Bachlong-Triet3-foto-305Như chúng ta đã biết, Đảo Bạch Long Vĩ nằm trong Vịnh Bắc Bộ, thuộc thành phố Hải Phòng của Việt Nam. Vị trí đảo Bạch Long Vĩ được cho là rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

RFA Screen capture Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩnh

Thế nhưng, tin tức gần đây cho thấy có lẽ Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này. Mời quý thính giả cùng Ngọc Trân tìm hiểu thêm.

Sơ lược về Bạch Long Vĩ.

Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có diện tích khoảng 2,5 km² khi nước thủy triều lên cao và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống thấp. Bach-long-305ZX

Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km

Theo tin từ trang web của Huyện đảo Bạch Long Vĩ thì hòn đảo này có khoảng 80 hộ dân, với hơn 350 người đang sinh sống. Nhưng số người có mặt trên đảo thường nhiều hơn con số này cả chục lần, gồm các hộ gia đình, các doanh

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra thăm nói chuyện với Thanh niên xung phong ở đảo Bạch Long Vĩ.Courtesy baotuyenquang online nghiệp, thanh niên xung phong và cán bộ nhà nước. Khách vãng lai cũng thường có mặt ở đây, đa số đến từ các tầu cá neo đậu xung quanh đảo, nếu tính cả khách vãng lai, dân cư trên đảo khoảng trên dưới 4.000 người. Ngoài ra, các đơn vị hải quân cũng có mặt trên hòn đảo này.

Lịch sử

toan_canh1Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ.

Trước đây, do không tìm được nguồn nước nên người dân không đến định cư ở đảo. Mãi đến năm 1920, sau khi tìm được nguồn nước ngọt, người dân Việt Nam đã chuyến tới sinh sống trên hòn đảo này bằng các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt và khai thác thuỷ sản.

Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ.  Toan-canh-huyen-dao

Đến năm 1937, vua Bảo Đại cho người tới đảo Bạch Long Vĩ lập đồn canh phòng. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và quân Nhật đã ra Bạch Long Vĩ tước khí giới của quân lính Bảo Đại đang canh giữ ở đảo. Đến năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương và tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.

Năm 1949, phe Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã thua trận, chạy ra Đài Loan và đến chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Đến tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đổ bộ lên đảo, đánh đuổi quân Quốc Dân đảng ra khỏi đảo này.

Tháng 01 năm 1957, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp nhận đảo và ra Nghị định số 49, quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Ủy ban Thành phố Hải Phòng. Nghị định này nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo, cùng với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.

 Vị trí của Bạch Long Ví (điểm màu vàng) RFA screen capture Do chiến tranh nên từ năm 1965, trên đảo chỉ có các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ. Cho đến cuối năm 1992, chính phủ Việt Nam ra Nghị định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, thuộc thành phố Hải phòng và kể từ đó, lực lượng thanh niên xung phong cùng một số ngư dân đã được đưa ra sinh sống và làm việc tại hòn đảo này.

Bạch Long Vĩ trong Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ

Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đảo Bạch Long Vĩ vẫn thuộc về Việt Nam.

Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đảo Bạch Long Vĩ vẫn thuộc về Việt Nam.

Liên quan tới vấn đề này, trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân trước đây, ông Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có nói: "Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km".

Ông Niên nói tiếp: "Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích. Đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý."

 Và ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng đã xác nhận điều này trong bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Cộng Sản hồi tháng 1 năm 2001 như sau:  "Phần Vịnh phía ta có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 130 km. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc được 46,77%, đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý."

Diễn biến mới nhất

Thế nhưng mới đây, theo tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài thì dường như Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam.

Theo tin từ báo Việt Nam Net và báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ra thăm đảo Bạch Long Vĩ trong 3 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Tại đó, ông Nguyễn Minh Triết đã khẳng định:  "Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội."

Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ông Chủ tịch nhấn mạnh:  "Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc VN suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục.

Không vì vậy mà để cho bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng."

Riêng báo chí nước ngoài, trong mấy ngày qua cũng có đề cập đến việc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ. Trong một bài báo đăng trên tờ EarthTimes ngày 2 tháng 4 với tựa đề “Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảo vệ lãnh thổ trên Biển Đông”, có nhắc tới việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được hai tàu hải quân hộ tống ra thăm đảo Bạch Long Vĩ. Bài viết có đoạn:  "Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số viên chức Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này."

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào

South China Morning Post

Sau đó, một bài báo có tựa đề “Hà Nội để mắt tới lá bài Asean trên Biển Đông”, số ra ngày 4 tháng 4, trên tờ South China Morning Post, có 2 đoạn cũng nhắc lại việc tranh chấp hòn đảo Bạch Long Vĩ. Bài báo viết: … "Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào”.

Và một đoạn khác trong bài báo viết rằng:  "Hôm thứ sáu, ông Nguyễn Minh Triết đã tổ chức một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới một căn cứ hải quân Việt Nam trên hòn đảo đang tranh chấp Bạch Long Vĩ giữa miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam."

Qua các tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài trong mấy ngày qua, có những điều bất thường về hòn đảo này. Phải chăng Trung Quốc đã muốn hòn đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam?

Theo dòng thời sự:

Hà Nội để mắt tới quân bài Asean trên biển Đông

Việt Nam sẽ đưa vấn đề ứng xử ở biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh Asean Asean hướng tới bản quy tắc mới về ứng xử ở biển Đông.

- Ngọc Trân

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch