MANILA (TH) - Báo Philippines chỉ trích cả Trung Quốc và Việt Nam đã gia tăng các hoạt động xây cất công sự phòng thủ và tiền đồn trên các đảo tại quần đảo Trường Sa nơi đang có sự tranh chấp chủ quyền của một số nước trong khu vực.

Khu vực tranh chấp bao gồm một vùng biển 200,000 dặm vuông với 200 đảo nhỏ và bãi đá ngầm.

Ngày 24 tháng 5 báo PhilStar đả kích Trung Quốc rồi đến ngày 26 tháng 5, 2011 báo này đả kích Việt Nam. Hai bài báo xuất hiện vào lúc Trung Quốc loan tin họ sắp sửa đưa dàn khoan dầu khổng lồ tới biển Ðông, hiện chưa có tin tức sẽ đặt ở đâu.

Hai bài viết này cũng xuất hiện chỉ ít ngày sau chuyến viếng thăm người đồng nhiệm Philippines của Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc.

131706-VN_TruongSa_SoDoCacNuocChiemDong_Middlebury_jpg-400Sơ đồ các nước chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Bản đồ này dựa theo dữ kiện của năm 1996. (Hình: Middlebury.Edu)

Ngày 24 tháng 5, 2011, tờ PhilStar nói những hình ảnh ghi nhận được chứng tỏ các đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú ở các tiền đồn xây dựng tại các bãi đá ngầm Kagitingan, Calderon, Gaven, Zamora, Chigua và Panganiban.

Tại bãi đá ngầm Kagitingan (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, Việt Nam gọi là đảo Ðá Thập), Trung Quốc xây dựng một cơ sở có thể đồn trú tới 200 quân, nơi đây còn có bãi đáp trực thăng, doanh trại hai tầng với cầu tàu dài 300 mét, dàn radar và trang bị hỏa lực khá mạnh.

Trung Quốc chỉ mới chen chân tới tranh cướp quần đảo Trường Sa từ năm 1988 khi xua hải quân tới chiếm một số bãi đá ngầm đang do Việt Nam và Philippines trấn giữ. Năm 1995 thấy Trung Quốc xây dựng cơ sở trên bãi đá ngầm Vành Khăn chiếm lại của Phi (Mischief) có cả đài bắt viễn thông vệ tinh. Phi phản đối thì Bắc Kinh nói thác là xây cơ sở cho ngư dân tránh bão.

Mới đây, Việt Nam phản đối Trung Quốc phủ sóng điện thoại di động ở khu vực Trường Sa.

Ðối với Việt Nam, báo PhilStar kêu rằng cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng xây dựng và dần dần tăng cường sức mạnh quân sự cho các cơ sở và tiền đồn trên các đảo chiếm đóng. Một trong những hành động nhìn thấy của Việt Nam là những hệ thống pin mặt trời thiết lập trên đảo để lấy điện thắp sáng.

Trong số các nước chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, Việt Nam, Trung Quốc và Ðài Loan tuyên bố chủ quyền toàn thể khu vực biển đảo Trường Sa. Philippines chỉ tuyên bố chủ quyền một phần.

Việt Nam chiếm đóng và xây dựng công sự nhiều nhất với 23 đảo và bãi đá ngầm. Kế đến Philippines chiếm 9 đảo và bãi đá ngầm. Trung Quốc và Mã Lai mỗi nước chiếm đóng 7 bãi đá ngầm. Ðài Loan và Brunei mỗi bên chỉ chiếm một đảo.

Trong số 23 đảo và bãi đá do Việt Nam chiếm đóng, một số dính tới tranh chấp với Phi.

PhilStar viện dẫn một viên chức chính phủ Phi nói rằng: “Việt Nam là nước đứng đầu trong các hoạt động xây dựng cơ sở và tiền đồn. Họ đã xây dựng nhiều nhất kể từ năm 1988 đến nay,” tức là sau khi đã bị Trung Quốc tới cướp một số bãi đá ngầm, đánh chìm một tàu chiến làm thiệt mạng một số lính hải quân.

Báo Phi nói Việt Nam chú trọng việc xây dựng các bức tường chống xói mòn ở các đảo Nam Yết (Phi gọi là Binago), đảo Sinh Tồn Ðông (Phi gọi là Sincowe East), Gitna Reef.

Báo Phi cũng cáo buộc Việt Nam, ngoài tăng cường xây dựng, còn thấy tăng cường khả năng phòng thủ cho các đảo mà họ tin rằng có các đơn vị quân đội đồn trú ở những nơi Việt Nam chiếm giữ.

Gần đây báo Phi cho hay chỉ có Philippines là nước đang dự trù tân trang lại một phi trường cũ trên đảo Thitu mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ lớn thứ nhì trong số các đảo của quần đảo Trường Sa.

Trên đảo Thái Bình (Itu Aba) thì Ðài Loan đã xây dựng một phi trường từ lâu, có thể tiếp đón các phi cơ cỡ lớn. (TN)

- Người Việt On-line

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch