Những cuộc tấn công vào các điểm kinh doanh cho thấy tình trạng chia rẽ dân tộc sâu sắc. Cảnh sát chống bạo động đến nhà bắt bớ một số bạn bè và đánh đập họ; sau đó các binh lính nổ súng và giết chết ít nhất bốn người;

và rồi khi thấy rõ ràng rằng tất cả những gì họ đã chiến đấu cho đang bị mất ưu thế, thì các thanh niên tức giận lên kế hoạch trả thù.

Chủ nhà máy người Trung Quốc, Đài Loan và Singapore đã trả lương thấp cho họ trong nhiều năm, đẩy họ đến bờ vực này. Và chính quyền Campuchia đã lệnh cho cảnh sát vũ trang phá vỡ cuộc biểu tình của họ. Tuy nhiên sau nhiều tháng các nhà lãnh đạo đối lập nói rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn nếu như không có việc người Việt Nam chiếm việc làm và đất đai của họ, thì những người vốn muốn trả thù này chỉ có một mục tiêu duy nhất trong tâm trí.

ngi-Campuchia-chng-ngi-VitMột trong những những điểm kinh doanh của người Việt bị tấn công

Ít nhất ba điểm kinh doanh Việt Nam dọc theo đoạn đại lộ Veng Sreng thuộc Phnom Penh, nơi đã nổ ra cuộc đụng độ giữa cảnh sát và công nhân may mặc tuần trước, đã bị cướp phá vào chiều thứ Sáu vừa rồi. Trong các cuộc tấn công, đám thanh niên rượt đuổi người lao động Việt Nam và cướp, đập phá đồ nội thất và thiết bị trị giá hàng chục ngàn đô la.

Yen Niet cho biết, “Tôi đã ở đây khi xảy ra chuyện. Chúng tôi đã đóng cửa khi nghe họ đến – họ gào thét rằng: đây là quán cà phê Yuon. Chúng ta phải phá nó,” Yuon  là từ  Khmer chỉ người Việt Nam với thái độ miệt thị.

“Có khoảng 10 người đập phá bên trong, nhưng bên ngoài thì nhiều hơn nữa.”

Theo Niet và đồng nghiệp của cô – cả hai là người Campuchia – và người chủ Việt Nam là Sok Min cho biết, những người đàn ông này “đã đập phá tất cả mọi thứ .”

Min nói rằng có sáu TV, ba phòng ngủ, ba tủ quần áo, 40 cái bàn, và nhiều ký cà phê và thức ăn bị đập phá hoặc bị xé rách. Nơi này tan hoang, $ 10,000 tiền tiết kiệm cả đời bị tàn phá, còn người thì bị hành hung.

Anh nói, “Anh trai tôi suýt bị đánh. Anh ấy leo lên mái nhà để trốn. Các nhân viên nữ [Campuchia] chạy tới các nhà gần đó tìm sự giúp đỡ – những người biểu tình cố gắng đuổi theo để đánh họ. Nếu anh tôi không nhanh chân, thì có thể bị giết.”

Trong 5 năm rưỡi qua, Min đã điều hành quán mà không có sự cố gì. Anh phục vụ hàng trăm khách hàng mỗi ngày. Theo các nhân viên và các khách hàng, thì Min được nhiều người mến. Anh trả tiền cao hơn nhiều so mức lương trung bình cho các nhân viên Campuchia, và khách hàng Campuchia của anh thường dừng lại hai ba lần một ngày để trò chuyện với Min.

Từ khi nhận được đơn khiếu nại thiệt hại của ít nhất 20 quán, nhà cửa và nhà máy, cảnh sát cho hay họ vẫn còn đang điều tra xem có bao nhiêu điểm kinh doanh là người Việt Nam. Nhiều cuộc tấn công có liên quan đến các cuộc biểu tình: một phòng khám đã bị san bằng sau khi một tin đồn là các bác sĩ từ chối chữa trị cho những người biểu tình bị thương, nhà cửa bị đập phá khi những người biểu tình tin rằng đã chứa chấp các tay súng bắn tỉa, và các hãng xưởng bị cướp phá.

Nhưng mục tiêu là các quán cà phê Việt Nam và một tiệm sửa chữa xe máy dường như không có động lực nào khác hơn là hận thù dân tộc.

Phó quận trưởng cảnh sát, ông Chap Chantha nói: “Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến điều này trong địa bàn và chúng tôi sẽ để cho tòa án quyết định phải làm gì. Chúng tôi đang thực sự quan tâm là những gì xảy ra đang đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn và an ninh của người dân đang sinh sống trong khu vực này.”

Cách quán của Min khoảng một cây số đi, ba công nhân xây dựng mắc lại hệ thống dây điện bên trong một quán bị hư hỏng nặng. Họ cho biết chủ quán là người Việt Nam.

Một phụ nữ trẻ làm việc tại quán cà phê bên cạnh nói: “Tôi nghe họ đá vào cánh cửa, phá đổ xuống, và khi tôi bước ra để xem thì họ đã lấy và đốt cháy tất cả mọi thứ.”

Trước ngày thứ Sáu vừa qua, hai quán cà phê này nhìn rất giống nhau, nên người ta đã đánh dấu đập phá quán cà phê Việt Nam này bằng tiếng Khmer trên một bức tường treo ba bức ảnh của nhà vua Campuchia, mẹ nữ hoàng, và vua cha cuối cùng.

Tại sao là quán này mà không phải quán kia?

Một nhân viên khác trả lời: “Bởi vì quán của tôi là quán Campuchia, không phải quán Yuon.”

Tất cả các cuộc tấn công xảy ra vào ngày thứ Sáu, sau khi lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình khi họ chặn một con đường nằm dọc theo hàng trăm nhà máy như một phần của cuộc biểu tình lớn kêu gọi tăng gấp đôi mức lương tối thiểu của công nhân may mặc là $80 một tháng. Sự tàn bạo của cảnh sát đặc biệt được chú ý khi tin đồn lan truyền rằng trên thực tế đó là quân lính người Việt Nam đã làm điều bẩn thỉu đó.

“Họ không phải là người Campuchia, mà là người Việt Nam,” Bun Neoun, 25 tuổi, cho biết không lâu sau vụ nổ súng khi anh nằm trên giường bệnh chữa trị vì bị một viên đạn găm vào đùi.

Anh lý luận: “Họ không nói gì cả, họ chỉ đến và đàn áp.” Anh dừng lại và cân nhắc lần nữa suy nghĩ của mình có phải là lập luận tốt nhất, vì sau đó anh bắt đầu nhấn mạnh rằng họ đã nói.

“Khi nói, họ nói tiếng Việt.”

Phản ứng chống người Việt Nam từ lâu đã phổ biến, với các mối quan hệ lịch sử từ nhiều thế kỷ trước. Mất đất trong những năm 1600, sự ưu đãi của người Pháp cho công nhân Việt Nam và công chức trong chính quyền thuộc địa, và một thập kỷ chiếm đóng của người Việt sau sự sụp đổ của Khmer Đỏ tất cả đã góp phần vào mối hằn thù.

Khi tới đỉnh điểm, căng thẳng dân tộc đi đến bạo lực. Hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Campuchia dưới chế độ Lon Nol vào những năm 1970. Trong những năm 1990, bạo lực chống người Việt Nam (cả hai nước Campuchia và Việt Nam) một lần nữa nổ ra, với nhiều người thiệt mạng trong các cuộc bạo động.

Trong chín tháng qua, những ngọn lửa đó đã thổi bùng trở lại. Phe đối lập đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) đã có những phản ứng chống Việt Nam như một điểm tựa cho những lần diễn thuyết của mình.

Đảng này công khai và kịch liệt làm điều đó, nói rằng người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp và cướp đất trong các bài phát biểu nêu rõ sự phá hoại do người Việt Nam. Chắc chắn rằng điều đó đã góp phần làm gia tăng cơn thịnh nộ của những người ủng hộ.

Tại mỗi lần gặp gỡ đơn lẻ, một cuộc thảo luận với một người ủng hộ CNRP về lý do tại sao họ đã bỏ phiếu cho đảng này sẽ bao gồm một lời nhận xét về cách họ sẽ thoát khỏi người Yuon. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi những phản ứng biến thành hành động.

Cảnh báo về một diễn biến như thế vào tháng trước, Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR) kêu gọi phe đối lập hạ giọng trong các bài diễn thuyết của mình.

Nhóm này cho biết trong một tuyên bố: “Sử dụng người Việt như con dê tế thần và đổ lỗi cho họ về các vấn đề kinh tế xã hội mà Campuchia đang đối diện không chỉ xao lãng cuộc đối thoại mang tính xây dựng về việc cải cách, mà còn có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân Việt Nam sống tại Campuchia.”

Trong cuộc trao đổi với ông Ou Virak, chủ tịch CCHR, cho ý kiến như vậy đã làm cho cuộc sống của ông bị đe dọa.

Trong khi đó Min, chủ quán cà phê, đã gửi vợ và hai con nhỏ về Việt Nam. Vợ anh khóc không ngừng, còn thì anh không thể ăn uống gì.

Abbey Seiff và Neou Vannarin từ Phnom Penh, Campuchia

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch