30 tháng 5 2021.  Từ 0h ngày 31/5, TP HCM sẽ áp dụng Chỉ thị 15, giãn cách xã hội cho toàn TP, riêng Q.Gò Vấp phong tỏa theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày.

Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận ít ca nhiễm so với quốc tế. NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo chỉ thị 15.

Phong tỏa, cách ly gần 50 điểm

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP HCM thực hiện phong tỏa, cách ly, giám sát nói chung lên đến 50 điểm.

Cụ thể, có 4 nơi bị phong tỏa mà người ở đó phải cách ly tập trung như:

  • Tầng 6 tòa nhà Concentrix, Công viên phần mềm Quang Trung, Q.12;
  • Nhà thờ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Nguyễn Văn Công, Q.Gò Vấp;
  • Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Thiên Tú (tầng 4, tòa nhà số 1 Hoàng Việt, Q.Tân Bình, tính từ ngày 17/5);
  • Công ty TNHH phát triển giải pháp tầm nhìn IDS, 67 đường T4A, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, thời gian tính từ ngày 19/5.

Ngoài ra, còn có 46 điểm phong tỏa, cách ly, giám sát cách ly tại nhà ở 12 quận huyện và TP. Thủ Đức. Nhiều nhất là Q.Gò Vấp và Tân Phú

Sáng nay, ông Phong nhấn mạnh việc giãn cách áp dụng toàn thành sẽ bắt đầu từ 0h ngày 31/5. Theo đó, không được tụ tập 10 người nhưng ông đề nghị ngành y tế nghiên cứu chỉ tập trung dưới 5 người.

Riêng đối với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), từ 0h ngày 31/5, áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16. Theo đó, nhà giãn cách nhà, khu phố giãn cách khu phố, phường giãn cách phường.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng đồng ý đề nghị dời kỳ thi vào lớp 10 công lập cho đến khi có thông báo mới.

Cũng trong sáng nay, Cơ quan Cảnh sát Công an quận Gò Vấp, TP HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" xảy ra tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Đến nay, chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhóm tôn giáo này đã tăng lên gần 140 ca và lan rộng ra các địa phương, gồm TP HCM, Long An, Tây Ninh và Bạc Liêu.

Biến thể mới lai chủng Ấn Độ và Anh Quốc

Các quan chức Việt Nam cho biết đã phát hiện một biến thể Covid có vẻ là sự kết hợp giữa chủng Ấn Độ và Anh Quốc và lây lan nhanh qua không khí.

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long mô tả biến thể mới nhất này là "rất nguy hiểm".

Virus luôn biến đổi và hầu hết các biến thể đều không quá quan trọng, nhưng một số biến thể có thể khiến virus dễ lây lan hơn.

Kể từ khi Covid-19 được xác nhận lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2020, hàng ngàn đột biến đã được phát hiện.

VN: Chính phủ cần làm gì để đạt mục tiêu kép 'chống dịch và phát triển'?

Tân Quốc hội và Chính phủ VN rút ra được bài học chống Covid thế nào?

"Việt Nam đã phát hiện ra một biến thể Covid-19 mới kết hợp các đặc tính của hai biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Anh," ông Long nói trong một cuộc họp chính phủ, theo hãng tin Reuters.

Báo VnExpress đưa tin, ông Long cho biết biến thể lai mới này dễ lây truyền hơn các loại đã được biết trước đây, đặc biệt là qua đường không khí. Ông cho biết biến thể này được phát hiện sau khi xét nghiệm trên các bệnh nhân mới.

Ông nói thêm rằng mã di truyền của virus sẽ sớm được công bố.

Theo các chuyên gia, một biến thể của Covid-19 được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái - được gọi là B.1.617.2 - có khả năng lây truyền cao hơn so với biến thể Anh - còn được gọi là B.1.1.7.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các loại vaccine, chẳng hạn như của Pfizer và AstraZeneca, có hiệu quả cao đối với chủng Ấn Độ sau hai mũi tiêm, nhưng nếu chỉ tiêm một mũi thì dường như giảm hiệu quả.

Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ biến chủng nào của virus corona gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cho đại đa số người dân.

Với phiên bản gốc, nguy hiểm vẫn cao nhất ở nhóm người cao tuổi hoặc có tình trạng sức khỏe hay bệnh nền nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một loại virus dễ lây nhiễm hơn và nguy hiểm tương đương sẽ gây ra nhiều ca tử vong hơn đối với dân số không được tiêm chủng.

Việt Nam cật lực tìm mua vaccine Covid-19

Covid-19: Dịch lan vào TP HCM, VN quyết dùng tiền ủng hộ mua vaccine

Việt Nam có số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến trong những tuần gần đây. Cả nước đã ghi nhận hơn 6.908 ca nhiễm virus corona kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trong đó, hơn một nửa đã được ghi nhận kể từ cuối tháng 4 năm nay.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Việt Nam đã có 47 ca tử vong liên quan đến Covid.

Bản tin sáng 30/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 52 ca mắc Covid-19 trong nước, riêng Bắc Giang 35 ca. Tại TP HCM, trong số 10 ca nhiễm thì có 8 ca liên quan Hội thánh Phục Hưng.

Số liệu cập nhật mới hơn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) trong buổi sáng cùng ngày cho biết địa phương này mới có thêm 40 ca dương tính liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, tức là tổng cộng có 48 ca tính từ tối hôm trước.

Ráo riết tìm vaccine

Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng và mức độ lây lan hầu như không thuyên giảm đã khiến chính phủ Việt Nam dường như đang điều chỉnh chiến lược chống dịch bệnh của mình. Trước đây, cách thức chủ yếu được thực hiện dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phát hiện, truy vết, cách ly để cô lập, khoanh vùng cách điểm dịch. Còn chiến lược hiện nay đang dịch chuyển theo hướng tăng nhanh tốc độ tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng.

Covid-19: Ổ dịch Bắc Giang thêm phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo virus dễ nhân đôi

Covid-19: VN hội chẩn hàng chục ca bệnh nặng, khẩn trương mua vaccine

Sáng 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập một hội nghị trực tuyến toàn quốc để bàn về chống dịch Covid-19. Tại đây, Thủ tướng Chính nhấn mạnh sẽ dùng mọi biện pháp của chính phủ, doanh nghiệp và người dân để tìm mua vaccine cũng như đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước.

Trước đây, việc nhập vaccine Covid-19 do chính phủ trực tiếp đàm phán và một doanh nghiệp là VNVC được ủy quyền nhập khẩu và cung ứng. Tuy nhiên, với chỉ đạo mới, có thể sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu vaccine, làm tăng cơ hội Việt Nam mua được vaccine của nước ngoài để tiêm cho người dân.

Hiện nay, tiêm vaccine được coi là một điểm yếu trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam, với số người được tiêm lần một chỉ hơn 1 triệu, trong khi số người được tiêm đủ hai lần còn thấp hơn nhiều.

Trong bối cảnh nhập và tiêm vaccine chậm trễ, nhưng vào sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vẫn cho biết mục tiêu của Việt Nam là tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.

"Cho tới nay, Việt Nam đã có ký kết, cam kết khoảng hơn 100 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đang nỗ lực để mua thêm 40 triệu liều để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra," Báo Thanh Niên dẫn lời ông Long nói.

https://www.bbc.com/

-----------------------------------------------------------------------

Đọc thêm: Covid-19: TP HCM giãn cách xã hội trong 2 tuần:

https://vnexpress.net/tp-hcm-gian-cach-xa-hoi-4286220.html

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch