Nhật Bản có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia G7, với hơn 20 nghìn người  mỗi năm. Một cuộc khảo sát được Nippon Foundation tiến hành năm ngoái cho thấy hơn 530.000 người đã tự tử trong năm 2016.

Một con số đáng lo ngại hơn nữa do chính phủ Nhật Bản công bố: tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số người tuổi từ 15 đến 39, trước tai nạn và ung thư.

Tình trạng bất ổn đằng sau màn hình. Các trang web là một trong những nguyên nhân gây nạn tự tử ở Nhật Bản - ANSA

Ở Nhật Bản không có một nền văn hóa thực sự về tư vấn tâm lý như phương Tây. Ở đây gương mặt của chuyên gia tâm lý là của một bác sĩ điều trị các bệnh về tinh thần, và trầm cảm thường dẫn đến tự tử bị đánh giá thấp. Nếu người ta thường đi đến chuyên gia tâm lý để thú nhận những nghi ngờ, nỗi sợ hãi và điểm yếu của họ, tất cả điều đó trong văn hóa Nhật Bản bị coi là một sự xấu hổ, cho nên họ giữ chúng cho riêng mình cho đến khi có sự xuất hiện của internet. Thực tế, những người trẻ đã phát hiện ra rằng thông qua việc sử dụng mạng họ có thể tìm thấy ai đó lắng nghe họ, đó là cách mà nhiều người dùng Twitter để giao tiếp các vấn đề cá nhân, rắc rối của họ, hoặc tìm một lối thoát cho sự thất vọng hàng ngày của họ.

Chỉ vài tháng trước, một người đàn ông 27 tuổi đã bắt đầu khám phá trên mạng tìm những người muốn hủy diệt cuộc sống của họ. Anh liên lạc với họ và đề nghị họ cho biết cách nào để có thể tự tử dễ dàng. Tất cả đều rất đơn giản bởi vì trên phương tiện truyền thông xã hội có hàng nghìn người đăng tâm trạng của họ mỗi ngày, những người có tinh thần yếu đuối và không biết cách giải quyết và sau đó mạng internet trở thành phương tiện lý tưởng để giải thoát, đặc biệt là khả năng có thể  ẩn danh.

Trong lĩnh vực ảo của internet và truyền thông xã hội, những người chán nản và cô đơn, đặc biệt là thanh thiếu niên, cảm thấy họ có thể tự trải lòng cho người lạ dễ dàng hơn trong cuộc sống thực. Họ chia sẻ những suy nghĩ thầm kín của họ với những người dùng khác, cuối cùng, điều lừa dối họ là họ đã tìm thấy bạn đồng hành phù hợp với nỗi sợ của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng những người đăng tin nhắn tự sát trên truyền thông xã hội, họ thực sự không muốn chết, như thể ngay cả những tin nhắn dường như tuyệt vọng  cũng là một phần của tin giả bị xâm chiếm trên mạng. Có một sự khác biệt giữa việc viết nặc danh để muốn chết và hành động thực tế. Tuy nhiên, việc thể hiện sự thất vọng của họ ở trên mạng mà không phải trước mặt của một người có thể tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn mà từ đó rất khó để thoát ra ngoài.

Đây là những gì đã được ghi dấu bởi một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học San Diego State, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này cung cấp ý tưởng thực cho việc suy tư đặc biệt  cho các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục về làm thế nào để cải thiện tinh thần hạnh phúc của những người trẻ. Theo nghiên cứu này, sự gia tăng thời gian ở trước màn hình, dưới dạng máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng, có thể góp phần làm gia tăng trầm cảm và suy nghĩ liên quan đến tự tử, đặc biệt là ở những người trẻ.

Cũng giống như một thiên tai hay chiến tranh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tâm trí trẻ, vì vậy ngay cả sự gia tăng gấp đôi của điện thoại thông minh và truyền thông xã hội đã gây ra một trận động đất làm cho các nhà nghiên cứu kết luận rằng có bằng chứng thuyết phục những thiết bị này có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người trẻ, đến mức khiến họ không hài lòng một cách khách quan.

Các kết quả, được công bố trên tạp chí Clinical Psychological Science, cho thấy sự cần thiết việc giám sát của cha mẹ, theo dõi thời gian con cái của họ ở phía trước màn hình. Ví dụ, giới hạn thời gian hiển thị của các công cụ kết nối với internet một hoặc hai giờ một ngày, nó sẽ rơi vào khu vực được coi là an toàn về mặt thống kê cho việc sử dụng thiết bị. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dành thời gian rời khỏi màn hình và tham gia vào các tương tác xã hội như thể thao, âm nhạc, các nhóm tình nguyện, tạo ra các hiệu ứng tích cực và giảm các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến tự sát.

Ở đây, nếu có một ý tưởng về việc có thể chặn tất cả các trang web tự tử và xóa khỏi các phương tiện truyền thông xã hội tất cả các thẻ bắt đầu bằng cách kết nối với mong muốn tự hủy hoại sự sống, chỉ cần áp dụng một vài biện pháp phòng ngừa để giảm đáng kể khả năng rơi vào trong một vòng xoáy tự hủy.(L'Osservatore Romano 31-5-2018)

Ngọc Yến

Nguồn: vi.radiovaticana.va

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch