thiên Chúa muốn mình sống bậc sống nào thì mình sẽ chọn sống trong bậc đó.

Tác giả nói về việc phân định ơn gọi như sau:

Trong Linh Thao người ta làm phân định thiêng liêng khi xét gẫm, khi hồi tâm xét mình, khi chọn lựa bậc sống, v.v. Sau Linh Thao, người ta thường làm phân định thiêng liêng lúc hồi tâm xét mình. Phân định bậc sống là điều rất quan trọng. Chúa muốn ai sống bậc sống nào thì Ngài tạo dựng họ thích hợp cho bậc sống đó. Không sống như Thiên Chúa muốn, con người khó có thể sống hạnh phúc.

Chúa ban cho người ta tự do, kể cả tự do làm trái ý Ngài. Giúp người ta phân định chọn lựa ơn gọi, là giúp người ta nhận ra ý của Thiên Chúa đối với họ, và giúp họ quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa. Nếu Chúa muốn mình sống bậc sống nào, thì sống bậc sống đó là tốt cho mình. Nếu không sống theo bậc sống Chúa muốn, có thể sinh những hậu quả không tốt cho đương sự, và cũng không tốt cho Giáo Hội.

Vậy có phải cứ muốn là chúng ta có thể làm phân định liền được không?

Tác giả không nghĩ vậy, điều kiện đầu tiên trước khi làm phân định là sự bình tâm. Bình tâm là một điều kiện cần thiết để làm việc lựa chọn đúng đắn và chính xác: chọn lựa theo điều Chúa muốn chứ không phải theo ý riêng mình thích. Nếu không bình tâm, thì không thể chọn lựa đúng đắn được. Như vậy, chỉ những người “bình tâm” mới có thể làm chọn lựa, tức là những người chỉ muốn làm theo ý Chúa để tôn vinh Ngài chứ không tìm hoặc muốn làm theo ý mình. Vì nếu không bình tâm, e rằng khó nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Nếu không bình tâm, không sẵn sàng đáp trả tiếng Chúa mời gọi, không sẵn sàng cực khổ vì yêu Chúa, thì không sẵn sàng chọn theo Ý Chúa.

Tác giả cũng lưu ý: nếu không thấy rõ ý Chúa thì đừng quyết định. Cụ thể, trong trường hợp lựa chọn bậc sống, nếu không thấy rõ Chúa muốn mình sống bậc sống khác, thì cứ sống trong bậc sống mình đang sống.

Ngoài ra, việc nhận ra Ý Thiên Chúa và cảm nhận mình sống triển nở, thường hay đi đôi với nhau; sở dĩ vậy vì Thiên Chúa luôn yêu thương và luôn muốn con người sống hạnh phúc. Tôi lựa chọn bậc sống này, vì tôi thấy bậc sống này giúp tôi sống triển nở và hạnh phúc, vì bậc sống này thoả mãn khát vọng sâu xa con người tôi mà bậc sống khác không thể đáp ứng được, và như vậy tôi xác tín Chúa gọi tôi.

Do đó, bình tâm là thái độ không thể thiếu để có thể làm chọn lựa cách đúng đắn. Bình tâm là thái độ chọn Thiên Chúa và ý định của Ngài trên tất cả, còn những điều khác thì sao cũng được (LT 23).

Nếu sau khi đã phân định thiêng liêng và chọn lựa, làm sao để biết rằng đó là một chọn lựa đúng đắn?

Tác giả cho rằng: nếu chúng ta làm việc lựa chọn đúng, nghĩa là nếu chúng ta chọn điều Thiên Chúa muốn cho chúng ta, thì chúng ta sẽ bình an thư thái hạnh phúc hơn, phản ánh tương quan tốt với Thiên Chúa. Một cách cụ thể, nếu chúng ta chọn lựa tốt, chúng ta sẽ cầu nguyện tốt ít nhất là bằng thời gian trước khi chọn lựa, và sẽ vui hơn, bình an thư thái hạnh phúc hơn.

Bị lừa phỉnh trong việc kết hiệp với Thiên Chúa

Ngoài ra, tác giả cho biết có nhiều người mong ước kết hiệp với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện. Ðây là ao ước chính đáng và tốt lành thánh thiện. Nhưng cần cẩn trọng kẻo bị lừa phỉnh trong việc kết hiệp với Thiên Chúa. Tác giả đưa ra ví dụ minh họa sau:

Có người cho rằng họ đã đạt đến mức kết hiệp với Thiên Chúa cách rất đặc biệt trong cầu nguyện, nhưng trong cuộc sống thực tế cho thấy người đó rất khó sống với người khác, và họ thường “khá kiêu ngạo!” Thánh Inhaxiô lưu ý một số anh em Dòng Tên: “cầu nguyện lâu giờ mà không có tinh thần hy sinh từ bỏ, thì chỉ làm cho người ta thêm cứng đầu.”

Như thế, để có thể kết hợp với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện, người ta cần phải liên lỉ kết hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày sống. Họ phải luôn từ bỏ ý riêng để vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, để yêu thương và chấp nhận anh em, để thông cảm với những giới hạn của anh em và những trái ý từ bên ngoài đưa tới. Một người cho rằng mình đã có thể kết hiệp dễ dàng với Thiên Chúa trong cầu nguyện mà không có đời sống từ bỏ và yêu thương, e rằng đó là người “ảo tưởng,” và chưa biết mình cách sâu xa và đích thực.

Mục lục

Trong giáo trình Phân Định Thiêng Liêng này, đầu tiên sẽ bàn sơ qua về tương quan giữa Biết, Chân Lý, và Sự Thật (I), rồi về Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài (II), kế tiếp về Phân Định để Biết Thánh Ý Thiên Chúa (III), sau đó sẽ xem Linh Đạo Inhã (IV) như một con đường giúp ta biết và đến với Thiên Chúa, rồi cuối cùng sẽ xem Phân Định Thiêng Liêng như việc Thực Hành Linh Đạo Inhã (V). Cuối cùng thêm phần phụ lục với tài liệu về phân định chung của Inhaxiô và các bạn đầu tiên về thành lập Dòng Giêsu (Mùa Chay 1539), và tài liệu về phân định chung của cha bề trên cả Dòng Tên Arturo Sosa S.J. (27/09/2017).

Tác phẩm “Phân định thiêng liêng” dày 174 trang trên khổ giấy 13 x 20.5 cm với mục đích giúp mỗi người khám phá ra mục đích của đời sống mình để rồi đi tìm kiếm và nhận ra điều Chúa đang mời gọi, đang dành cho mình trong những hoàn cảnh cụ thể, hay giúp độc giả hiểu hơn về ‘phân định thiêng liêng’ hầu có thể áp dụng trong đời sống và đặc biệt cho những trăn trở về ơn gọi Chúa đang dành cho chính mình. Tuy nhiên, vì đây là một tác phẩm mang tính học thuật và sư phạm, do đó, để hiểu được nội dung cần những độc giả yêu thích việc suy tư, cùng với tinh thần nhẫn nại.

Văn Cương, SJ - Vatican News

09 tháng mười một 2022, 10:08

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch