Thảm bại của Biden trong cuộc "rút Quân" ở Afghanistan đã để lại cho Taliban một kho vũ khí mà nằm mơ Taliban cũng không dám nghĩ tới:

Xe quân sự Mỹ chuyển giao cho quân đội Afghanistan vào tháng 2.2021.

2.000 xe bọc thép Humvee,

40 máy bay, gồm trực thăng UH-60 Black Hawk, trực thăng trinh sát tấn công, máy bay không người lái ScanEagle; và chỉ cách đây một tháng, tiếp nhận 7 trực thăng mới nguyên.

- 600.000 súng trường, gồm M4 và M16, 162.000 thiết bị liên lạc, 16.000 kính nhìn đêm.

- Một số lượng không xác định đại bác, súng cối và súng máy.

Với số lượng vũ khí này, các Nước Tây Phương, nhứt là Mỹ sẽ phải hứng chịu những cuộc KHỦNG BỐ, có lẽ còn hơn 9/11.

Sở dĩ 20 năm trước, Mỹ phải đánh Afghanistan, là vì Taliban dung dưỡng Al Qaeda. Tổ chức KHỦNG BỐ này là nhóm người đầu tiên tấn công MỸ vào nội địa đất Mỹ, và càng tệ hại hơn cho Mỹ, là chúng đánh vào Trung Tâm Kinh Tế Mỹ: Nữu Ước; và Trung Tâm quốc phòng Mỹ: Ngũ Giác Đài.

Sau nhiều năm dài, tốn không biết bao nhiêu nhân lực, tiền tài, Mỹ thấy không cảm hóa nỗi, khó thay đổi được một thể chế Trung Cổ với nhiều sắc tộc, tôn giáo, xã hội khác biệt...

Afghanistan đã có vô số các cuộc xung đột của người địa phương với ngoại nhân và với nhau.

- Từ thế kỷ thứ 6 TCN, Cyrus Đại Đế, nhà chinh phục lừng danh thế giới người Ba Tư (Iran ngày nay) đã rất vất vả mới chinh phục được vương quốc Bactria thuộc miền Bắc Afghanistan ngày nay. Cyrus nhận đinh: “đây là miền đất lạ lùng, dân vùng này có tính phản phúc sớm đầu tối đánh, rất khó tri” . Do đó, dù nhập Bactria vào lãnh thổ đế quốc Ba Tư, nhưng ngài không cắt quan cai trị, mà để cho các bộ lạc tự trị và triều cống.

- Hai thế kỷ sau, Alexander Đại Đế người Macedonia cũng chỉ kiểm soát được vùng đất này trong một thời gian ngắn ngủi.

Người Anh cũng sa lầy và bất lực.

Vương triều Barakzai bắt đầu từ đầu thế kỷ 19 đã tiếp tục cai trị Afghanistan. Nhưng ngay cả sau khi chiến thắng người Anh, họ luôn luôn bị thách thức bởi những bộ tộc bản địa.

Năm 1973, vua cuối cùng của vương triều Barakzai bị lật đổ bởi Daoud Khan, người trở thành Tổng thống đầu tiên của nước này, chấm dứt nền quân chủ,

- Năm 1978 Tổng thống Daoud Khan bị lật đổ sau một cuộc đảo chính đẫm máu bởi một phái đảng cộng sản – đảng PDPA.

Afghanistan từ Cộng hòa chuyển sang Cộng sản.

Đảng PDDA này cải cách xã hội, phân phối lại đất đai, đàn áp đẫm máu người bất đồng chính kiến.

-“Cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan” từ tháng 12/1979 cho đến 1989.

Liên Xô buộc phải rút quân sau hơn 9 năm hao người tốn của cả đôi bên, riêng Afghanistan có thể chết đến từ 562,000 đến 2 triệu người.

Năm 1992, Chế độ cộng sản PDDA sụp đổ .

- Tháng 9/1994, Taliban nổi lên như một lực lượng dân quân theo đạo Hồi, được đào tạo tại các trường học Hồi Giáo (madrasa) tại Pakistan, và lập tiểu vương quốc Hồi Giáo cực đoan vào năm 1996 mà chỉ được 3 quốc gia công nhận, trong đó có Pakistan.

Chế độ này cực kỳ hà khắc, tàn bạo với dân chúng.

Taliban chứa chấp khủng bố Al Qaeda nên tổng thống George W. Bush quyết định tiêu diệt tổ chức này. Có ngờ đâu quyết định này khiến Hoa Kỳ sa lầy thê thảm, cái giá phải trả là 20 năm công lao hãn mã thành công cốc, 2,261 tỷ Mỹ kim đi tông và không ít xương máu của người Mỹ đã đổ xuống đất này.

Vì người Mỹ muốn thử nghiệm một mô hình khác cho Afghanistan: mô hình dân chủ.

Khi biết không giữ được đất này: “đây là miền đất lạ lùng, dân vùng này có tính phản phúc sớm đầu tối đánh, rất khó tri”, Ông Trump nghĩ ra một chiến lược dung hòa, mong đem lại thanh bình cho xứ sở này và Mỹ rút quân an toàn về Mỹ.

Để thực thi chiến lược này:

1-Trước hết, Ông khai thác năng lượng DẦU của Mỹ.

Đây là lần đầu Mỹ xuất cảng Dầu, và thoát khỏi áp lực của các Nước Hồi Giáo Trung Đông. Kém tài chính, họ không còn khả năng chi viện cho các nhóm khủng bố nữa. Thế là Mỹ bình yên .

2- Kế đến Ông phô trương sức mạnh quân lực, triển khai tài chính phong phú, thuyết phục các Quốc Gia Hồi Giáo hòa thuận với Do Thái.

Ông đã thành công, nhiều Nước Arab đã ký kết Thỏa thuận Hòa Bình, đem lại thịnh vượng cho Trung Đông thay vì thù hận.

Thật vậy, sau các cuộc xung đột Arab - Israel kết thúc năm 1967 cho tới trước năm 2020, không một quốc gia Arab nào bình thường hóa quan hệ với Israel ngoại trừ Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với Israel năm 1979 và Jordan ký năm 1994. Như vậy là trong 26 năm qua, Israel và hầu hết các nước Arab luôn căng thẳng, xung đột. Nhưng chỉ chưa đầy 4 tháng cuối năm 2020, hàng loạt các nước Arab đã ký hiệp ước hòa bình với Israel như UAE, Bahrain, Sudan, Marốc, và Oman.

Và ngay sau khi các hiệp ước thỏa thuận hòa bình được ký, Israel đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch ...

Thế Giới khâm phục, kính nể... Dân nhiều Nước hoan hô: We Want TRUMP

3- Rút quân:

29/2, tại Qatar, các quan chức Mỹ và đại diện Taliban đã ký hiệp định hòa bình lịch sử nhằm kết thúc cuộc chiến tranh Afghanistan đã kéo dài gần hai thập kỷ.

Hiệp định này sẽ mở đường cho Hoa Kỳ rút dần quân đội khỏi Afghanistan, gồm 4 điểm chính:

Thời gian biểu 14 tháng cho Hoa Kỳ và NATO rút hết quân đội khỏi Afghanistan.

- Taliban cam kết không sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm bàn đạp đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Khởi động các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan vào ngày 10/3.

- Ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện.

Trước khi ký kết, Mỹ có khoảng 14.000 binh sĩ và gần 17.000 lính từ 39 nước thành viên NATO và các nước đối tác đang đồn trú tại Afghanistan trong vai trò không tham chiến trực tiếp.

Tuyên bố chung Hoa Kỳ và chính phủ Afghanistan cho biết:

“Hoa Kỳ sẽ giảm số lượng quân nhân tại Afghanistan xuống còn 8.600 và thực hiện các cam kết khác theo hiệp định Hoa Kỳ – Taliban trong vòng 135 ngày kể từ khi công bố tuyên bố chung này và hiệp định Hoa Kỳ – Taliban,”

Như vậy, Tổng thống Trump đã thực hiện được lời hứa khi tranh cử là rút người Mỹ khỏi cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, làm gần 2.400 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và gây tốn kém nhiều 1.000 tỷ USD.

Taliban đã thực thi thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần qua trên toàn lãnh thổ Afghanistan để tạo lòng tin và chứng tỏ lực lượng này có thể kiểm soát tình hình. Ngay trước buổi ký kết, lãnh đạo Taliban đã kêu gọi các tay súng "dừng tấn công để đạt được thỏa thuận với người Mỹ, đem lại hòa bình cho Afghanistan".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu ở Qatar:

"Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ sự tuân thủ của Taliban với các cam kết của họ và điều chỉnh tốc độ rút quân của chúng tôi theo hành động của họ. Đây là cách chúng tôi sẽ bảo đảm rằng Afghanistan sẽ không bao giờ đóng vai trò là căn cứ cho những kẻ khủng bố quốc tế,"

Sau đó, Liên Hợp Quốc cảnh báo Taliban tiếp tục duy trì quan hệ khăng khít với tổ chức khủng bố Al Qaeda.

Nhưng bất chấp thông tin này, Tổng thống Joe Biden, với cá tính cực kỳ kiêu ngạo, bướng bỉnh, thêm tuổi già lú lẫn, đầu óc bất bình thường ( nhận xét của các lãnh tụ Liên hiệp Châu Âu- theo The Newsweek ), rất cay cú với những thành quả của TỔNG THỐNG TRUMP, bị giựt dây, xúi dại

nên tự mình quyết định rút toàn bộ quân trước ngày 11/9. bất chấp những cảnh báo, và những khuyến cáo của các tướng lãnh.

Cuộc "rút quân thảm bại" này cho Dân MỸ và cả Thế Giới thấy rõ một Biden không tỉnh táo, vô vị, vô cảm -không tài lãnh đạo-, chưa bao giờ biết lắng nghe, đổ thừa, và thường xuyên nói láo để che giấu lỗi lầm của mình: theo The New York Times trong một bài báo nhẹ nhàng "kiểm chứng thực tế", nhận xét hôm thứ Sáu của tổng thống đã sai ở ba tuyên bố :

- Việc ông khẳng định rằng không có đồng minh NATO nào chỉ trích ông là sai,

Hôm 22/8, ông Tony Blair, cựu Thủ tướng của Đảng Lao động Anh, đã viết một bài báo dài 2.700 từ trên Daily Mail, chỉ trích việc Tổng thống Mỹ Biden rút khỏi Afghanistan để Taliban kiểm soát là “đần độn”, gọi đây là quyết định “bi kịch, nguy hiểm, không cần thiết”..

Tổng thống Séc, Milos Zeman nói: Bằng cách rút khỏi Afghanistan, người Mỹ đã đánh mất vị thế lãnh đạo toàn cầu.

- tuyên bố của ông rằng Al Qaeda đã biến khỏi Afghanistan là sai,

- không phải người Mỹ nào muốn đến sân bay cũng được. là sai

Theo thăm dò mới nhứt của CBS News, việc thi hành rút quân :

- 74% những người được hỏi, tin rằng nó diễn ra rất hoặc có phần tồi tệ nhưng tổng thống Biden nói rằng ông "không nhìn thấy" cuộc thăm dò được đề cập. nên KT McFarland phê :

Joe Biden đang sống trong một thực tế khác. Afghanistan chứng minh điều đó !

Với những cá tính đó, Biden đã làm mất niềm tin của Thế Giới đối với Mỹ. Dân Mỹ xao xuyến bất an, khi mà một kho vũ khí khổng lồ như vậy lọt vào tay Taliban.

Taliban, Al Qaeda, ISIS sẽ tận dụng các vũ khí của Mỹ này trong các cuộc khủng bố tương lai vào Dân Mỹ, Nước Mỹ.

Đúng là: Giáo Tàu ... Đâm Chệt, hay Súng MỸ...Giết Mỹ!

Lưu-Vĩnh-Lữ

Nguồn: Diễn Đàn Googlegroups

Trình bày phần chữ đầm:  bacaytruc.com/

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch