09/05/2020. Sau dịp lễ kỷ niệm 30/4, Việt Nam đã mở cửa lại các trường học và cho phép việc kinh doanh được trở lại bình thường với hy vọng đưa nền kinh tế phục hồi sau 3 tháng bế quan toả cảng như một biện pháp để dập tắt đại dịch virus corona bắt nguồn từ nước láng giềng Trung Quốc.

Một người bán hàng rong chờ khách gần một biển quảng cáo của một khu mua sắm và chung cư ở TP HCM. Việt Nam, sau khi thành công trong dập tắt dịch COVID-19 giờ đây đối diện với việc phục hồi kinh tế.

Với người Việt Nam, đại dịch virus corona gợi nhớ tới dịch cúm SARS đầu những năm 2000. Họ biết rằng nếu không thực hiện bế quan toả cảng một cách nghiêm túc thì dịch bệnh sẽ không được dập tắt.

Vào cuối tháng 2, khi Tổng thống Donald Trump nói với người dân Mỹ rằng cần phải thực hiện việc đóng cửa kinh tế để dập dịch, thì thời điểm đó, Việt Nam đã đóng cửa các đường biên giới và đã bắt đầu phát triển bộ xét nghiệm COVID-19 của riêng họ. Với hơn 96 triệu dân, Việt Nam chỉ ghi nhận 288 ca nhiễm cho tới ngày 8/5 và không có trường hợp tử vong nào.

Tuy nhiên dù với thành công, như quốc tế ca ngợi về sự chống dịch của Việt Nam, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này, cũng như các nước khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cũng không thể tránh được tác động tiêu cực của nó. GDP của Việt Nam tụt xuống 3,8% trong quý đầu năm nay, so với 6,8% trong cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo trong tháng trước rằng GDP của Việt Nam sẽ có mức tăng 2,7% trong năm nay, một mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với con số 7% ấn tượng của năm ngoái.

Để bù đắp cho sự sụt giảm của năm nay, chính phủ Việt Nam gần đây đã đề ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm ở mức 7% từ năm 2021 đến 2025. Nhằm giúp phục hồi kinh tế, chính phủ ở Hà Nội đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD, giảm lãi suất, lùi thời hạn đóng thuế và phí sử dụng đất cho các doanh nghiệp. Chính phủ còn hỗ trợ tài chính cho các công ty và lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Sẵn sàng cho giới đầu tư

Trong lúc mở cửa lại nền kinh tế, Việt Nam đã có được những thuận lợi so với các quốc gia khác trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và những nhà quan sát Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh sẽ không còn như trước do sự bùng phát của đại dịch virus corona, nhưng nhờ có sự phục hồi về kinh tế sớm được dự báo của Việt Nam, các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm sự đang dạng trong các chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

Dù chưa thoát khỏi nguy hiểm của đại dịch, Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho trường hợp một làn sóng bùng phát dịch thứ 2 nếu xảy ra. Việt Nam giờ đây có thể sản xuất 7 triệu khẩu trang vải và 5,72 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày, trong khi Vingroup – tập đoàn giàu nhất ở Việt Nam hiện nay – nói họ có thể sản xuất 55.000 máy trợ thở mỗi tháng. Việt Nam cũng đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết trong các bệnh viện mới trong trường hợp cần đến, theo truyền thông trong nước.

Theo Economist, COVID-19 đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi, như Việt Nam, trong ít nhất 3 lĩnh vực: toàn xã hội phải cách ly, xuất khẩu sụt giảm và vốn đầu tư nước ngoài bị chậm lại. Việt Nam đã vượt qua được trở ngại đầu và đang trên đường giải quyết những khó khăn còn lại.

“Với việc ứng phó nhanh đối với dịch virus corona, chúng tôi cho rằng đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam sau đại dịch,” Kizuna Joint Development Corp, chuyên xây dựng các nhà máy sẵn sàng cho các nhà đầu tư sử dụng ở Việt Nam, nói với Reuters.

Các chuyên gia tư vấn – những người giúp các công ty nước ngoài chuyển dịch quốc tế, nói rằng sự thành công của Việt Nam trong việc khống chế dịch đã làm tăng sự tự tin ở những nhà đầu tư nước ngoài đối với quốc gia Đông Nam Á.

Theo Michael Sieburg, một quản lý của công ty tư vấn YCP Solidiance chuyên về châu Á, nói với Reuters, Việt Nam thậm chí sẽ nổi lên hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong tầm ngắm của các nhà đầu tư vì sự thành công trong cuộc chiến dịch bệnh virus corona.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam cho biết rằng quốc gia Đông Nam Á này đang ở vị thế tốt để giúp các nhà sản xuất tìm kiếm cơ sở sản xuất mới.

“Những cơ hội này sẽ bao gồm dịch chuyển đầu tư, đặc biệt của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng của họ tới các khu vực khác, bao gồm cả Đông Nam Á,” thứ trưởng Trần Quốc Phương nói trong một thông cáo đăng trên trang web chính phủ. “Việt Nam là một trong số các quốc gia đó.”

Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết rằng Mỹ đang hợp tác với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, để đưa chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Nhiều công ty của Mỹ đã và đang đưa các dây truyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng như Việt Nam kể từ khi thương chiến Mỹ-Trung xảy ra trong gần 2 năm qua.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại dự đoán rằng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á bất chất tác động của COVID-19. Ngân hàng này cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển trở lại ở mức 6,8% trong năm 2021, nếu trong bối cảnh dịch bệnh được khống chế.

Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo về Đông Á và Thái Bình Dương trong thời đại COVID-19, nhận định rằng kinh tế Việt nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh khi cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các điều kiện thuận lợi về thị trường lao động.

Việt Nam hiện có 12 FTA với các quốc gia và khối liên minh trên thế giới. Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam vừa ký kết với Liên minh châu Ấu (EVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường trị giá 18.000 tỷ USD.

VOA Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch