Cập nhật lúc 12/01/2011 06:07:00 AM (GMT+7) . Những ngày nhiệt độ miền Bắc xuống thấp kỉ lục này, nhiều bệnh nhân và người nhà trong các bệnh viện càng thêm khốn đốn vì lạnh. Bệnh tật đã khổ, chống chọi với cái rét khiến họ càng khổ thêm.

Hãi hùng mùa đông trong bệnh viện

Ngày miền Bắc lạnh tới 7 độ C, gió lồng lộng tê buốt, dạo qua một vòng trong Bệnh viện Bạch Mai, hầu như ở khoa nào, phòng bệnh nào cũng thấy cảnh bệnh nhân co ro, người nhà run rẩy lo chống rét.

Trước cửa Phòng Thần kinh nhiễm khuẩn, nơi góc tường không chắn nổi những cơn gió lồng lộng tê buốt thốc vào, một bà cụ già ngồi sùm sụp trong cái chăn thỉnh thoảng lại ho sù sụ. Bà cụ cho biết tên là Nguyễn Thị Hòa- 98 tuổi, quê ở làng ở Khả Do - Xuân  Hòa - Vĩnh Phúc. Cụ Hòa vào viện đã hơn hai tháng vì bị đau khớp.

Ở tuổi 98 tuổi già và căn bệnh quái ác khiến hai chân cụ teo lại, hầu như không đi được. Trời lạnh, những cơn đau càng thêm ác nghiệt. Người thân không có, cụ Hòa một thân một mình tìm lên Bạch Mai chạy chữa.

“Bác sĩ bảo phải nhập viện, đóng ba triệu tiền viện phí. Mỗi ngày năm mươi nghìn tiền tiêm tôi đã lo chẳng kịp rồi. Thôi thì tôi già, cũng chẳng làm được gì, chẳng đi được đâu, cứ đành nằm ngoài này đợi chữa trị thôi”.

20110111162448_anh2Cụ Nguyễn Thị Hòa không có tiền nhập viện, đành co ro bên góc tường chờ chạy chữa thuốc thang. Hai chân cụ đã theo lại vì căn bệnh khớp quái ác.

Chỉ vào chiếc chăn siêu nhẹ cũ đã xẹp lép, cụ Hòa tâm sự: “Tôi mang theo cái chăn này từ quê lên. Mấy ngày nay rét quá, như nước đổ vào người ấy, hãi lắm. Đắp cả chăn, đắp cả chiếu vẫn không chịu được. Chân đau nhức suốt đêm như bị ai cưa ấy. Nhưng biết làm sao được, một thân một mình già này thân cô thế cô, ngồi ở đây không bị đuổi đi là may lắm rồi…”.

Bác Tính, một người nhặt rác trong bệnh viện biết hoàn cảnh động lòng thương giúp đỡ cụ. Bác bảo: “Tội bà cụ lắm, chả lết đi đâu được. Mà rét mướt thế này. Tôi tranh thủ qua thỉnh thoảng giặt giúp bà cụ cái áo, cái quần, mang cho bát cơm, cái bánh.”

Làm nghề nhặt rác trong bệnh viện bao nhiêu năm nay, bác Tính không còn lạ gì cảnh màn trời chiếu đất , những nỗi khổ của bệnh nhân nghèo và người nhà. Nhưng như cái rét năm nay, bác Tính cũng phải rùng mình: “Lạnh quá. Cứ ngủ gốc cây, ghế đá thế kia rét nữa thế này thì người khỏe đi chăm cũng hóa người ốm mất”- bác Tính xót xa.

Tại khoa Dị ứng, cô Hà Thị Hơn- ở xã Chiềng Chăn II, huyện Mai Sơn- Sơn La đang đưa con gái là Lò Thị Dum đi mua cơm về. Rét run, hai mẹ con co ro trong bộ đồ truyền thống của người dân tộc Thái.

20110111162510_anh4Mẹ con chị Hà Thị Hơn- Sơn La phải mang cơm ra một góc hành lang ăn vì trong phòng bệnh quá chật

“Con gái mình bị suy tim, dị ứng thận. Xuống Hà Nội chữa bệnh đúng mùa rét thế này con mình càng yếu”- cô Hơn tâm sự. Cô bảo: “Mình mới mua thêm cho con cái chăn đắp. May giường có ba người, đêm ngủ còn đỡ lạnh, ban ngày hai mẹ con cứ ngồi ôm nhau mong cho mau đến ngày về thôi”.

Buốt lòng mong hết rét

Giá lạnh cứ mỗi ngày một tăng cường. Giữa bệnh tật, đau ốm và nỗi lo sinh tử, người ta phải chật vật nghĩ đủ cách chống rét.

Cô Hà Thị Hơn kể thêm: “Ở trên nhà mình mùa đông cũng lạnh lắm mà xuống đây vẫn thấy sợ rét Hà Nội. Ở nhà rét, nhưng còn có củi sưởi còn được ở trong nhà ấm. Ở bệnh viện rét lắm, lấy đâu ra củi, ra bếp sưởi! Đêm rét quá mình phải trở dậy mấy lần, lấy áo, lấy váy ra đắp, trải thêm chiếu xuống giường xếp để mà nằm còn run. Chỉ thương con gái mình đau thôi…”.

20110111162510_anh6Người nhà bên ngoài phòng bệnh có “sáng kiến” phủ bạt che gió. Những góc tường, ghế đã bất đắc dĩ bị biến thành giường, thành “lều”.

Trong phòng bệnh khoa dị ứng, những người bệnh như em Dụm, những người mẹ như cô Hơn không hiếm. Ai cũng lo lắng, sợ hãi trước những tin tức thời tiết rằng không khí lạnh còn tăng cường, miền Bắc còn mấy đợt lạnh nữa, lạnh hơn.

“Còn rét thế này, chắc bà cụ nhà tôi yếu lắm. Mười ngày nay cụ sốt liên miên, tìm không ra bệnh. Vào viện nằm thế này, chưa biết chạy chữa thế nào, cứ đêm đêm cụ trở mình run, tôi không sao mà ngủ được. Bao giờ cái đận rét này mới qua…”- bác Hồng, quê Nam Định chia sẻ.

Để đỡ lạnh, những bệnh nhân và người nhà đã nghĩ ra đủ kế chống rét. Họ đắp thêm áo làm chăn, rải chiếu làm đệm trong phòng bệnh. Họ treo bạt quanh các ghế đã góc tường lót báo, quây chăn ở các gốc cây nằm ngủ và chống gió…

20110111162525_anh7Ngồi túm tụm cho đỡ rét

Chị Nguyễn Thúy Mai- điều dưỡng trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Rét quá, bệnh nhân càng khốn đốn. Nhất là bệnh nhân của các khoa như khoa Tim mạch, khoa Thần Kinh… Họ yếu và chịu rét kém. Bệnh viện đang tăng cường chống rét cho bệnh nhân bằng cách phát thêm chăn. Nhưng trước cái lạnh khủng khiếp của mùa đông năm nay, những tấm chăn bệnh viện cũng không đủ ấm. Chúng tôi cũng đã cho phép bệnh nhân mang chăn vào nhưng với người ở xa, bệnh nhân nghèo thì cũng không xoay được.”

 

20110111162525_anh8Báo, giấy, bìa các- tông đều có thể “tận dụng” để chống lạnh.

Chị Nguyễn Thúy Mai cho hay, đã có nhiều người hảo tâm ủng hộ chăn ấm cho bệnh viện, đó là sự giúp đỡ tuy nhỏ bé nhưng hết sức quý giá cho những người bệnh khó khăn trong mùa đông này. Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng chung sức với bệnh viện để giúp đỡ cho bệnh nhân cùng vượt qua mùa lạnh.

Nhưng mùa lạnh còn kéo dài, điều mong ước của chị Mai vẫn còn là một niềm trăn trở nhức nhối. Bởi đến giờ, vẫn có những người bệnh như cụ Hòa đang dầm mình ngoài trời lạnh, run rẩy trong những tấm bạt chắn gió mong manh, buốt lòng mong cho cơn bệnh qua hay trời ấm lên từng chút. 

Quỳnh Anh / Vietnam.net

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch