Theo Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ, hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu Kitô hữu đang phải sống trong cảnh bị bách hại. Đặc biệt tại châu Phi, vi phạm tự do tôn giáo ngày càng gia tăng.

Bà Marta Petrosillo, người đang phụ trách soạn thảo phúc trình hai năm một lần về tự do tôn giáo trên thế giới của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết, có 307 triệu Kitô hữu đang sống trong 28 quốc gia bị bách hại.

Các Kitô hữu ở khắp các châu lục đều bị khủng hoảng về tự do tôn giáo, nhưng trong những năm gần đây, châu Phi là nơi tự do tôn giáo của các Kitô hữu ngày càng bị vi phạm nặng nề. Nguyên nhân là do các nhóm Hồi giáo cực đoan đã di chuyển từ Trung Đông đến đây, đặc biệt ở khu vực Hồ Tchad và Sahel. Như trường hợp của Burkina Faso: 10 năm trước, trong chỉ số Khủng bố Toàn cầu, Burkina Faso đứng sau vị trí 100, nhưng năm 2024 đã lên đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này, và 67% nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố là ở đất nước này. Sau Burkina Faso, một số quốc gia khác ở châu Phi, trong đó các Kitô hữu cũng đang phải chịu đựng các cuộc bách hại, như Nigeria, Mozambique, Sudan, Niger, Mali và Congo.

Ở khu vực Trung Đông, do chiến tranh, nguồn thu nhập từ du lịch giảm, các Kitô hữu phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề.

Ở Pakistan, tội báng bổ tiếp tục là một vấn đề làm cho các Kitô hữu bị kết án tử.

Một vấn đề khác gây đau khổ cho cộng đoàn Kitô là nạn bắt cóc, cải đạo và cưỡng bức hôn nhân đối với các phụ nữ, và nhiều trường hợp là trẻ nữ. Hiện tượng này vẫn không dừng lại và làm cho gia đình các nạn nhân thường không được bảo vệ, bất lực trước hệ thống tư pháp không bảo đảm công lý.

Ở Ấn Độ, có nhiều cuộc tấn công chống các Kitô hữu của những kẻ cực đoan Ấn Giáo; trong khi ở châu Á, bách hại tôn giáo đối với các cộng đoàn Kitô của các chế độ độc tài như Triều Tiên là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Cuối cùng ở châu Mỹ Latinh được đánh dấu bằng bạo lực chống các tu sĩ do tội phạm lan rộng ở Mexico; trong khi tại Nicaragua mối lo ngại chính là do “sự leo thang tiêu cực” bởi việc đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ và các thực thể có liên quan đến Giáo hội Công giáo.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

Vatican News

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch