Dưới góc nhìn  của nguyên tắc Công ích trong giáo Huấn Xã Nội Công Giáo về  70% các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến đất đai.  Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ, trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 – 2011, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào ngày 2-5-2012, cho biết (chỉ nêu 3 điểm sau đây):

- Trong thời gian từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008, số vụ việc tăng 26,4%; đoàn đông người 64,5%.

- Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội; …mà nguyên nhân khách quan do chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, (như sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán); …

- Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo, Thanh tra Chính phủ đề ra 6 giải pháp, trong đó giải pháp để giải quyết khiếu nại, khiếu tố liên quan đến đất đai là tăng cường công tác quản lý đất đai (nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực này).

dan-oanẢnh: Internet

Sự việc dưới góc nhìn của nguyên tắc Công ích trong Giáo huấn Xã Hội Công Giáo

Trước khi phân tích sự việc nói trên, thiết nghĩ cần nhắc lại một số điểm sau đây về Nguyên tắc Công ích trong Giáo Huấn Xã Hội Công  Giáo.

Quan niệm về công ích

Công ích là ích lợi công cộng, ích lợi chung cho mọi người. Công ích phát xuất từ tính cách xã hội của con người (Xã hội tính của con người).

Công ích là quan trọng vì công ích bao gồm điều tốt đẹp không những cho cá nhân, mà còn cho cả quốc gia, cộng đồng, đoàn thể, tổ chức xã hội. Nó là lí do tồn tại của Nhà nước, cũng như của các tổ chức chính trị, xã hội vì Nhà nước và tất cả các tổ chức ấy có mặt để mang lại lợi ích cho những người thuộc về mình.

Trong công ích, có điều ích lợi riêng của từng người, cũng như có điều ích lợi chung cho mọi người đang cùng sống chung với nhau trong một cộng đồng. Nó bao gồm hai loại giá trị: Giá trị vật chất, và giá trị tinh thần.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Thông điệp Mẹ và Thầy, 1961, số 51-52 viết, Công ích là tất cả những điều kiện cần thiết để giúp con người được phát triển toàn diện.

Theo Công Đồng Vatican II, Công ích là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép các tập thể hay các phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 26).

Nhiệm vụ của nhà cầm quyền

ĐGH Lêô XIII, trong Thông điệp Tân Sự, 1891, số 26, khi nói về nhiệm vụ của Nhà nước, Ngài viết, “Trước tiên, nhà cầm quyền cần dựa trên hệ thống luật pháp và chế độ chính trị để điều khiển và quản trị Nhà nước, nhằm đạt tới sự thịnh vượng chung và riêng. Đó là mục đích của chính trị và trách nhiệm của các nhà cầm quyền”.

Sau này, ĐGH Gioan XXII, trong Thông điệp Hoà Bình Trên Thế Giới, 1963, số 36 khi nói đến nhiệm vụ của nhà cầm quyền trong việc cổ võ và bảo vệ công ích, Ngài viết, “Trong thời hiện đại, thiện ích chung hệ tại việc bảo vệ những quyền lợi và những nghĩa vụ của con người. Vì thế, mối quan tâm chính của nhà cầm quyền là nhìn nhận, tôn trọng, kết hợp, bảo vệ và thăng tiến  những quyền lợi đó, nghĩa là phải làm thế nào để mỗi người dễ thực hiện những nghĩa vụ của mình”.

Bổn phận, trách nhiệm người dân

- phải chấp hành mệnh lệnh và chỉ thị của nhà cầm quyền để phục vụ thiện ích chung, vì mọi người phải góp phần xây dựng gia tài chung (ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Tân Sự, 1891, số 28).

- không được sống theo thứ luân lý duy cá nhân: cái gì thấy lợi cho mình thì làm, không lợi cho mình thì không làm, và

- tuỳ theo khả năng của mình và nhu cầu của người khác, góp phần thực hiện công ích, bằng cách cổ võ và hổ trợ các tổ chức công cũng như tư nhân nhằm cải thiện điều kiện sống của con người (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, 1965, số 30).

Trở lại sự việc nói trên, chúng ta dễ dàng nhận ra những điểm sau đây:

1. Trong những thập kỷ qua, do nhu cầu phát triển quốc gia về nhiều mặt như đô thị hoá, công nghiệp hoá, tái quy hoạch, …, Nhà nước đã phải thu hồi đất vốn đã giao cho các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo, … và cá nhân sử dụng; thậm chí giải toả – tái định cư nhiều khu dân cư vốn đã có từ lâu đời (Cồn Dầu, ở Đà Nẳng chẳng hạn), điều mà ít có nhà cầm quyền nào mong muốn.

Không nói đến các tổ chức kinh tế, xã hội, … đa số người dân không phân biệt lương, giáo có đất đang sinh kế, hoặc đang ở trong diện thu hồi, giải toả đều chấp hành mệnh lệnh và chỉ thị của nhà cầm quyền hy sinh lợi ích của mình để phục vụ thiện ích chung. Điều này đã là truyền thống sẵn sàng hy sinh kể cả sinh mệnh của mình vì nghĩa lớn của dân tộc, quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày lập quốc của dân Việt. Với người dân Công giáo thì đây là lời dạy của ĐGH Lêô XIII (Thông điệp Tân Sự, 1891, số 28) và giáo huấn của giáo hội.

2. Thế tại sao số vụ việc khiếu kiện, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm 70% trên tổng số các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân), trong năm 2011 tăng 26,4%; đoàn đông người 64,5% so với năm 2008 ?

Chưa nói đến những tiêu cực trong thu hồi, giải phóng, tái định cư; ở nhiều nơi như ở Tiên Lãng thì không đúng luật, ở Văn Giang thì giá đền bù quá thấp,  … rõ ràng luật pháp thiếu chặt chẻ, chính sách bất nhất, không đồng bộ, … tình trạng này chậm được khắc phục, sửa sai. Trong khi, nhiệm vụ của Nhà nước, “Trước tiên, nhà cầm quyền cần dựa trên hệ thống luật pháp và chế độ chính trị để điều khiển và quản trị Nhà nước, nhằm đạt tới sự thịnh vượng chung và riêng. Đó là mục đích của chính trị và trách nhiệm của các nhà cầm quyền”. (ĐGH Lêô XIII, trong Thông điệp Tân Sự, 1891, số 26).

3. Nếu để giải quyết khiếu nại, khiếu tố liên quan đến đất đai trong thời gian tới là tăng cường công tác quản lý đất đai (nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực này) thì e rằng việc khiếu nại, khiếu tố liên quan đến đất đai sẽ vẫn còn tiếp diễn, và có thể sẽ gay gắt hơn vì, dĩ nhiên, mỗi người là thành viên của cộng đồng, phải phục vụ công ích nhưng vấn đề còn ở chỗ tương quan giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.

Giải quyết tốt mối tương quan này là then chốt của việc khiếu nại, khiếu tố chứ không phải ở chỗ tăng cường việc quản lý đất đai sao cho tốt hơn.

Thật vậy, công ích xã hội không phải là tổng hợp những ích lợi vật chất hoặc tinh thần của các phần tử trong một xã hội và nó không thể là “lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất” bất chấp những thiệt thòi cho những người khác. Theo bản chất, công ích phải là tổng hoà (tổng hoà không phải là tổng hợp) thiện ích của tất cả và của mỗi cá nhân.

Kết luận

Mục đích của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội, … là cung cấp cho dân chúng các thiện ích cần thiết về vật chất, văn hóa và tinh thần. Điều này có nghĩa là nhà cầm quyền tại mỗi nước hoặc dân tộc, ban lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội,… phải hướng đến một sự hài hòa giữa điều gì là tốt cho một nhóm giới hạn nào đó và điều gì là tốt cho dân chúng xét như một tổng thể.

Tôma Hoàng Kim Khánh                                                                                  Nguồn: Ủy Ban Công Lý & Hoà Bình

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch