Số lượng tiền của người Việt ở hải ngoại gởi về nước (còn gọi là kiều hối) trong năm 2012 là 10 tỷ đô la, giúp Việt Nam xếp hạng thứ 7 trong số các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.  Con số này được đích thân bộ trưởng Ngoại Giao CSVN, ông Trần Bình Minh, loan báo trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên báo chí Việt Nam hôm 17 tháng 2 vừa qua.

Ông Trần Bình Minh, được VNExpress trích lời, thừa nhận, “lượng tiền được kiều hối gửi về nước trong các năm qua đã đóng góp lớn cho nền kinh tế.”

KieuHoi_2012Ngoại trưởng CSVN thừa nhận kiều hối “đã đóng góp lớn cho nền kinh tế.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Vẫn theo lời ông Minh, “Lượng kiều hối này chiếm 60-70% nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991 tới nay và đây là nguồn tiền thực đóng góp rất hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và tăng lượng dự trữ ngoại tệ.”

VNExpress trích dẫn nguồn tin của “Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”, nói rằng: “Kiều hối năm 2012 tăng hơn 10% so với năm 2011. Lượng kiều hối năm nay tăng, một phần còn do những cải tiến trong giao dịch khiến thời gian tiến hành nhanh và thuận tiện hơn nhiều so với trước mang lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng.”

Hồi đầu năm 2012, nhà cầm quyền Việt Nam ước tính và hy vọng rằng, số tiền kiều hối sẽ đạt được con số 11 tỷ đô la, tuy nhiên đã không đạt được. Năm 2011, số kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ đô la.

Ngay từ giữa năm 2012, truyền thông tại Việt Nam đã kêu than rằng, “dòng sông vàng” kiều hối đang có dấu hiệu suy thoái rõ rệt qua việc sụt giảm nguồn thu được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Nếu như năm 1999 kiều hối về Việt Nam xấp xỉ 1 tỉ đô la, con số này tăng dần đều và lên đến 9 tỉ đô la trong năm 2011.

Khoản tiền 9 tỉ đô la “kiều hối” của năm 2011 tương đương 7.4% tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam, vượt cả vốn FDI, ODA mà Việt Nam vay được của thế giới một cách chật vật, khó khăn.

Thống kê cho thấy, hiện có trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại 101 quốc gia khắp thế giới.

Trong số này có khoảng 400 ngàn người xuất cảng lao động đang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ðài Loan (Trung Quốc) và khu vực Trung Ðông.

Người ta ước tính, mỗi lao động xuất cảng chỉ cần gửi về cho người thân 2,500 đô la/năm thì doanh số kiều hối đã lên tới 1 tỉ đô la/năm. (K.N.)

Người Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch