Trong lúc đa số người làm nghề chuyên môn về y tế đều là những người làm việc có lương tâm, đáng kính. Nhưng ngành nha khoa là một lãnh vực không được luật lệ quy định nghiêm ngặt, vì thế có một số nha sĩ hành nghề bất lương, bịa đặt ra những bệnh về răng, nướu, và bệnh nhân là người phải trả giá cho những hành vi bất lương này của nha sĩ.

Câu chuyện dưới đây của một nha sĩ nổi tiếng ở San Jose cho chúng ta thấy tầm mức tai hại, và nguy hiểm khi người nha sĩ tìm cách moi tiền của bảo hiểm, và của bệnh nhân.  

Khoảng đầu thập niên 2000’s, nha sĩ của ông Terry Mitchell nghỉ hưu, đóng cửa văn phòng, không còn làm việc nữa. Ông Mitchell có chiếc răng cấm ở trong cùng bị sưng,  phải đi tìm một  nha sĩ khác nhổ chiếc răng khôn này đi. Terry Mitchell là một cán sự điện khoảng trên 50 tuổi. Ông được bạn bè giới thiệu đi gặp nha sĩ Roger Lund, ở gần nhà, trong thành phố San Jose, California.    

Nha sĩ Lund nhổ chiếc răng cấm cho ông Mitchell một cách dễ dàng, không bị phức tạp gì cả. Ông Mitchell không  bị đau nhức khi nhổ chiếc răng cấm, nhưng trong vòng 7 năm sau đó, nha sĩ Lund hay lấy gân máu, root canals, và đặt cầu, bridges, và crown, cho răng của ông Mitchell khá nhiều lần. Bảo hiểm răng của ông Mitchell chỉ chịu trả một phần chi phí, ngoài ra, ông Mitchell phải bỏ tiền túi ra trả khoảng $50,000. Ông Mitchell không hiểu vì sao ông phải trải qua nhiều lần lấy gân máu. (Một người bình thường chỉ phải lấy gân máu khoảng đôi lần trong cả đời người). Ông Mitchell vẫn tiếp tục tin tưởng hoàn toàn vào nha sĩ Lund.  

Bà Joyce Cordi, một thương gia trên tuổi, cũng đi chữa răng ở văn phòng nha sĩ Lund. Bà biết đến nha sĩ Lund qua số điện thoại 1-800-DENTIST. Lần đầu tiên đến gặp nha sĩ Lund vào năm 1999, và bà chưa bao giờ bị răng sâu. Hàm răng của bà rất tốt, ngoại trừ một chiếc răng khểnh mọc cạnh chiếc răng khác. Bà nhờ nha sĩ Lund lấy chiếc răng khểnh đó đi, để tránh rắc rối về sau. Khoảng chưa đầy một năm sau, nha sĩ Lund đề nghị bà Cordi cần phải đặt bridge, đặt crown cho một hai chiếc răng khác, và lấy gân máu để phòng ngừa về sau.  

Bà Cordi giật mình lo ngại không hiểu vì sao răng của mình lại có nhiều vấn đề như vậy? Nhưng mỗi khi bà Cordi nêu câu hỏi, hay tỏ ý nghi ngại là lập tức nha sĩ Lund có câu giải thích rất chuyên nghiệp, thỏa đáng. Ông giải thích rằng vết sâu răng cần phải trám lại để ngăn chặn trước. Nướu răng của bà bắt đầu bị tuột, soi mòn. Do đó khiến cho mấy cái răng bị yếu hẳn đi. Rõ ràng bà có thói xấu tối ngủ hay nghiến răng. Và rõ ràng là bà trở nên lớn tuổi, nên răng bị yếu đi. Là con gái của một bác sĩ, từ nhỏ bà Cordi đã được dạy dỗ là phải luôn luôn kính trọng những người làm nghề chuyên môn trong ngành y tế. Bác sĩ nha khoa Lund lại luôn luôn nài nỉ, van lơn, nên bà không nỡ từ chối những đề nghị chữa răng của ông. Trong thời gian khoảng 10 năm, bà Cordi được nha sĩ Lund làm 10 lần lấy gân máu, đặt 10 vòng crown. Ngoài ra ông còn mài đi những bridges cũ, thay thế chúng bằng hai cái bridges mới, khiến cho hàm răng của bà bị một khe hở, trông thấy rất rõ, phía trước. Chi phí tất cả lên đến $70,000.  

Năm 2012, Nha sĩ Lund nghỉ hưu. Một nha sĩ trẻ tên là Brendon Zeidler muốn khuếch trương thêm việc làm của mình, anh ta mua lại văn phòng nha sĩ Lund, tiếp thu luôn số bệnh nhân cũ của ông Lund. Khi tiếp xúc với những bệnh nhân cũ của ông Lund,  nha sĩ Zeidler phát hiện xu hướng lo âu lộ trên nét mặt của các bệnh nhân. Đa số bác bệnh nhân này  từng phải trả rất nhiều tiền cho nha sĩ Lund, vì những khoản tiền chữa răng khá lớn. Khi nha sĩ Zeidler khám định kỳ để kiểm tra răng của những bệnh nhân này, ông cho biết họ không cần phải làm gì thêm. Tất cả đều lấy làm ngạc nhiên, và tỏ ý lo ngại: Không hiểu ông nha sĩ mới này có rành nghề hay không? Không rõ nha sĩ Zeidler có xem xét răng cho họ kỹ càng hay không?. Trong lúc đó, nha sĩ Zeidler lại chỉ tính tiền khoảng 10% hay 25% chi phí theo giá biểu của nha sĩ Lund.   

Nha sĩ Zeidler bắt đầu tò mò điều tra xem nha sĩ Lund đã làm những gì đối với những bệnh nhân này. Điều ông phát hiện ra trong việc làm của nha sĩ Lund khiến chúng ta phải bàng hoàng, kinh hãi.    

Khi ngồi vào chiếc ghế bệnh nhân để nha sĩ chữa răng, đương nhiên người đi chữa răng ở cái thế bất tương xứng, yếu thế so với người nha sĩ. Người bệnh nhân luôn luôn cảm thấy hồi hộp, lo sợ. Một khuôn mặt to lớn, đeo mặt nạ, khẩu trang đang đè lên trước mặt bệnh nhân, trong lúc bệnh nhân nằm ở thế co quắp. Tay ông ta đang cầm đủ mọi thứ dụng cụ, bạn chỉ còn biết há miệng to để ông ta muốn làm gì thì làm. Đầu óc của bạn ở tư thế tội nghiệp, và cho rằng mình bị sâu răng, hay bị mòn nướu răng là do lỗi của mình. Khi ông nha sĩ tuyên bố rằng cần phải trám răng, cần phải sửa nướu răng, bạn không còn can đảm để phản đối, hay tỏ ý bất đồng ý kiến. Khi người nha sĩ ra lệnh cho đi chụp hình lại hàm răng của bạn, bạn không dám có ý kiến đòi phải suy nghĩ lại giống như khi bác sĩ đòi giải phẫu trên một phần cơ thể của bạn. Mọi việc xảy ra ở văn phòng nha sĩ thường được quyết rất mau, và gọn gàng chóng vánh.

Trong lúc đa số nha sĩ là những nhân vật làm nghề chuyên môn một cách đứng đắn và đáng kính trọng. Mối quan hệ bất bình đẳng, và kém thoải mái giữa nha sĩ và bệnh nhân thường được bỏ qua. Các thủ tục chữa răng thường là những việc làm không an toàn, và hữu hiệu như được miêu tả, hay được công chúng tin tưởng. Nghề nha sĩ là một nghề chuyên môn không được luật lệ quy định chặt chẽ.  

Bà Jane Gillette, một Nha Sĩ và cũng là dân biểu đảng Cộng Hòa của tiểu bang Montana nói như sau: “Chúng tôi là một ốc đảo tách riêng ra khỏi hệ thống y tế to lớn. Trong lúc đa số các ngành khác đều có chính sách, luật lệ dựa vào bằng chứng thực tế, thì ngành Nha lại đi thụt lùi, không có chính sách rõ ràng dựa trên tài liệu cụ thể. Chúng tôi đang cố gắng theo kịp một cách chậm chạp.”.  

Lấy ví dụ nguyên tắc mỗi người nên đi gặp nha sĩ một năm hai lần để kiểm tra, và làm sạch răng. Chúng ta nghe nhắc đến nguyên tắc này ngay từ khi còn bé, và lâu dần,  mặc nhiên xem nó như một nguyên lý bất di dịch. Thực ra đó chỉ là một quy tắc truyền khẩu, không có gì được kiểm chứng bằng khoa học cả. (Nguyên tắc này đã bị hủy bỏ vào năm ngoái khi xảy ra đại dịch COVID-19 khiến cho nhiều văn phòng nha sĩ phải đóng cửa.). Nhiều học giả đã thử truy nguyên xem nguyên tắc đi khám răng sáu tháng một lần có từ đâu mà  ra. Họ được biết khởi thủy nó xuất phát từ một tấm bảng quảng cáo thời thập niên 1930’s. Trước đó, vào năm 1849 thì có một tờ truyền đơn được làm do một người bị đau răng nặng đặt ra. Ngày nay, các nha sĩ đứng đắn công nhận rằng một người có hàm răng tốt, chăm sóc cẩn thận chỉ cần đi gặp nha sĩ khoảng 12 đến 16 tháng một lần.   

Trong lúc đó, những tiêu chuẩn làm việc, chữa răng, giải phẫu mà nha sĩ nên làm lại không bao giờ được nghiên cứu tường tận. Khá nhiều cách chữa răng chưa bao giờ được đem ra xét nghiệm lại một cách khoa học. Những tài liệu ghi chép về phương pháp chữa trị không được đảm ảo cho lắm. 

Tổ chức Cochrane là một tổ chức độc lập nghiên cứu về những việc chữa trị liên quan đến răng miệng từ năm 1999 đến nay. Sau nhiều công trình nghiên cứu thể thức chữa trị răng khác nhau từ việc gắn sealant, đến làm bóng răng và trám răng sâu cho trẻ em, tổ chức này đưa ra hai kết luận hết sức nản lòng: Thứ nhất là nhiều việc chữa trị mang tính chất bôi bác không cần thiết. Thứ hai là việc chữa trị không được kiểm chứng rằng nó đem lại ích lợi đáng kể cho bệnh nhân.  

Ví dụ trong nước có chất “fluoride” tốt cho trẻ em tránh được sâu răng, nhưng chất này không ích lợi gì cho người lớn cả. Một số tài liệu nghiên cứu nói rằng dùng sợi chỉ “floss” răng sẽ giúp nướu răng ít bị hư. Nhưng không có bằng chứng nào vững chắc cho thấy “floss” răng có thể tránh được chất dơ “plaque” bám chặt vào răng. Nhiều cách chữa trị răng miệng quan trọng không được kiểm chứng bằng những công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ. Nói chung là người nha sĩ tự ý quyết định làm việc trong tư thế của một bác sĩ giải phẫu hơn là một y sĩ gia đình khi ông ta tự quyết định xem có nên làm ‘root canal” nên đặt “crown” hay làm “bridge” cho bệnh nhân. 

Trong suốt 9 tháng liên tiếp, nha sĩ Zeidler dùng hai ngày cuối tuần để nghiên cứu, xem xét lại việc làm của nha sĩ Lund cho hàng trăm bệnh nhân mà ông ta đã chữa trị trong suốt năm năm qua. Nha sĩ Zeidler liệt kê những việc làm của nha sĩ Lund trên một tấm bảng lớn cho từng bệnh nhân. Từ bảng thống kê này, nha sĩ Zeidler phân tích việc làm của nha sĩ Lund trước đây. Những con số thống kê đó nói lên một sự thực rõ ràng là nha sĩ Lund đã làm nhiều việc chữa trị không cần thiết, và có khi còn phá hoại hàm răng của người bệnh nhân. Không phải chỉ có hai trường hợp cá biệt của ông Mitchell hay bà Cordi mà thôi. Nha sĩ Lund làm rất nhiều biện pháp chữa trị cho bệnh nhân của ông những việc làm không cần thiết trong hàng chục năm. Thông thường ông hay đặt crown cho bệnh nhân- cứ năm năm là ông đặt crown cho bệnh nhân một lần, trong lúc mỗi crown thường có thể dùng được từ 10 đến 15 năm. Nha sĩ Lund không những đặt crown cho bệnh nhân một cách bừa bãi, không cần thiết, nhiều khi cứ 5 năm một lần, ông phá bỏ cái crown cũ đặt crown mới để tính tiền. Theo quy tắc bảo hiểm thời gian tối thiểu để bệnh nhân có thể thay crown là năm năm. Các bệnh nhân của nha sĩ Lund đa số đều phải làm root canal, lấy gân máu nhiều lần không cần thiết.  

Ngoài việc vẽ ra những công tác chữa trị không cần thiết, nhiều khi gây đau đớn, và phiền toái cho bệnh nhân, nha sĩ Lund còn làm hóa đơn tính tiền bảo hiểm cho những mục chữa trị mà ông không hề làm.  

Nha sĩ Zeidler cảm thấy xấu hổ và buồn vô hạn trước việc làm bất lương của nha sĩ Lund. Ông tự nhủ: “Tôi làm nghề nha sĩ là để chăm sóc cho người bệnh. Khi thấy có người làm những điều bất lương, gây tai hại cho bệnh nhân, tôi cảm thấy bất nhẫn vô cùng.”. 

Nha sĩ Zeidler biết ông ta nên làm gì. Ông nhất định sẽ đối mặt, chất vấn ông nha sĩ Lund, buộc ông này phải giải thích về việc làm của ông ta. Và đặc biệt đáng sợ là ông sẽ tiết lộ những khám phá của ông cho các bệnh nhân biết. Ông sẽ nói cho những người này biết rằng người nha sĩ mà họ tin tưởng từ bấy lâu nay thực ra đã lừa gạt họ để lấy tiền.  

Để trở thành một bác sĩ y khoa, người sinh viên phải học xong 4 năm ở trường y khoa, sau đó, phải đi thực tập từ 3 đến 7 năm tùy theo chọn ngành chuyên khoa. Người nha sĩ thì khác, sau khi học xong 4 năm lấy bằng nha sĩ, người sinh viên nha có thể thi ngay giấy phép hành nghề nha sĩ của tiểu bang mình, và từ đó, tự do đi hành nghề. (Một số nha sĩ chọn đi học thêm về chuyên môn như ngành orthodontics (chỉnh nha) hay Maxillofacial surgery (giải phẫu răng hàm). Riêng ngành y khoa, sau thời gian thực tập, bác sĩ thường chọn đi làm trong bệnh viện lớn, trường đại học, hay cơ quan chăm sóc y tế. Ở đó, họ chịu sự kiểm soát chặt chẽ, phải tuân theo những qui tắc đạo đức, và những thể thức chữa trị đúng tiêu chuẩn. 

Ngược lại trong ngành nha khoa, trên toàn quốc có khoảng 200,000 nha sĩ, có đến hơn 80% đứng ra mở văn phòng làm việc riêng. Họ phải tuân theo một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhưng không có ai, tổ chức nào giám sát việc làm của họ giống như bên các ngành y khoa khác. Trong lãnh vực tạp chí nghiên cứu, có khá nhiều tập san viết cho ngành y khoa, nhưng chỉ có một số rất ít trong ngành nha.

Trong khoảng 10 năm gần đây, có một số nhỏ nha sĩ đứng ra tổ chức các cuộc thảo luận, hội nghị để trao đổi, trau dồi nghề nghiệp, và đề nghị những phương pháp trị liệu mới, nhưng hầu như việc làm của họ không được nhiều nha sĩ hưởng ứng. Tạp chí Contemporary Clinical Dentistry đề cập đến tình trạng này. Họ cho rằng vì thiếu tổ chức, thiếu tiền tài trợ nên không thể phát triển mạnh được. Trong lúc đó, nhiều nha sĩ chọn thái độ đứng bên lề, chỉ vì những hoạt động nghiên cứu sâu rộng trong ngành nha không nhận được nhiều tiền tài trợ của chính phủ.  

Một số vấn đề khác nảy sinh khi ngành nha thiếu những công trình nghiên cứu khoa học trình bày rõ ràng, cụ thể. Các nha sĩ thường học hỏi, nghe từ đồng nghiệp để rồi làm những việc chữa trị quá đáng, không cần thiết trên răng của bệnh nhân. Trong đó gồm có những việc như lấy gân máu, đặt crown, làm láng răng, trám chỗ răng sâu quá sớm, không cần thiết. Trong cuốn sách “Teeth” bà mary Otto viết: “Ngành chăm sóc răng của Mỹ tiếp tục làm những việc thừa, không cần thiết để ngăn ngừa bệnh.”. 

Chắc chắn các nha sĩ có lý do khi phải làm việc chữa trị không cần thiết để lấy tiền. Ở Hoa Kỳ trung bình mỗi sinh viên theo học ngành nha sau khi ra trường đều thiếu nợ khoảng $200,000. Sau đó, họ còn cần có tiền để mở văn phòng hành nghề, mua dụng cụ, thuê mướn nhân viên làm trong văn phòng. Nha sĩ cần phải bịa ra những việc chữa trị không cần thiết để có tiền. Những việc làm căn bản  như làm sạch răng, khám răng chỉ kiếm được khoảng $200 mỗi lần khám.  

 Sau gần bốn thập niên pha chất “flouride” vào kem đáng răng, và nước dùng hàng ngày, tỉ lệ răng sâu xuống rất thấp trong dân chúng.Lúc gần đây, phong trào làm răng thẩm mỹ nở rộ để các nha sĩ có cơ hội lấy tiền. Thẩm mỹ răng hàm gồm có những việc như làm răng bóng làng, niềng răng, nắn răng cho thẳng, và sửa hàm răng. Những nha sĩ thiếu đạo đức tìm cách làm tiền để bầy đặt ra những việc chữa trị không cần thiết như trám răng răng chỗ này, làm bóng răng chỗ khác, hay đặt crown không cần thiết trên một cái răng.  

Nghiên cứu việc chữa trị quá đáng, không cần thiết của nha sĩ làm một việc chưa có ai từng làm. Một nhóm nha sĩ ở ETH Zurich, thuộc trường đại học Thụy Sĩ rủ nhau đi khảo sát thực tế, họ nhờ một bệnh nhân bị ba chỗ răng sâu nhỏ đi đến 180 nha sĩ khác nhau để tìm cách chữa răng sâu. Theo cẩm nang chữa bệnh của Hội Nha sĩ, người bệnh nhân này chỉ cần theo dõi vết sâu, và không cần phải trám răng. Cẩm nang đề nghị bệnh nhân chỉ cần đánh răng kỹ hơn là sẽ khỏi. Trong số 180 nha sĩ người bệnh nhân đi hỏi thăm, có đến hơn 50 người đề nghị biện pháp chữa trị không cần thiết. Một số nha sĩ bất lương còn đề nghị phải khoan sâu vết răng sâu, để trám lại. 13 người đề nghị khoét chỗ răng sâu, và 6 người đòi trám răng. 

Kết quả khảo sát thực tế của sinh viên nha khoa Thụy Sĩ không làm cho người Mỹ ngạc nhiên. Vì nó cũng xảy ra tại Hoa Kỳ. năm 1997, nguyệt san Reader’s Digest thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu việc làm của các nha sĩ. Tác giả công trình nghiên cứu này là William Ecenbarger, đi thăm 80 văn phòng nha sĩ ở 28 tiểu bang khác nhau. Ông nghiên cứu nhiều bản liệt kê việc làm của nha sĩ, từ đặt crown cho một chiếc răng, cho đến tái tạo nguyên bả một hàm răng, giá cả từ $500 đô la đến gần $30,000 đô la. Tác giả này kết luận: “Ngành Nha Khoa quả thực là một ngành khoa học thiếu chính xác, đánh võ tự do, không hề đặt việc làm trên căn bản khoa học.”..  

Nha sĩ Zeidler đối diện với nha sĩ Lund để chất vấn ông ta về những việc làm vô trách nhiệm.

Sau vài lần gặp mặt đối diện nhau, Nha sĩ Zeidler quyết định đưa ông Lund ra tòa, dùng luật pháp đề trừng trị ông ta. Nha sĩ Zeidler liên lạc với từng bệnh nhân cũ, và giải thích cho họ rõ những việc làm sai sái của nha sĩ Lund. tất cả đề vô cùng kinh ngạc, và tức giận. 

Họ nói với nha sĩ Zeidler: “Sao tôi ngu quá vậy. Lẽ ra tôi nên hỏi thăm thêm một vài nha sĩ khác. Đây không còn là vấn đề việc làm của một người có trí thức, có bằng cấp, mà là sự phản bội lòng tin của bệnh nhân.”.  

Tháng 10 năm 2013, nha sĩ Zeidler kiện nha sĩ Lund ra tòa về tội hành nghề sai trái, và không tôn trọng hợp đồng. Trong vụ kiện này, nha sĩ Zeidler thưa nha sĩ Lund đã khai gian lợi tức thu nhập là $729,000 đến $988,000 một năm do việc “tính tiền gian dối cho bệnh nhân đối với những việc chữa trị mà ông ta không hề làm.”. Hai người thỏa thuận về một số tiền đền bù bí mật để giải quyết vấn đề này. 

Từ năm 2014 đến 2017, mười bệnh nhân trước đây của ông Lund đệ đơn kiện, trong đó có cả ông Mitchell và bà Cordi. Họ kiện ông Lund đã lừa đảo, gian dối, lợi dụng tiền bạc đối với người cao niên, Nha sĩ Lund đồng ý đền cho những bệnh nhân này số tiền $3 triệu đô la, do hãng bảo hiểm của ông đứng ra chi trả. (Nha sĩ Lund vẫn không nhận mình có tội).  

Tháng Năm 2016, nha sĩ Lund bị bắt giam, và phải đóng số tiền $250,000 để được tại ngoại.  Văn phòng công tố quận hạt Santa Clara sẽ truy tố nha sĩ Lund về 26 tội gian lận tiền bảo hiểm. Khi đóng tiền thế chân, nha sĩ Lund vẫn nói là ông vô tội. Vào cuối năm nay, tòa án sẽ xét xử ông. Hội đồng cấp giấy phép hành nghề nha sĩ của tiểu bang California ra lệnh thu hồi giấy phép hành nghề của nha sĩ Lund. 

 Nhiều bệnh nhân cũ của nha sĩ Lund lo cho tương lai sức khỏe của họ. Một gân máu của ông Mitchell cần phải làm lại. Răng của ông bị vỡ vụn, mục nát, và bị nhiễm trùng. Nha sĩ mới của bà Cordi nói rằng răng của bà sau khi được ông Lund kiếm chuyện chữa trị giống như hàm răng của một người bị đụng xe làm vỡ nát hàm răng. Vì ông Lund đặt bridge mới không khéo, nên một chiếc răng làm bà đau đớn khi nhai thức ăn. Bà than thở: “tôi khổ sở vô cùng vì chiếc răng đau nhức này.”   

Bà nói thêm: “Điều xấu nhất là ông nha sĩ Lund đã làm mất niềm tin của bệnh nhân. Tôi không còn biết tin vào ai nữa. Đây là một tội không thể tha thứ được.”

Ferris Jabr - Reader’s Digest

Nguyễn Minh Tâm  (dịch)

(dịch theo Reader’s Digest tháng 1/2021)

 -----------------

Can You Trust Your Dentist?

 Ferris Jabr Updated: Jan. 21, 2021

 From The Atlantic

 While most of the professionals who care for our teeth are reputable and honest, dentistry is less science-based and regulated than other fields. Some patients pay the price.

 In the early 2000s, Terry Mitchell’s dentist retired. When one of his wisdom teeth began to ache, Mitchell, an electrician in his 50s, started looking for someone new. An acquaintance recommended John Roger Lund, DDS, whose practice was a convenient ten-minute walk from Mitchell’s home in San Jose, California.

 Dr. Lund extracted the tooth with no complications. Mitchell never had any pain or new complaints, but in the space of seven years, Dr. Lund gave Mitchell nine root canals and just as many crowns. Mitchell’s insurance covered only a small portion of each procedure, so he paid about $50,000 out of pocket. He had no idea that it was unusual to undergo so many root canals. (A typical person might get one or two in a lifetime.) And he trusted Dr. Lund.

 Joyce Cordi, a businesswoman in her 50s, learned of Dr. Lund through 1-800-DENTIST. When she visited him for the first time, in 1999, she had never had a cavity. Other than a small dental bridge to fix a rare congenital anomaly (she was born with one tooth trapped inside another and had them extracted), her teeth were perfectly healthy, to her knowledge. Within a year, Dr. Lund was questioning the resilience of her bridge and telling her she needed root canals and crowns.

 Cordi was somewhat perplexed. Why the sudden need for so many procedures after decades of good dental health? Dr. Lund always had an answer ready. The cavity on this tooth was in the wrong position to treat with a typical filling. Her gums were receding, which had resulted in tooth decay. Clearly she had been grinding her teeth. And after all, she was getting older. As a doctor’s daughter, Cordi had been raised with an especially respectful view of medical professionals. Dr. Lund was insistent, so she agreed to the procedures. Over the course of a decade, Dr. Lund gave Cordi ten root canals and ten crowns. He also chiseled out her bridge, replacing it with two new ones that left a conspicuous gap in her front teeth. Altogether, the work cost her about $70,000.

 In 2012, Dr. Lund retired. Brendon Zeidler, a young dentist looking to expand his business, bought his practice and assumed responsibility for his patients. As he met more of Dr. Lund’s former patients, he noticed a disquieting trend: Many of them had undergone extensive dental work. When Dr. Zeidler told them after routine exams or cleanings that they didn’t need any additional procedures, they tended to react with surprise and concern: Was he sure? Had he checked thoroughly? At the same time, Dr. Zeidler was making only 10 to 25 percent of Dr. Lund’s reported earnings each month.

 Dr. Zeidler gathered years’ worth of records and began to scrutinize them. What he uncovered was appalling.

 text: When a dentist declares that there is a problem, who has the courage or expertise to disagree?

 When you’re in the dentist’s chair, the power imbalance between practition­er and patient becomes palpable. A masked figure looms over your recumbent body, wielding power tools and sharp metal instruments, doing things to your mouth you cannot see, asking you questions you cannot properly answer, presumably judging you all the while. A cavity or receding gum line can suddenly feel like a personal failure.

 When a dentist declares that there is a problem, that something must be done before it’s too late, who has the courage or expertise to disagree? When he points at spectral smudges on an X‑ray, how are we to know what’s true? In other medical contexts, such as a visit to a general practitioner or a cardi­ologist, we are fairly accustomed to seeking a second opinion before agreeing to surgery or an expensive regimen of pills with harsh side effects. But in the dentist’s office, the impulse is to comply, to get the whole thing over with as quickly as possible.

 While the vast majority of dentists are reputable, caring professionals, the often-uneasy relationship between dentist and patient is complicated by an unfortunate reality: Common dental procedures are not always as safe, effective, or durable as we are meant to believe. As a profession, dentistry has not yet applied the same level of self-scrutiny as medicine or embraced as sweeping an emphasis on scientific evidence.

 “We are isolated from the larger health system. So when evidence-based policies are being made, ­dentistry is often left out of the equation,” says Jane Gillette, a dentist and Republican state legislator in ­Bozeman, Montana, who works closely with the American Dental ­Association’s Center for Evidence-Based Dentistry. “We’re kind of behind the times, but increasingly we are trying to move the needle forward.”

 Consider the maxim that everyone should visit the dentist twice a year for cleanings. We hear it so often, and from such a young age, that we’ve internalized it as truth. But this supposed commandment of oral health has no scientific grounding (and it was readily overruled when concern about transmitting the COVID-19 ­virus closed dentists’ offices last year). Scholars have traced its origins to a few potential sources, including a toothpaste ad from the 1930s and a pamphlet from 1849 that follows the travails of a man with a severe toothache. Today, an increasing number of dentists acknowledge that adults with good oral hygiene need to see a dentist only once every 12 to 16 months.

 The need for many standard dental treatments is likewise not well substantiated by research. A good number of them have never been tested in meticulous clinical trials. And the data that are available are not always reassuring.

 The Cochrane organization, an independent health-research firm, has conducted systematic reviews of oral-health studies since 1999. Researchers have analyzed the scientific literature, focusing on the most rigorous and well-designed studies. In some cases, their findings clearly justify certain procedures. For example, dental sealants—liquid plastics painted onto teeth like nail polish—reduce tooth decay in children and have no known risks. But most of the Cochrane reviews reach one of two disheartening conclusions: Either the available evidence fails to confirm the purported benefits of a given dental intervention or there is simply not enough research to say anything substantive one way or another.

 illustration of a mouth with various dental tools pointing at itArsh Raziuddin

 For instance, fluoridation of drinking water seems to help reduce tooth decay in children, but there is in­sufficient evidence that it does the same for adults. Some data suggest that regular flossing mitigates gum disease, but there is only “weak, very unreliable” evidence that it combats plaque. As for common but invasive dental procedures: An increasing number of dentists question the tradition of prophylactic removal of wisdom teeth; little medical evidence justifies substituting tooth-colored resins for typical metal amalgams to fill cavities; and what limited data we have don’t clearly indicate whether it’s better to repair a root-canalled tooth with a crown or a filling. When Cochrane researchers tried to determine whether faulty metal fillings should be repaired or replaced, they could not find a single study that met their standards.

 “The body of evidence for dentistry is disappointing,” says Derek Richards, the director of the Centre for Evidence-Based Dentistry at the University of Dundee, in Scotland. “Dentists tend to want to treat or intervene. They are more akin to surgeons than they are to physicians.”

 Dr. Zeidler spent every weekend for nine months examining the charts of hundreds of patients Dr. Lund had treated in the preceding five years. In a giant Excel spreadsheet, he logged every single procedure Dr. Lund had performed so he could carry out some basic statistical analyses.

 The numbers spoke for themselves. Year after year, Dr. Lund had conducted invasive, costly, and seemingly unnecessary procedures on dozens of his patients, some of whom he had been seeing for decades. Mitchell and Cordi were far from alone. Dental crowns were one of Dr. Lund’s most frequent treatments. Crowns typically last 10 to 15 years. Dr. Lund not only gave his patients super­fluous crowns, but he also tended to replace them every five years—the minimum interval of time before insurance companies will cover the procedure again. More than 50 of Dr. Lund’s patients also had ludicrously high numbers of root canals: 15, 20, 24. (A typical adult mouth has 32 teeth.)

 In addition to performing scores of seemingly unnecessary procedures that could result in chronic pain, medical complications, and further operations, Dr. Lund had apparently billed patients for treatments he had never administered.

 Zeidler was alarmed and distressed. “We go into this profession to care for patients,” he says. “That is why we become doctors. To find, I felt, someone was doing the exact opposite of that—it was very hard, very hard to accept that someone was willing to do that.”

 He knew what he had to do. He had to confront Dr. Lund and give him the chance to account for the anomalies. Even more daunting, he would have to divulge his discoveries to the patients. He would have to tell them that the man to whom they had entrusted their care for years had apparently deceived them for his own profit.

 text: “America’s dental-care system continues to reward surgical procedures more than prevention.”

 Becoming a practicing physician requires four years of medical school followed by a three-to-seven-year residency program, depending on the specialty. Dentists earn a degree in four years and, in most states, can immediately take the national board exams, get a license, and begin treating patients. (Some choose to continue training in a specialty, such as orthodontics or oral and maxillofacial surgery.) When physicians complete their residencies, they typically work for hospitals, universities, or large health-care organizations with substantial oversight, strict ethical codes, and standardized treatment regimens.

 By contrast, about 80 percent of the nation’s 200,000 active dentists have individual practices, and although they are bound by a code of ethics, they typically don’t have the same level of oversight. There are dozens of journals and organizations devoted to evidence-based medicine, but only a handful devoted to evidence-based dentistry.

 In the past decade, a small cohort of dentists has worked diligently to promote evidence-based dentistry, hosting workshops, publishing ­clinical-practice guidelines based on systematic reviews of research, and creating websites that curate useful resources. But its adoption “has been a relatively slow process,” as a 2016 commentary in the Contemporary Clinical Dentistry journal put it. Part of the problem is funding: Because dentistry is often sidelined from medicine at large, it simply does not receive as much money from the government and industry to tackle these issues.

 Among other problems, dentistry’s struggle to embrace scientific inquiry has left dentists with considerable latitude to advise unnecessary ­procedures—whether intentionally or not. The standard euphemism for this is overtreatment. Favored procedures, many of which are elaborate and steeply priced, include root canals, the application of crowns and veneers, deep cleaning, gum grafts, fillings for “­microcavities”—incipient lesions that do not require immediate ­treatment—and superfluous restorations and replacements, such as swapping old metal fillings for modern resin ones. As Mary Otto writes in her book, Teeth, “America’s dental-care system continues to reward those surgical procedures far more than it does prevention.”

 Certainly there is a financial incentive. In the United States, the average debt of a dental-school graduate is more than $200,000. And then there’s the expense of finding an office, buying new equipment, and hiring staff to set up a private practice. A dentist’s income is entirely dependent on the number and type of procedures he or she performs; a routine cleaning and examination earns a baseline fee of only about $200.

 All that said, the amount of tooth decay in many countries’ populations has declined dramatically over the past four decades, mostly thanks to fluoridated toothpaste. In the 1980s, with fewer genuine problems to treat, some practitioners turned to the newly flourishing industry of cosmetic dentistry, promoting elective procedures such as bleaching, teeth filing and straightening, gum lifts, and veneers. It’s easy to see how an unethical dentist, hoping to buoy his income, would be tempted to recommend frequent exams and proactive treatments—a small filling here, a new crown there—even when waiting and watching would be better. It’s equally easy to imagine how that behavior might escalate.

 Studies that explicitly focus on overtreatment in dentistry are rare, but a recent field experiment provides some clues about its pervasiveness. A team of researchers at ETH Zurich, a Swiss university, asked a volunteer patient with three tiny, shallow cavities to visit 180 randomly selected dentists in Zurich. The Swiss Dental Guidelines state that such minor cavities do not require fillings; rather, the dentist should monitor the decay and encourage the patient to brush regularly, which can reverse the damage. Despite this, 50 of the 180 dentists suggested unnecessary treatment. Collectively, the overzealous dentists singled out 13 different teeth for drilling; each advised one to six fillings.

 text: A 1997 Reader’s Digest investigation concluded that “dentistry is a stunningly inexact science.”

 These results wouldn’t have surprised some Americans. In 1997, Reader’s Digest conducted its own investigation of dentists’ practices. Writer William Ecenbarger visited 50 dentists in 28 states and received prescriptions ranging from a single crown to a full-mouth reconstruction, with the price tag starting at about $500 and going up to nearly $30,000. His conclusion: “Dentistry is a ­stunningly inexact science.” To read more about William’s story, go here.

 Dr. Zeidler confronted Dr. Lund about his discoveries in several face-to-face meetings and decided shortly thereafter to take legal action. (Repeated attempts were made to contact Dr. Lund and his lawyer for this story, but neither responded.)

 One by one, Dr. Zeidler began to write, call, or sit down with patients, explaining what he had uncovered. They were shocked and angry.

 “A lot of them felt, How can I be so stupid? Or, Why didn’t I go elsewhere?” Dr. Zeidler says. “But this is not about intellect. It’s about betrayal of trust.”

 In October 2013, Dr. Zeidler sued Dr. Lund for misrepresenting his practice and breaching their contract. In the lawsuit, Dr. Zeidler and his lawyers argued that Dr. Lund’s reported practice income of $729,000 to $988,000 a year was “a result of fraudulent billing activity, billing for treatment that was unnecessary, and billing for treatment which was never performed.” The suit was settled for a confidential amount. From 2014 to 2017, ten of Dr. Lund’s former patients, including Mitchell and Cordi, sued him for a mix of fraud, deceit, battery, financial elder abuse, and dental malpractice. They collectively reached a nearly $3 million settlement, paid out by Dr. Lund’s insurance company. (Dr. Lund did not admit to any wrongdoing.)

 Dr. Lund was arrested in May 2016 and released on $250,000 bail. The Santa Clara County district attorney’s office is prosecuting a criminal case against him based on 26 counts of insurance fraud. At his arraignment, he said he was innocent of all charges; the trial is expected to take place later this year. The Dental Board of California is seeking to revoke or suspend his license, which is currently expired.

 Many of Dr. Lund’s former patients worry about their future health. One of Mitchell’s root canals has already failed: The tooth fractured, and an infection developed. Cordi’s new dentist says her X-rays resemble those of someone who had reconstructive facial surgery following a car crash. Because Dr. Lund installed her new dental bridges improperly, one of her teeth is continually damaged by everyday chewing. “It hurts like hell,” she says. She has to wear a mouth guard every night.

 Worst of all, she says, “He damaged the trust I need to have in the people who take care of me. He damaged my trust in mankind. That’s an unforgivable crime.”

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch