2_Thanh_Giao_HoangMọi mùa xuân ở Rôma, sự kiện quan trọng thường là Lễ Phục sinh do Đức Thánh cha cử hành. Năm nay, Phục sinh vẫn là yếu tố tâm linh chính, nhưng theo nhiều người lễ Phục sinh năm nay giống như hoạt động mở đầu cho lễ tôn phong thánh cho hai vị Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II vào Chủ nhật tới.

Đây sẽ là lần đầu tiên có hai vị giáo hoàng được tôn phong thánh trong cùng một thánh lễ, và mặc dù có những dự đoán khác nhau, có thể sẽ có hơn một triệu người đến Rôma tham dự sự kiện lịch sử này, và hàng triệu người theo dõi sự kiện này qua truyền hình hay internet.

Sau đây là 5 điều cần biết về sự kiện lớn nhất diễn ra tại Vatican vào đầu năm 2014.

Thứ nhất, tôn phong thánh cho hai vị giáo hoàng trong cùng một thánh lễ đồng nghĩa với kêu gọi hiệp nhất giữa phe tự do và bảo thủ trong Giáo hội.

Đối với người Công giáo, Đức Gioan XXIII là thần tượng của cánh tả, được tưởng nhớ triệu tập Công đồng Vatican II và mở cửa Giáo hội tiếp đón thế giới hiện đại. Đức Gioan Phaolô II là vị anh hùng đối với cánh hữu, vị giáo hoàng đã lật đổ chủ nghĩa Cộng sản, chống “văn hóa sự chết” đứng đằng sau các xu hướng tự do phá thai và các vấn đề sự sống khác, và nhấn mạnh căn tính Công giáo rõ ràng trước những áp lực thế tục làm suy yếu đức tin.

Chắc chắn, những mẫu rập khuôn đó không đánh giá đúng thực chất. Đức Gioan XXIII thực sự là một người hết sức sùng đạo theo truyền thông Công giáo Ý, và Đức Gioan Phaolô II hầu như không phải là một người tân bảo thủ. Chẳng hạn, ngài đã phản đối án tử hình và cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tại Iraq năm 2003.

Thế nhưng, Đức Thánh cha am hiểu chính trị Phanxicô nhận thức được hai vị giáo hoàng này được người ta nhìn nhận như thế nào, vì thế thánh lễ tôn phong thánh cho hai ngài cùng một lúc là lời mời gọi phe cánh tả và cánh hữu hiệp nhất với nhau. Nếu hai vị giáo hoàng được tôn phong thánh riêng, có thể việc này sẽ trở thành một cuộc chiến thắng cho bên này hoặc bên kia.

Thứ hai, lễ tôn phong thánh chung này còn chứng minh có nhiều con đường nên thánh.

Đức Angelo Roncalli và Đức Karol Wojtyla, tức là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II, là hai nhân vật hết sức khác nhau. Đức Roncalli sinh ra trong một gia đình nông dân người Ý, có dáng người mập lùn trong khi Đức Wojyla là một John Wayne của Ba Lan, có dáng vẻ phóng thoáng. Đức Roncalli là nhà nghiên cứu lịch sử Giáo hội và là nhà ngoại giao Vatican, trong khi Đức Wojtyla là nhà triết học và là mục tử. Các ngài còn có những điểm khác nhau dưới đây như đã được lưu ý.

Vì thế kết hợp hai ngài lại là điều nhắc nhớ người Công giáo chân chính, kể cả giáo hoàng, thuộc đủ hạng người. Như linh mục dòng Tên James Martin nói lễ tôn phong thánh này giải thích rõ “để nên thánh không có nghĩa là chúng ta phải làm giống y hệt các thánh”.

Thứ ba, lễ tôn phong thánh này nhắc nhớ quá trình tôn phong thánh là quá trình dân chủ nhất trong Giáo hội Công giáo.

Trên lý thuyết, quá trình tôn phong thánh được cho là bắt đầu bằng việc giáo dân tôn kính một nhân vật đặc biệt. Trong một số trường hợp tình cảm của giáo dân có thể khó mà thấy rõ, nhưng lần này thì khác.

Đức Gioan XXIII là một thần tượng quốc tế trong thời ngài, và ngài vẫn còn là một nhân vật được yêu mến đặc biệt là nơi người Ý. Một nhà xã hội học có thể kết luận rằng Thiên Chúa Ba Ngôi ở Ý không phải là Cha, Con và Thánh Thần, nhưng là Thiên Chúa, Padre Pio, và Đức Gioan XXIII, vì xe taxi, quán bar, nhà hàng và nhà riêng đều treo hình ảnh vị được ghi năm dấu thánh nổi tiếng dòng Capuchin và Il papa buono, “Đức Giáo hoàng Gioan Nhân lành”.

Về Đức Gioan Phaolô II, các đám đông hô vang “Santo subito!”, có nghĩa là “xin phong thánh ngay đi”, trong Thánh lễ an táng của ngài cách đây 9 năm. Nếu thế chưa đủ, thì xin xem xét một trong những nhà hát uy tín nhất của Rôma hiện đang tổ chức một vở ca kịch hài lấy tên là “Karol Wojtyla: Truyện có thật”, có nhiều thường dân bỏ ra 40 Mỹ kim để mua một vé vào xem.

Thứ tư, có những điểm chung lạ thường nơi hai thánh nhân.

Đối với Đức Gioan XXIII, Đức Thánh cha Phanxicô đã bỏ qua yêu cầu xác nhận phép lạ thứ hai. Còn Đức Gioan Phaolô II, ngài đang thiết lập kỷ lục về thời gian được tôn phong thánh, ngài được tôn phong thánh chỉ 9 năm sau khi qua đời trong khi các vị khác có thể phải chờ nhiều thế kỷ.

Những người theo chủ nghĩa thuần túy có thể càu nhàu về những việc làm khác với truyền thống này, nhưng những việc làm này minh họa một sự thật cốt lõi về đạo Công giáo đó là làm giáo hoàng thì tốt, vì dù gì Đức Phanxicô cũng tự do tiến hành.

Thứ năm và là điều cuối cùng, không có vị thánh mới nào là không có người chỉ trích.

Một số người theo chủ nghĩa truyền thống trách Đức Gioan XXIII làm Giáo hội suy yếu, và lưu ý rằng những thay đổi tiến bộ do Công đồng Vatican II đề ra trùng với sự giảm sút đáng kể về số linh mục và nữ tu và việc hành đạo ở phương Tây.

Những người theo chủ nghĩa tự do đôi khi phàn nàn rằng Đức Gioan Phaolô II “hủy bỏ” tinh thần cải cách của Công đồng Vatican II. Những người bênh vực các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục thường cáo buộc Đức Gioan Phaolô II phản ứng chậm chạp trước các vụ tai tiếng này, có một số trường hợp ủng hộ các giáo sĩ hóa ra có tội và không chịu kỷ luật các lãnh đạo đã che đậy chuyện này.

Nếu không đánh giá những lời chỉ trích đó, đáng chú ý rằng bất kỳ khi nào một vị giáo hoàng được tôn phong chân phước hay thánh, các chức sắc Vatican đều khẳng định không có tuyên bố mọi quyết định hành động trong thời gian các ngài làm giáo hoàng là hoàn hảo cả, nhưng muốn nói là mặc dù có những khuyết điểm, nhưng các ngài đã nỗ lực sống một cuộc đời thánh thiện đáng noi theo.

Các nhà phê bình và các nhà hoạt động có thể ngẫm nghĩ về tất cả những gì họ thích, nhưng các đám đông có mặt trên các phố của Rôma vào Chủ nhật này chắc chắn gần như không thể nghi ngờ Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II đều đáng được tôn vinh.

John L. Allen Jr. cho Boston Globe

Nguồn: Ucan Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch