Thứ Sáu: 1/10/2010 lúc 8h sáng nay ngọn lửa thiêng đã được thắp lên giữa âm thanh hào hùng của dàn trống, cồng chiêng khai hội đại lễ 1000 năm. Hàng nghìn khách mời, người dân đã có mặt ở Hồ Gươm, trong tiết trời thu tuyệt đẹp.

Chen chân xem khai mạc đại lễ ngoài hàng rào/ Cận cảnh công tác an ninh/ Hàng nghìn người xem cụ rùa nổi ngày đại lễ

Thời tiết khu vực Hà Nội hôm nay khá mát mẻ, chỉ một số nơi có mưa nhỏ. Đường phố quanh Hồ Gươm và trên các phố lân cận thoáng đãng, lòng đường không có ôtô đỗ như ngày thường. Các phương tiện bị cấm vào phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn từ Điện lực Hà Nội và ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay và từ đoạn khách sạn Metropole, Cung thiếu nhi Hà Nội.

HHA_4931_copyTrên đường phố Hà Nội, nhịp sống của người dân sớm hơn thường nhật, lo ngại tắc đường, 7h sáng nhiều con phố thủ đô đã khá đông đúc, lực lượng cảnh sát giao thông được tăng cường. Không chỉ các công sở, cửa hàng treo cờ, băng rôn, nhiều xe buýt, taxi cũng cắm cờ tổ quốc.

Từ 6h sáng nhiều người dân tập trung bên ngoài hàng rào bảo vệ để chờ xem lễ khai mạc, tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.000 khách mời được tham dự. Tại 5 sân khấu quanh hồ người dân háo hức chờ đón xem các chương trình nghệ thuật. Tại đây cũng đã tập trung hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên chuẩn bị cho các chương trình nghệ thuật lễ khai hội. HHA_4976

Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng. Ảnh: Hoàng Hà.

Sân khấu chính tạivườn hoa Lý Thái Tổ được mô phỏng theo Chiếu dời đô với 2 gam màu chủ đạo là vàng và đỏ. 8h sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng trên đài lửa mở màn cho đại lễ.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội ôn lại lịch sử của thủ đô, từ khi vua Lý Thái Tổ chọn đất Thăng Long làm nơi định đô, thành Đại La vốn được thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông tựa núi. Cuộc dời đô lịch sử về châu thổ sông Hồng khẳng định xây nền độc lập, thống nhất quốc gia, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của nước Đại Việt.

Lịch sử 1000 năm Thăng Long Hà Nội không ngừng được bồi đắp bằng những kỳ tích oai hùng, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nước Đại Việt không ngừng lớn mạnh. Truyền thống oai hùng của Thăng Long - Hà Nội luôn được tiếp nối bằng những chiến công hiển hách: Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Điện Biên Phủ trên không...

Thăng Long - Hà Nội là nơi tập trung những anh hùng hào kiệt lưu danh cùng sông núi, là nơi hộ tụ, chung đúc và lắng đọng các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam kết hợp với tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại.

"Chúng ta tự hào với di sản văn hóa lâu đời, thiêng liêng và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội, với những áng văn bất hủ, mang hùng khí non sông như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình ngô, Tuyên ngôn độc lập", ông Nghị nói.

Sau phát biểu của lãnh đạo Hà Nội, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã bước lên sân khấu trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội.

Bà Irina Bokova bày tỏ ngưỡng mộ Hà Nội đã gìn giữ tốt di sản thế giới qua nghìn năm lịch sử. "Rất ít nước giữ được di sản qua nghìn năm mà không bị mai một theo thời gian, tôi ngưỡng mộ các bạn. Trung tâm Hoàng thành được chứng nhận là một vinh dự song cũng là một cam kết của các bạn. Các bạn có trách nhiệm với nhân loại, bảo vệ, quảng bá di sản này cho các thế hệ tương lai", bà Irina Bokova nói.

Kết thúc phần nghi lễ là màn thả chim bồ câu từ một quả cầu hình trái đất bên cạnh sân khấu chính.

Biểu diễn văn nghệ tại lễ khai hội. Ảnh: Hoàng Hà.

HHA_5015Phần Hội diễn ra tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

Sân khấu 1 (tại vườn hoa Lý Thái Tổ) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng”. Sau khi kết thúc chương trình tại đây, dàn quân nhạc sẽ di chuyển về phía sân khấu quảng trường Cách mạng tháng Tám, vừa đi vừa biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long – Hà Nội.

Sân khấu 2 (tại Đền Bà Kiệu) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô văn hiến”. Sân khấu 3 (tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hòa bình.” Sân khấu 4 (tại ngã 3 Lê Thái Tổ - Hàng Trống) với chủ đề “Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển”. Sân khấu 5 (ngã 4 Hàng Khay - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài) với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước".

Theo ghi nhận của VnExpress, những người dân đổ về hồ Hoàn Kiếm sáng nay có nhiều người ở ngoại thành và học sinh, sinh viên. Đưa đứa cháu nhỏ đi cùng với mấy người trong xóm, ông Đỗ Viết Hoàn (64 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, xem tivi thấy khu vực hồ trang trí rất đẹp nên muốn đến tận nơi chiêm ngưỡng. "Một nghìn năm mới có một lần, lại là lễ khai mạc nên rất đặc biệt, tôi muốn ghi lại giờ phút này", bác Hoàn chia sẻ.

Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra tiếc nuối vì khi được vào khu vực sân khấu chính, chương trình văn nghệ tại đây đã chấm dứt. Những sân khấu khác ở quanh hồ biểu diễn vào trời nắng nên không thu hút được khán giả.Trong khi đó, nhiều bạn trẻ rủ nhau lập nhóm để dạo quanh hồ chụp ảnh. Toàn bộ xe cộ đều bị cấm lưu thông qua khu vực hồ nên những tuyến phố quanh rất thoáng đãng và thoải mái cho mọi người bách bộ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn...

Chương trình các hoạt động 10 ngày đại lễ

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa công bố chi tiết các hoạt động chính trong 10 ngày đại lễ (1/10 - 10/10).

* Ngày 1/10/2010

8h00: Khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ

HHA_4741 HHA_4863 HHA_4781

Hình ảnh chiếu dời Đô của Vua Lý Thái Tổ.      Đường phố rợp cờ, khẩu hiệu tung bay.         1000 đoá sen kết hình bản đồ đất nước

                                                            tại Vườn Hồng, gần Quảng Trường Ba Đình        chào mừng Đại Lễ Việt Nam trên mặt Hồ Thiên Quan

9h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm

14h00: Triển lãm các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng

15h00: Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm

19h30: Khai mạc Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, 138 Giảng Võ, Ba Đình

19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa

20h00: Cầu truyền hình Cả nước với Hà Nội trên Đài truyền hình Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật đặc biệt, trình diễn áo dài xung quanh hồ Hoàn Kiếm

20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập Quốc tế - Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội

* Ngày 2/10/2010

8h00: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu và 19 Nguyễn Tri Phương

--------------------------------------------------------

Lần đầu chiêm ngưỡng khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Theo Báo Dân Trí, sáng nay: 2/10, ngay sau khi khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long mở cửa, hàng ngàn du khách đã có mặt để chiêm ngưỡng gần 1.000 hiện vật được khai quật tại Hoàng thành và tham quan khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu.

GACH_VA_NGOI GIENG_NUOC_DOI_TRAN_the_ky_13_-_14_lon_nhat_trong_Hoang_thanh_copy

Gạch và ngói thành Đại La từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 9.                                  Giếng nước đời Trần, thế kỷ 13 - 14 lớn nhất trong Hoàng thành

Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long được phát lộ vào năm 2002, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hiện vật thuộc các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn, có niên đại tới 1.300 năm.

Từ cuối năm 2008, các chuyên gia Pháp và Bỉ đã tư vấn, phối hợp cùng các chuyên gia Việt Nam lựa chọn gần 1.000 hiện vật, chuẩn bị cho cuộc triển lãm tại Hoàng thành Thăng Long.

Việc trưng bày được chia theo niên đại. Hiện vật trưng bày chủ yếu là gạch, ngói xây cung điện có hoa văn trang trí bên trên, các lá diềm trang trí (hình phượng, rồng), tượng và đồ dùng sinh hoạt trong cung đình (bát, đĩa, bình, lư hương, liễn, chậu hoa...), các bức tượng (sư tử, rồng) trang trí trên mái ngói cung điện...

RANH_THOAT_NUOC_Thoi_Ly MONG_NHA_bang_da_soi

Rãnh thoát nước thời Lý.                                                                                Móng nhà bằng đá, sỏi

Du khách có thể tham quan khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long tại hai khu vực A và B (hiện nay đã có 4 khu A, B, C, D được khai quật).

Người xem có thể nhận thấy nhiều lớp kiến trúc tiêu biểu thuộc nhiều triều đại chồng lên nhau, từ thời Bắc thuộc, tới Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trong hai khu vực khảo cổ này, có nhiều phế tích kiến trúc như: các cửa và hệ thống cống thoát nước (thời Lý - Trần), dấu vết nền cung điện, các đoạn thành, các giếng cổ (thời Đại La, thời Lê), các con đường cổ, các chân cột trụ...

Quang Phong

-------------------------------------------------------

9h00: Lễ ra mắt Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm

14h00: Công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học tổng quan về Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội

20h00: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc mới chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại sân khấu Vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm

20h00: Khai mạc Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn

* Ngày 3/10/2010

7h00: Giải chạy truyền thống “Báo Hà Nội mới” xung quanh hồ Hoàn Kiếm

Chung kết thi đấu bóng đá Quốc tế “Cúp Thăng Long – Hà Nội” tại Sân vận động Mỹ Đình

20h00: Chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh” tại Sân vận động Hàng Đẫy

* Ngày 4/10/2010

8h30: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng tại Nhà hát Lớn Hà Nội

15h00: Triển lãm “Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam” tại Bảo tàng Cách mạng, 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm

15h30: Triển lãm “Các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam” tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình

17h00: Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

20h00: Trao giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, 8 Huỳnh Thúc Kháng

20h00: Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội tại Sân tượng đài Lý Thái Tổ

* Ngày 5/10/2010

9h00: Giới thiệu “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” tại đường Yên Phụ

---------------------------------------------------------------------

'Con đường Gốm sứ' được trao kỷ lục Guinness

Sáng 5/10, đoạn tranh "Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử" dài 810m đã được trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới", trong sự vui mừng của người dân thủ đô.

>Cận cảnh 'Con đường gốm sứ' lập kỷ lục Guiness

Tại buổi lễ, bà Beatriz Garcia Fernandez, Giám đốc Pháp chế của Tổ chức kỷ lục Guinness cho biết, đến ngày 4/10, kỷ lục bức tranh ghép gốm thế giới vẫn thuộc về một tác phẩm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với diện tích 1.494m2.

* Ảnh trao tặng các danh hiệu cho 'Bức tranh Gốm sứ'

"Nhưng bây giờ, tôi khẳng định rằng, chỉ đoạn tranh của Con đường Gốm sứ dài 810m, từ cửa khẩu An Dương tới cửa khẩu Tân Ấp, đã có tổng diện tích 1.570m2. Điều đó có nghĩa là kỷ lục Guinness thế giới mới đã được xác lập hôm nay, tại Hà Nội".

IMG_0997 IMG_1062

  Tác giả dự án Nguyễn Thu Thủy (trái) nhận bản công nhận kỷ lục.     Đại diện Unesco tại Việt Nam và lãnh đạo thành phố Hà Nội xem

                       Guinness. Ảnh: Tiến Dũng                                                       bức tranh gốm sứ ven sông. Ảnh: Tiến Dũng.

Đại diện Tổ chức Guinness cũng nhận xét, đây là một công trình nghệ thuật rất ấn tượng, bởi từ khi được khởi động vào năm 2007, nó đã tập hợp được mọi người ở các hoàn cảnh khác nhau, không chỉ ở Việt Nam mà từ khắp nơi trên thế giới.

Theo quy định của Tổ chức kỷ lục Guinness, chỉ những bề mặt liền mạch với nhau mới được tính là một bức tranh. Tuy toàn bộ Con đường Gốm sứ dài gần 4km và tổng diện tích lên đến gần 7.000m2 nhưng lại bị phân chia bởi các cửa khẩu nên không thể gọi là một bức tranh. Do vậy, Con đường Gốm sứ là một tập hợp các đoạn tranh gốm.

Cũng trong sáng 5/10, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã cắt băng khánh thành và trao giấy công nhận Con đường Gốm sứ là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho tác giả dự án là nhà báo, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, khẳng định những nỗ lực của chủ đầu tư dự án sau 4 năm thực hiện. Hà Nội ngày nay đã có một con đường gốm sứ rực rỡ sắc màu, thay thế cho dải tường đê bê tông ngày nào. Tuyến đường là kết quả chung tay đóng góp trí tuệ, công sức, kinh phí của hàng trăm nghệ sĩ trong và ngoài nước, các tình nguyện viên và các cháu thiếu nhi.

"Hà Nội cũng mong muốn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tích cực tham gia đóng góp sáng kiến, tài lực để làm đẹp các không gian công cộng khác của thủ đô", bà Hằng nhấn mạnh

Lễ khánh thành và trao giấy chứng nhận kỷ lục Guinness cho bức tranh gốm sứ đã thu hút đông đảo người dân khu vực ven sông Hồng. Từ sáng sớm, nhiều người đã tụ tập tại khu vực tổ chức lễ khánh thành ở chân cầu Long Biên song không được vào tham dự.

Ông Hoàng Minh, ở phố Hồng Hà, bày tỏ, mặc dù phải chứng kiến buổi lễ từ xa và qua hàng rào, song ông vẫn rất vui mừng khi bức tranh gốm sứ được nhận kỷ lục Guinness.

"Những bức tranh gốm rất đẹp, dễ hiểu, tôn vẻ đẹp cho con đường này nhiều hơn trước kia. Bạn bè, người nhà ở quê ra Hà Nội chơi, tôi đều dắt ra xem Con đường Gốm sứ. Các đoạn tranh được thi công sau này cẩn thận hơn so với khi mới bắt đầu làm", ông Hoàng Minh nhận xét.

Đoàn Loan / VnExpress

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

14h00: Khai mạc Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng – cổ truyền và hiện đại” tại làng Bát Tràng

14h00: Triển lãm “Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội” tại Cung văn hóa Hữu Nghị

20h00: Biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội

20h00: Chương trình ca nhạc tổng hợp “Hùng khí Thăng Long - Bài ca đất nước” tại Sân vận động Hàng Đẫy

* Ngày 6/10/2010

8h00: Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội 2010 tại Quảng trường Sân vận động Mỹ Đình

8h00: Biểu diễn võ thuật cổ truyền Hào khí Thăng Long tại Nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa, Ba Đình

8h30: Khánh thành Bảo tàng Hà Nội tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm

14h00: Khánh thành Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm

14h00: Khánh thành tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất

14h00: Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội xưa” tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng

14h30: Khánh thành Nhà hát Kim Đồng tại 19 Hàng Bài, Hoàn Kiếm

20h00: Khánh thành Nhà hát Công nhân Hà Nội tại 42 Tràng Tiền

20h00: Khánh thành Nhà hát Đại Nam tại 89 Phố Huế

20h00: Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây

* Ngày 7/10/2010

8h00: Khai mạc Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, Thành phố Vì Hòa bình tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình

9h00: Tổng kết trao giải cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Hà Nội - Điểm hẹn của bạn” tại Nhà hát Lớn

20h00: Biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát Lớn

* Ngày 8/10/2010

7h00: Chương trình văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước xung quanh hồ Gươm, các địa điểm sân khấu ngoài trời toàn Thành phố

20h00: Chương trình giao lưu Thăng Long – Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1.000 Anh hùng và mẹ Việt Nam Anh hùng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia

20h00: Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Ngân hàng Nhà nước, 49 Lý Thái Tổ

* Ngày 9/10/2010

8h00: Khánh thành cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy tại phía Nam cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy

9h30: Khánh thành và gắn biển Đại lộ Thăng Long tại ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng

20h00: Biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Quốc tế tại các sân khấu ngoài trời toàn thành phố

* Ngày 10/10/2010

8h00: Lễ mít-tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình

20h00: Đêm hội Văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình

* Hoạt động tại các quận, huyện, thị xã

20h00 (từ 1/10 – 10/10) hoạt động của các đoàn nghệ thuật:

245 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước

38 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nước ngoài

Địa điểm: Tại các sân khấu ngoài trời, nhà hát, nhà văn hóa và trung tâm các quận, huyện, thị xã

- Nhóm phóng viên

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch