Hồi tháng Ba, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu tổ chức này sửa bản đồ trực tuyến vì đã "mô tả sai lệch" đường biên giới đất liền Việt-Trung.

Theo bản đồ trực tuyến mà Google cung cấp trên mạng internet, hàng nghìn cây số vuông đất thuộc Việt Nam lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, cũng như một loạt cửa khẩu như ở tỉnh Lạng Sơn.

Nay được tin nhóm trí thức trẻ từng gửi đơn thư yêu cầu sửa chữa bản đồ từ trước khi Việt Nam có phản ứng chính thức đã có lời cám ơn Google Maps sửa đường biên ở địa phận tỉnh Lào Cai.

                          240px-Nam_quan

       Nam Quan hay Hữu Nghị  Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Các ông Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long, Nguyễn Hùng hôm 01/08 đã gửi thư cho Tiến sỹ Eric Schmidt, Chủ tịch Google Maps.

Bức thư, được đăng tải trên mạng internet, viết: "Chúng tôi được biết rằng một vùng biên giới thuộc địa phận của thành phố Lào Cai, đường biên giới đã được sửa lại đúng với thực trạng".

"Qua sự sửa đổi này, chúng tôi xin phép thay mặt 90 triệu dân chúng Việt Nam trong và ngoài nước tỏ lời chân thành cám ơn ông."

Tuy nhiên ba ông nói sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu còn tồn tại các sai sót nào khác. Thay mặt cho nhóm, ông Nguyễn Hùng cũng thông qua đài BBC kêu gọi "anh chị em người Việt trong ngoài nước hãy vào Google Maps xem lại đường biên giới tại các nơi quan trọng khác".

"Nếu thấy có vấn đề thì hoặc gởi thư trực tiếp đến Google Maps, hoặc email cho chúng tôi."

Ông cũng cho hay Google đã hồi âm thư cảm ơn của các ông.

National Geographic sửa tên

Hôm 20/03 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói với các phóng viên tại Hà Nội: "Bản đồ trực tuyến Google Maps đã thể hiện sai lệch đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc."

Bà Nga nói Việt Nam đã yêu cầu Google chỉnh sửa những sai sót này theo bản đồ chính thức hiện hành của Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành đàm phán biên giới đất liền từ cuối năm 2008, hoàn tất việc cắm mốc trên thực địa và ký các văn bản đi kèm vào 2009.

Người phát ngôn Việt Nam khẳng định: "Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được mô tả rõ ràng, chi tiết bằng tọa độ cụ thể trên bản đồ."

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hùng, "người dân Việt vẫn không biết được đâu là đường biên giới đúng thực, vì cho đến hôm nay, nhà nước Việt Nam vẫn chưa bạch nhật hóa các tài liệu mà họ đã ký kết với Trung Quốc".

"Cùng thời điểm bắt đầu viết thư cho Google chúng tôi cũng liên tục viết thư gởi cho Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan lập pháp và hành pháp, yêu cầu phải sớm phổ biến đầy đủ các tài liệu và văn kiện đã ký thoả thuận với phía Trung Quốc."

Trước đó, dư luận ở Việt Nam cũng tỏ ra bức xúc trước việc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (the National Geographic Society) ghi chú quần đảo Hoàng Sa (Xisha-tức Tây Sa) là của Trung Quốc trên bản đồ.

Một số học giả, nhà nghiên cứu và các tổ chức học thuật Việt Nam đã gửi đơn kiến nghị lên ban biên tập của hội này để phản đối chú thích trên.

Nay quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của National Geographic đã sửa thành tên tiếng Anh Paracels và không đề thuộc quản lý của nước nào..

- BBC 

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch