Cuộc đụng độ biên giới giữa Quân đội Ấn Độ và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thổi bùng ngọn lửa bài Trung ở Ấn Độ. Lời kêu gọi tẩy chay hàng Tàu và giảm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được nghe rõ ràng trong giới tinh hoa cho đến bàn dân trăm họ ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ không phải là cuộc tranh chấp duy nhất mà Trung Quốc có.

Trung Quốc đại lục có diện tích hơn 9 triệu km², là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, với cảnh quan rộng lớn và đa dạng, từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam. Mặc dù được Thượng Đế ưu ái khi ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú như vậy, chính quyền Trung Quốc dường như vẫn cảm thấy chưa đủ và hiện đang tranh chấp biên giới với nhiều quốc gia láng giềng. Sau đây là một số nước đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Nepal

Đầu tháng 5/2020, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã tuyên bố trên Twitter rằng, toàn bộ đỉnh Everest là thuộc Trung Quốc chứ không phải là của Nepal. Điều này khiến cho người dân Nepal phẫn nộ và dòng tweet này sau đó đã bị xóa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến tranh Trung Quốc – Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này là một phần thuộc Tây Tạng của Trung Quốc.

Các nghị sĩ Nepal cáo buộc Trung Quốc đã lấn chiếm 64 ha đất ở các quận Dolakha, Humla, Sindhupalchowk, Sankhuwasabha, Gorkha và Rasuwa của nước này, và cho biết một vài trong 98 cột trụ dọc biên giới dài 1.414,88 km giữa Trung Quốc và Nepal đã biến mất.

Bhutan

Vào tháng 7/2017, các quan chức cấp cao của Bhutan đã lên tiếng chống lại việc Trung Quốc xâm lấn dọc biên giới giữa hai nước, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng biên giới mà hai bên từng thỏa thuận. Có thông tin cho biết, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các vụ xâm lấn tương tự, trong đó các cuộc tuần tra của Trung Quốc đã cản trở những người chăn thả ở Bhutan tiếp cận các vùng đất đồng cỏ nằm trong lãnh thổ của Bhutan.

Nhật Bản

Tranh chấp Trung Quốc – Nhật Bản là về một nhóm các hòn đảo không có người ở nằm ở Biển Hoa Đông và được Nhật Bản đặt tên là Quần đảo Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư. Nhóm các hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản từ những năm 1890, tuy nhiên vào những năm 1970, khi thông tin về việc quần đảo này có dầu được chứng minh là đúng, Trung Quốc bắt đầu thực thi yêu sách của mình đối với các đảo. Mặc dù Nhật Bản và Hoa Kỳ đã phủ nhận các yêu sách của Trung Quốc, tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền, Trung Quốc đã thành công trong việc biến quần đảo Senkaku vốn thuộc sở hữu của Nhật Bản thành “lãnh thổ tranh chấp”.

Vào năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hiện tại, căng thẳng Trung – Nhật quanh nhóm đảo đang nóng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra hiện diện gần khu vực trong thời gian dài.

Đài Loan

Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả lãnh thổ Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình. Bắc Kinh gần đây đang gia tăng áp lực với Đài Bắc, đe dọa hòn đảo sẽ phải “trả giá” nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất.

Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo Đài Loan từng nhiều lần khẳng định tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu của quốc đảo nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Chính quyền hòn đảo năm ngoái quyết định tăng chi tiêu quân sự cho năm 2020 thêm 8,3%, lên mức 13,11 tỷ USD, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.

Philippines

Tranh chấp Trung Quốc – Philippines là tranh chấp về bãi cạn Scarborough. Tranh chấp bùng lên vào năm 1997 và lên đến đỉnh điểm vào tháng 4/2012, cuối cùng Trung Quốc ngang nhiên kiểm soát khu vực này. Sau đó, Philippines đã kiện Trung Quốc vào tháng 1/2013 lên Tòa án quốc tế.

Vào ngày 12/7/2016, hội đồng trọng tài phán quyết Philippines thắng kiện, nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết.

Nga

Mặc dù đã ký một số thỏa thuận, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với Nga.

Người dân Nga cũng lo ngại trước sự xuất hiện ngày càng tăng người Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của nước này. Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến các khu vực Viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan rã hồi năm 1991. Những dòng người di cư ồ ạt, thiếu kiểm soát đã làm dấy lên nhiều phong trào phản đối.

Mới đây, vào hôm 2/7, sau khi Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc đăng trên mạng xã hội Weibo thông điệp chào mừng kỷ niệm 160 năm thành lập thành phố Vladivostok thuộc vùng Primorsky của Nga, thì bài đăng này nhanh chóng trở thành mục tiêu chỉ trích bằng thông điệp đòi chủ quyền của các quan chức ngoại giao, nhà báo và người dùng Internet Trung Quốc.

Việt Nam

Trung Quốc chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến 1974, Bắc Kinh tiếp tục dùng vũ lực chiếm các đảo còn lại thuộc Hoàng Sa. Từ đó, Trung Quốc tìm nhiều cách để đòi quyền chủ quyền trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam.

Hôm 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động bình thường gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng trong tháng đó, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được cho là đã bám theo tàu khoan West Capella của Malaysia trên Biển Đông.

Hôm 19/5, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin hải quân nước này sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở Tây Sa, thu hoạch được 750 kg. Tây Sa là cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ báo này cho rằng việc Bắc Kinh thu hoạch rau ở Hoàng Sa “chứng tỏ thực thể này là đảo”, giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc ở đây.

Tham khảo IINdia.TV

Băng Thanh | DKN

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch