Người Việt tại Mỹ nói chung không bỏ những tập tục, nhất là trong ba ngày Tết. Nhà nào cũng có thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, bánh chưng xanh.

Còn cây nêu và tràng pháo chỉ có ở những vùng đông người Việt định cư nhất là tại Little Saigon, được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn.

Tâm trạng người Việt ăn Tết tại Mỹ khác nhau, tùy người. Ông Sỹ, cư ngụ tại quận Cam, năm nay trên 75 tuổi, chia sẻ:

“Năm đầu tiên tôi qua bên này đến hôm Giao Thừa buồn không thể tưởng tượng được. Tôi nhớ Thế Lữ có nói ‘Giũ áo phong sương nơi gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang,’ mình thì ngược lại. Trong khi mình đón xuân thì dân bản xứ thản nhiên như một ngày thường, nó cũng gây một cái buồn nhưng lâu dần rồi cũng quen đi.”

2D77A13B-6FD2Hình minh hoạ

Ông Quan sống trên 20 năm tại vùng Falls Church, tiểu bang Virginia, nơi có khu chợ Eden và có đông người Việt định cư, cho biết:

“Đối với tôi từ lúc sang Mỹ đến bây giờ, năm nào Tết Việt Nam, thứ nhất tôi vẫn tham gia những sinh hoạt của cộng đồng để chào đón mùa Xuân như chợ Tết chẳng hạn. Thứ hai, trong nhà cũng trang hoàng nhà cửa, cúng ông bà, rước ông bà theo như tập tục cổ truyền.”

Tuy nhiên, với những tập tục khác như kiêng cử, xin xăm hay hái lộc đầu năm thì ông không tin, nên không làm:

“Riêng tôi những vụ đó quả tình tôi không tin lắm nên không làm, không hái lộc đầu năm gì hết.”

Bánh chưng, bánh tét, dưa món-củ kiệu là những món ăn không thể thiếu trong ba ngày Tết của hầu hết gia đình người Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thường các cửa hàng Việt Nam tại Mỹ đều bày bán các loại bánh này. Cũng có nhiều gia đình có truyền thống tự tay gói lấy, như gia đình ông Thắng ở Houston, bang Texas.

Ông Thắng:

“Năm nào em cũng gói cả, cho mấy đứa đem cho xui gia cho đỡ tốn, rồi sẵn đó gói cho bạn bè anh em. Chịu khó làm khoảng một ngày chớ mấy, ngày cuối tuần, thứ sáu, thứ bảy, Chủ nhật gì đó là xong thôi.”

Houston là thành phố có người Việt định cư đông hàng thứ hai trên nước Mỹ, chỉ sau khu quận Cam, và San Jose ở California, nên các sinh hoạt trong dịp Tết cũng khá phong phú, thường do các chùa, nhà thờ và cộng đồng tổ chức.

Ông Thắng tiếp lời:

“Chùa, nhà thờ tổ chức nhiều rồi, không biết cộng đồng có tổ chức hay không nhưng hàng năm ở đây đầu năm là có xe hoa của dân biểu Hugo Võ nhưng năm nay không nghe, có lẽ là do cuộc bầu cử vừa rồi khuấy động quá, bận rộn, cuối cùng ông không làm được hay chăng.”

Ông Sỹ cho biết là tuy hoàn cảnh của ông không cho phép ông hưởng được mùa xuân vui vẻ đầm ấm cùng bạn bè, bà con thân thuộc vì phải chăm sóc người vợ đau yếu.

Về sự khác biệt giữa Tết ở Việt Nam và Tết ở Mỹ, ông Sỹ so sánh:

“Khi qua bên này rồi tôi mới thấy trên thế giới này có lẽ không có nơi nào, nước nào có mùi vị Tết như ở Việt Nam mình, có một không khí rộn ràng, thậm chí sau 75, Việt cộng vô khác với mình, nhưng vẫn có điểm chung là đêm Giao Thừa mọi người đem ra ngoài đường nấu bánh chưng chờ đợi giao thừa thành ra có một không khí thiêng liêng ghê lắm.”

Thế nhưng, phải đến quận Cam, bang California vào dịp Tết mới thấy được truyền thống ngày Tết Nguyên Đán được người Việt tị nạn tại Mỹ gìn giữ như thế nào.

Cô Ngọc Lan, phóng viên báo Người Việt có trụ sở tại California, cho biết tập tục truyền thống dựng nêu, đốt pháo, vẫn được duy trì tại đây:

“Dựng nêu chỉ có ở Phước Lộc Thọ và trong diễn hành dịp Tết. Còn ở nhà hoặc là ở những cơ sở thương mại bình thường người ta không làm cái đó nữa. Đốt pháo thì nhiều bắt đầu từ ngày đưa ông Táo, nhứt là ở ngay trước Phước Lộc Thọ có chợ hoa, mỗi ngày đều có đốt pháo hết và các cơ sở thương mại gần đó. Nhưng thông thường vào tối 30, các chùa đốt pháo rất nhiều. Đến sáng mồng một nhà dân cũng như các cơ sở thương mại đốt rất nhiều và múa lân vẫn được duy trì.”

Cô Ngọc Lan cho biết thêm là tập tục đóng cửa trong mấy ngày Tết của các cơ sở thương mại rồi mở cửa vào ngày tốt vẫn còn, nhưng rất ít:

“Cách đây vài năm có chợ Việt Nam khá lớn, họ đóng cửa suốt mấy ngày luôn, đến ngày tốt mới mở cửa lại. Nhưng thường người ta không đóng để khỏi phải khai trương lại tại vì những dịp đó thì người ở các nơi khác đổ về Little Saigon rất đông, thành ra một cơ hội để họ làm ăn nên tập tục đóng cửa rất hiếm.”

Gần đây xuất hiện đề nghị của giáo sư Võ Tòng Xuân tại Việt Nam gây tranh cãi trong nước rằng bỏ Tết Ta, chỉ ăn Tết Tây vì Tết Ta tại Việt Nam quá rườm rà, kéo dài cả tuần lễ, hoang phí thì giờ và tiền bạc. Cô Ngọc Lan cho rằng việc này không khả thi đối với người Việt sống ở nước ngoài:

“Những người ở hải ngoại là những người muốn giữ cái Tết bởi vì cái Tết đối với những người xa xứ là một dịp để người ta nhớ về quê hương nhớ về tổ tiên. Năm nay đặc biệt Tết rơi vào cuối tuần nhưng những năm trước Tết không rơi vào cuối tuần nhưng là một dịp để sum họp gia đình vả lại ở đây ăn Tết không rườm rà và cầu kỳ như ở Việt Nam thành ra việc bỏ Tết không phải là chuyện để người Việt hải ngoại bàn cãi.”

Năm nay, mưa nhiều trong mấy ngày gần Tết tại California nên số người vui chơi mua sắm Tết không nhộn nhịp như trước, dù các hội chợ được tổ chức lớn hơn

Hà Vũ

VOA Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch