image_thumbQuốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Nuôi con nuôi, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm tới. Không những người trong nước quan tâm, vấn đề này còn được những người nước ngoài có ý muốn xin con nuôi tại Việt Nam lưu ý đặc biệt.

Luật mới có đặc điểm gì?

Thời gian qua, đã có nhiều người nước ngoài đến Việt nam xin con nuôi, trong số đó có cả cặp vợ chồng minh tinh nổi tiếng của Holly wood, Angelina Jolie và Brad Pitt đã nhận bé Pax Thiên từ Việt Nam về làm con nuôi cách đây 3 năm. Liệu Luật mới này có giải quyết được vấn đề người nước ngoài xin con nuôi ở Việt Nam hiện đang bị bế tắc hay không?

Trả lời một cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, viên chức cao cấp của Bộ Tư pháp phụ trách vấn đề con nuôi quốc tế cho biết:

Luật Nuôi con nuôi vừa mới được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này, chủ yếu là áp dụng cho các trường hợp xin con nuôi ở trong nước. Đồng thời Luật mới này cũng là bước chuẩn bị cho Việt Nam tham gia ký kết Công ước La Haye về con nuôi.

                    photo-305 

   Một gia đình Mỹ xin con nuôi VN. Từ trái qua: ông John Cullather, bé gái Claire Xuan Cullather, bé trai Peter Quang Cullather,

   bà Kathleen Brown trong một kỳ nghỉ ở Camden, Maine năm 2008. Ảnh do Bà Brown cung cấp.

Hiện tại Việt Nam chỉ mới ký Hiệp định về vấn đề con nuôi quốc tế với 6 nước, nhưng trong số này không có Hoa kỳ.

Viên chức bộ tư pháp VN.

Đối với việc các công dân nước ngoài muốn xin con nuôi ở Việt Nam, chỉ khi nào giữa hai chính phủ đã ký kết một Hiệp định về con nuôi thì người nước ngoài mới có thể xin con nuôi ở Việt Nam. Viên chức này cũng cho biết thêm, hiện tại Việt Nam chỉ mới ký Hiệp định về vấn đề con nuôi quốc tế với 6 nước, nhưng trong số này không có Hoa kỳ mặc dù hiện có nhiều công dân Mỹ quan tâm muốn xin con nuôi ở Việt Nam.

Cũng theo lời viên chức cao cấp này, khía cạnh nhân đạo trong việc giải quyết vấn đề con nuôi là nhắm vào nhu cầu cho đứa trẻ có một mái ấm gia đình. Và quan điểm của phía Việt Nam, trước hết là nhắm đến các gia đình ở trong nước, sau đó mới tính đến các gia đình ở nước ngoài. Nên số trẻ được các gia đình trong nước nhận nuôi dưỡng so với số cháu được người nước ngoài nhận nuôi nhiều hơn gấp 3 lần.          

Trong khi đó, nhiều người Mỹ muốn xin con nuôi thường nghĩ đến Việt Nam trước tiên, vì nhiều lý do. Bà Kathleen Brown và chồng là John Cullather là một trong số những người Mỹ đã xin con nuôi ở Việt Nam. Đôi vợ chồng đã sang Việt Nam hai lần, vào năm 2001 và năm 2006 để nhận hai cháu bé về nuôi lúc các cháu chỉ mới được vài tháng tuổi.

Được hỏi vì sao vợ chồng bà Brown lại chọn Việt Nam để đến xin con nuôi, bà giải thích:

Khi có ý định muốn xin con nuôi, vợ chồng tôi đã xem xét qua nhiều nước có thể xin con nuôi, từ các nước gần với Hoa kỳ ở khu vực Châu Mỹ La tinh, sang các nước Châu Á như Trung Quốc, Cambodia, và Việt Nam. Chúng tôi có vài người bạn đã nhận con nuôi từ Việt Nam, họ cảm thấy rất yêu thích đất nước này và bảo với chúng tôi rằng các bé ở Việt Nam rất khỏe mạnh, và được nuôi duỡng tốt vì các cô nhi viện ở Việt ở Nam thường có quy mô nhỏ.

Luật Nuôi con nuôi vừa mới được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này, chủ yếu là áp dụng cho các trường hợp xin con nuôi ở trong nước.

Viên chức bộ tư pháp VN.

Khi nghe nói như vậy, chúng tôi cảm thấy rất có ấn tượng và bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan đến việc này như vấn đề thời gian và thủ tục xin con nuôi, rồi tìm tổ chức nào ở Mỹ có thể lo về vấn đề này. Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, vì chúng tôi nghĩ rằng ngoài việc xin con nuôi, chúng tôi cũng muốn làm một công việc hỗ trợ nhân đạo nào đó để đền đáp lại cho đất nước này.

Khi phóng viên hỏi chuyện bà  Brown, đứa con nuôi đầu tiên cũng tham gia cuộc nói chuyện của mẹ nuôi, em tự giới thiệu:

Tên tiếng Việt của em là Xuân, nhưng tên Mỹ của em là Claire. Em 8 tuổi rồi. Em biết một ít tiếng Việt nhờ có tham gia sinh hoạt trong nhóm hướng đạo sinh Việt Nam, và được dạy tiếng Việt. Em có nhiều bạn cả bạn Mỹ và bạn Việt Nam. 

Khi được hỏi em biết gì về Việt Nam, cô bé nói đó là một nơi tuyệt vời, nhưng cũng rất nóng.

Xin con nuôi VN: thủ tục nhiêu khê

 Ngôi sao điện ảnh Hollywood Angelina Jolie và bé Pax Thiên (con nuôi VN) chuẩn bị rời VN tại sân bay quốc tế Nội Bài ngày 21 tháng 3 năm 2007. Đối với người nước ngoài muốn xin con nuôi ở Việt Nam thì vấn đề giấy tờ, thủ tục là khâu đau đầu nhất đối với họ, vì họ cũng không biết phải bắt đầu từ cơ quan nào.

Vấn đề người nước ngoài xin con nuôi ở Việt Nam gặp phải một số vướng mắc do những vấn đề tiêu cực, mà các tổ chức quốc tế đã từng lên tiếng là việc “mua bán con nuôi.” Vì vậy, chính phủ Việt Nam và chính phủ một số nước đã tạm thời đình chỉ không giải quyết các hồ sơ xin con nuôi ở Việt Nam.

Sự đình chỉ đã làm rất nhiều người nước ngoài muốn xin con nuôi tại Việt Nam thất vọng. Họ trông đợi chính phủ nước họ và chính phủ Việt Nam sớm có những hiệp định hợp tác trong lĩnh vực này. Do đó, với thông tin Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Nuôi con nuôi, nhiều người trong số này hy vọng chính sách cho phép họ xin con nuôi sẽ được tái tục.  

Bà Brown kể lại rằng, vợ chồng bà cũng trải qua rất nhiều thủ tục giấy tờ. Lần đầu tiên khi xin cháu Claire, họ phải mất khoảng 2 năm, từ lúc bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan đến việc xin con nuôi ở Việt Nam, cho đến khi mang được bé gái này về Mỹ. Nhưng đến lần thứ nhì thì chỉ mất khoảng một năm thì hoàn tất được tất cả các thủ tục để mang một bé trai về nuôi. Vì lúc bấy giờ bà đã khá quen thuộc với vấn đề này, nên biết mình cần phải chuẩn bị các thứ giấy tờ gì. Bà Kathleen Brown nói:

Việc xin con nuôi quốc tế là một biện pháp rất hữu hiệu để giúp những người không có khả năng sinh con tạo dựng được một gia đình. Và đối với tôi, khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt thì tôi còn đang học đại học. Lúc ấy tôi không thể nào tưởng tượng được rằng sẽ nhận các cháu ở Việt Nam, cần có sự chăm sóc của gia đình về nuôi dạy. Tôi hy vọng rằng việc các gia đình Mỹ được nhận con nuôi từ Việt Nam sẽ là chiếc cầu nối cho quá trình xây dựng hòa bình giữa hai nước Hoa kỳ và Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng việc các gia đình Mỹ được nhận con nuôi từ Việt Nam sẽ là chiếc cầu nối cho quá trình xây dựng hòa bình giữa hai nước Hoa kỳ và Việt Nam.

Bà Kathleen Brown

Bà Brown và chồng rất tự hào về hai đứa con nuôi nhận từ Việt Nam, bà bảo, các cháu rất ngoan và dễ thương. Trong những lần đến Việt Nam để nhận con nuôi, họ cũng có dịp đi tham quan ở nhiều nơi và cảm thấy yêu mến đất nước và con người ở đây.

Đối với đôi vợ chồng này, vấn đề không chỉ là việc nuôi dạy các cháu không mà thôi, họ còn mong muốn xây dựng một mối quan hệ với đất nước, nơi những đứa trẻ được sinh ra, để cho các con nuôi có thể tìm hiểu về cội nguồn Việt Nam của chúng.

Hy vọng trong tương lai, một khi Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về Con nuôi thì sẽ có nhiều thuận lợi cho công dân của các nước cùng tham gia Công ước này muốn xin con nuôi ở Việt Nam.

Quỳnh Như, Phóng Viên RFA

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch