“Bộ phim Một đời người nghiên cứu Hoàng Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, do Phạm Xuân Nghị đạo diễn, vừa nhận được giải thưởng Cánh Diều Bạc của Hội Điện Ảnh Việt Nam về thể loại phim tài liệu truyền hình.

Thông tín viên Định Nguyên của Ban Việt Ngữ RFA có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Nhã xung quanh vấn đề này.

Phổ biến sự thật lịch sử

Định Nguyên: Bộ phim Một Đời người nghiên cứu Hoàng Sa do Phạm Xuân Nghị làm đạo diễn, nói về thành quả nghiên cứu hơn 30 năm về Hoàng Sa của TS, vừa được trao giải Cánh Diều Bạc của Hội Điện Ảnh VN. Xin TS cho biết cảm nghĩ của mình về giải thưởng này?

tsnguyennha-305Tiến Sĩ Nguyễn Nhã tại buổi triển lãm hình ảnh, tài liệu liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa tại TPHCM.Photo courtesy of vietbao

TS Nguyễn Nhã: Phim về Hoàng Sa của đạo diễn Phạm Xuân Nghị phải nói là làm rất công phu, lời bình rất là cảm động và đi rất nhiều nơi. Từ những cuộc hội nghị quốc tế ở Tp.HCM, ra cả Lý Sơn, Quảng Ngãi, Cù Lao Ré rồi Đà Nẵng để mà ghi hình. Tôi nhớ cái vụ Hậu Lộc ở Thanh Hóa (Trung quốc bắn chết 8 ngư dân). Cái sự kiện đó nó xảy ra nên ban tổ chức nói rằng không chấm nữa. Tôi nghĩ nếu chấm thì chắc là được giải. Trong lúc đó không tiện công bố. Tôi nghĩ như vậy. Tôi biết vào thời gian cắt cáp (Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của VN), ngày 11 hay 12 tháng 5 thì đã phát sóng trên HTV7 hay là HTV9 gì đấy. Sau đó mùng 1 Tết thì phát lại nhưng không phải là phim như lúc đầu.

Vừa rồi anh Phạm Xuân Nghị có đến báo tin, cảm ơn và như vậy tôi cũng mừng cho anh làm cái phim rất là hay. Bạn tôi có xem bộ phim, mặc dù phim đã rút ngắn lại, nói là rất hay. Như vậy là rất vui, bây giờ mình tuổi già rồi mà. Thế thì cái vui đó là vui chung của mọi người phải không ạ.

Định Nguyên: Việc trao giải thưởng cao quý cho bộ phim tài liệu này trong tình hình nhạy cảm hiện nay, ngoài việc biểu dương sự đóng góp của TS, có phải đằng sau là một thông điệp mà chính quyền muốn gởi tới mọi người?

TS Nguyễn Nhã: Tôi nghĩ tình hình hiện nay nó có khác tình hình trước đây nhiều năm và khác nhiều đó là một điều mừng. Tôi đã nói nhiều lần là trong thời điểm có nhiều thách thức thì có nhiều thời cơ thật tốt. Tôi nghĩ như vậy.

Định Nguyên: Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tuyên truyền nhằm củng cố cũng như áp đặt dư luận thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông bằng những tài liệu sai sự thật lịch sử. Trước tình hình này, vai trò của những nhà nghiên cứu phải như thế nào, thưa TS?

TS Nguyễn Nhã: Tôi đã đi nhiều nước, như là ở Hoa Kỳ chẳng hạn, vai trò của học thuật rất là quan trọng. Học thuật nó ảnh hưởng đến nhiều mặt như xã hội, kinh tế cũng như chính trị. Chính vì vậy năm vừa rồi tôi cũng đã tập trung một hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa để đưa cho các nơi Quốc Hội Mỹ, Hội Chuyện Gia (Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ) cũng như Trung Tâm Quốc Tế Tiếng Việt của Mỹ. Tôi cũng làm chưa đủ vì những nơi đó tôi chỉ mới đưa những bản sơ khởi thôi, bây giờ tôi đang tính, nhất là Anh Văn làm sao cho người bản xứ họ đọc cho dễ thì tôi đang chuẩn bị. Tôi nghĩ sắp tới tôi đi các trường đại học nếu mà hỗ trợ tôi, tôi sẽ nói chuyện ở các thư viện về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa thì như vậy rất là tốt. Tất cả những gì là sự thật khi đã phổ biến thì nó sẽ có tác động đến nhiều mặt khác.

Nhiều khó khăn phải vượt qua

kyyeuhoangsa-250Kỷ yếu Hoàng Sa ra mắt chiều 9/1/2012 tại Bảo tàng Đà Nẵng. Courtesy of biendong.vn

Định Nguyên: Thưa TS, việc nghiên cứu của TS và công bố tất cả những tư liệu đó mang tính cách cá nhân. Còn về phía chính quyền, Nhà Nước của chúng ta có bộ phận chuyên trách nào nghiên cứu để mà phản biện lại Trung Quốc không?

TS Nguyễn Nhã: Tôi thấy vào đầu thập niên 80 Nhà Nước có nhiều hoạt động nghiên cứu và phổ biến. Nhưng sau thập niên 80 trở đi có hẳn một đề tài về chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa Trường Sa mà ông GS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ nhiệm đề tài, tôi thấy có những đóng góp mới so với những gì trước đây. Trong thời gian tôi làm luận án tôi đã sử dụng những công trình đó. Luận án của tôi gần như tổng kết tất cả những gì mà các nhà nghiên cứu cho đến năm 2002. Ngoài ra có đề tài cấp Quốc Gia thì là Ban Biên Giới, bây giờ thuộc Bộ Ngoại Giao, là nơi có rất nhiều công trình để sưu tầm tài liệu. Bây giờ tôi thấy có một trang web về biên giới, lãnh thổ đã công bố rất nhiều những Châu Bản. Nhưng có điều tài liệu mà in ấn ra thì nó chưa được. Rất tiếc nghiên cứu rất nhiều nhưng phổ biến chưa được bao nhiêu đâu.

Định Nguyên: TS có cho biết đã gởi hai bộ hồ sơ tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa cho Quốc Hội và Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ. Xin TS cho biết vì lý do nào ông chọn hai nơi này để gởi?

TS Nguyễn Nhã: Do bạn bè của tôi thấy nơi đó là những nơi rất là quan trọng để phổ biến sự thật lịch sử của người Việt mình ra sao, vì tôi đi với tính cách hoàn toàn cá nhân và nhân dịp tạo điều kiện cho tôi đến những nơi đó. Có người thắc mắc tôi đi với tính cách gì nhất là bên đó. Tôi nghĩ ở bên Việt Nam thì người ta không cản trở gì cả những việc tôi làm.

Định Nguyên: Trong quá trình nghiên cứu để lập hồ sơ tư liệu xác định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, TS có gặp chuyện gì khó khăn không?

TS Nguyễn Nhã: Khó khăn thì nhiều lắm. Khi tôi làm đề cương bảo vệ luận án Tiến Sĩ thì có nhiều câu hỏi đặt ra tôi làm vì mục tiêu gì? Rồi mọi người thấy tôi là người từ nghề học thuật khi mà củ biên Tập San Sử Địa trước đây phải nói là đường hướng học thuật rất là rõ. Tất cả những người chính trị bên này hay bên kia đều thấy tôi đi con đường học thuật. Và chính vì thế, tôi đi con đường học thuật hoàn toàn thì những khó khăn dù khó đến đâu tôi cũng vượt qua không sao cả. Và đến bây giờ thì càng ngày tôi thấy những khó khăn lùi dần đi.

Định Nguyên: Thưa TS ngay trong số Tập San Sử Địa, số 29, xuất bản đầu năm 1975, TS cũng đã ngỏ những lời tâm huyết đối với bà con, đối với trí thức và trong bảo vệ luận án Tiến Sĩ cũng có nhắc đến điều này. Vậy hôm nay TS có lời tâm huyết nào đó để nói với bà con dân tộc Việt Nam chúng ta nói chung và những giới trí thức, giới khao khát với đất nước nói riêng?

TS Nguyễn Nhã: Tôi rất là nghẹn ngào, không phải là một lần mà nhiều lần. Ngày hôm qua tức là ngày 24 tôi rất cảm động. Vào lúc bấy giờ có một nhóm thanh niên khi mà các anh nghe nói phóng sự đọc cái lời tôi kính dâng hương hồn các anh hùng dân tộc thì các anh tìm kiếm tôi ngay. Hôm qua kéo hàng chục người đến nhà tôi. Tôi rất cảm động. Những vấn đề này nó đã trở thành thiêng liêng. Các anh nói là tích cực hỗ trợ tâm nguyện của mình. Cả trong ngoài nước như thế tôi mừng lắm. Đó là tâm nguyện của mình xưa rồi bây giờ mới nhận được.

Định Nguyên: Xin trân trọng cảm ơn Tiến Sĩ đã cho Đài Á Châu Tự buổi phỏng vấn hôm nay.

Định Nguyên, thông tín viên RFA

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch