“Tại sao bạn không bắt đầu ngay từ bây giờ? Hãy để cho tôi giúp bạn!” . Đó là câu hỏi cũng là lời nhắn nhủ giới trẻ của Frère Phêrô Thái Sơn Minh, Dòng La San, khi kết thúc bài nói chuyện “Người Trẻ Định Hướng Tương Lai” vào chiều ngày 08/09/2012 do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục, Ban Mục vụ Gia đình TGP Sài Gòn tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.

Với phong cách sôi nổi, với lối nói chuyện lôi cuốn, xen lẫn những đoạn video clip minh họa, và những hoạt động tương tác lúc sôi động, khi trầm lắng, Frère đã tạo nên một buổi nói chuyện chuyên đề trong bầu khí đối thoại, trò chuyện và cùng làm việc với nhau để giúp người trẻ nhận định được mình đang ở đâu giữa đời sống xã hội, và vạch ra cho họ một hướng đi thích hợp cho tương lai.

002_1Sau lời cầu nguyện đầu giờ, Frère đã sơ lược một số tin nóng hổi liên quan đến người trẻ và đưa ra nhận định rằng: Người trẻ Sài Gòn xưa luôn được dạy 4 điều: khiêm tốn, chờ đợi, quan sát, vâng nghe. Nhưng người trẻ hôm nay lại không sẵn sàng cho 4 điều này, ngược lại, người trẻ bây giờ: thích nổi bật, thích đẳng cấp, dễ hung hăng, dễ gay cấn và dễ lệ thuộc.

Người trẻ với sự phát triển của xã hội

Để minh họa cho nhận định của mình, thầy đã đi vào phân tích những ảnh hưởng của sự phát triển xã hội đối với người trẻ. Theo đó, họ bị ảnh hưởng bởi cơn lốc tiêu dùng và chủ nghĩa tiêu thụ, chính vì cơn lốc tiêu dùng khiến cho người ta đi theo vật chất mà quên đi giá trị nội tại. Điều đó thể hiện rõ nét ngay từ khi người trẻ chuẩn bị bước vào đời trong định hướng nghề nghiệp “không ai muốn làm thợ”: Năm 1980, cả Sài gòn có 2.000 sinh viên, một năm sau đó là 2.700, đến năm 1986 có 4.200 sinh viên, 1996: 15.000, và  2012 có đến 57.000 sinh viên. Vấn đề đặt ra là, làm sao công việc có thể đáp ứng được lượng sinh viên ra trường này trong khi các công ty, xí nghiệp luôn thiếu những người thợ lành nghề.

Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của nền văn minh quảng cáo, những văn hóa phẩm dành cho người trẻ, những cuộc biểu diễn thời trang rầm rộ, người trẻ thụ động chiêm ngưỡng, đó là “văn minh hoa hậu”, ỷ mình có chút nhan sắc, và sự sùng mộ nhạc trẻ: Đàm Vĩnh Hưng được giới trẻ phong “sir”.

Khi nói về “Sự thinh lặng của tuổi trẻ”, thầy đã đưa ra những câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng một số bạn trẻ tại khán phòng đã không trả lời được, và chắc rằng, nhiều người trẻ Công giáo cũng khó trả lời ngay được. Điều đó cho chúng ta thấy một lỗ hổng quá lớn của văn hóa tôn giáo và xã hội trong người trẻ: Bạn hãy đọc 5 tên thánh nữ? Đọc 5 tên các Đức cha? Giáo phận Mỹ Tho ai làm giám mục? Giáo phận Xuân Lộc ai làm giám mục? Tên của 5 bệnh viện tại Sài Gòn? Đọc 4 trung tâm công tác từ thiện tại Sài Gòn?

Người trẻ còn bị tình trạng a dua trong lối sống, thấy người này giàu, người kia giàu thì thích bắt chước do ngay từ bé cha mẹ đã cho con cái “đóng kịch” học thật giỏi, học thêm, học quá nhiều. Ngày nay, “hôn nhân thử” trong người trẻ tràn lan, bên cạnh đó, họ cũng bị lôi cuốn vào các tệ nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc, cá độ dẫn đến nạn cướp giật công khai, táo bạo với tính chất ngày càng hung tợn hơn, sẵn sàng chém giết mọi người. Xã hội như vậy thì định hướng tương lai thế nào?

Người trẻ lạc vào cuộc chiến mới – Người trẻ nhìn lại chính mình

Năm 2007 có một trận lụt lớn ở Quảng Bình, 51 bạn trẻ từ Singapore sang Việt Nam giúp lao động 7 ngày để quét dọn bùn, một học sinh Singapore đã hỏi: Tại sao học sinh tại ngôi trường đó không giúp dọn dẹp bùn? phải chăng Việt Nam là phương tiện để giáo dục thanh niên nước ngoài?

Người trẻ cần phải tự thắng mình vì đó không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là thỏa mãn nhu cầu căn bản của con người như ăn, uống, ngủ, thở: An toàn, không sợ mất việc - Tình cảm, tinh thần không bị gò bó - Tôn trọng, bộc lộ, chấp nhận - Khẳng định và cống hiến.

Người trẻ cần được trang bị kiến thức đủ và đúng không chỉ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà còn trong lĩnh vực xã hội con người. Câu hỏi đặt ra là, ngày nay khi đến với nhau, các bạn trẻ có sẵn sàng trao đổi một giá trị nội tại không? Với góc độ xã hội con người, các bạn trẻ đã từng nghe nhạc phản hồi lương tâm chưa? Nếu chưa, đó là sự thiếu sót tương quan với quá khứ, nếu nghe những loại nhạc chỉ để thỏa mãn cảm xúc thì chỉ nhìn về tương lai, người ta nói đó là sự ích kỷ với chính mình.

Khán giả được xem những video clip minh họa về đôminô cộng đồng, giáo dục ý thức nhặt rác trong một siêu thị ở Pháp, những hình ảnh xả rác sau khi ăn kem ở Tràng Tiền, Hà Nội. Vấn đề được đặt ra là, ai sẽ tập ý thức cộng đồng, chẳng hạn: Hãy yêu nước, đừng xả rác!

Ngày nay, người trẻ sống trong hòa bình nên không bị thách đố, thử sức gánh vác và chịu đựng nên những mục tiêu sống cho chính mình hay người khác không là những bức xúc, hoặc nếu có làm, thì chỉ là phong trào.

Người trẻ dễ phạm tội, dễ xung khí, dễ buông thả, dễ nghe, dễ dèm pha do sự trống vắng không mục đích, không lý tưởng, chán nản, lo âu, khủng hoảng, cô đơn dẫn đến bất cần, vô vọng, liều lĩnh, mặc kệ v.v.. Người trẻ có những người tốt kế bên mình để lắng nghe lời khuyên của họ không? Có những người trưởng thành, bản lĩnh sẵn sàng giúp đỡ họ không? Người trẻ có dám thổ lộ những sai lỗi của mình cho những người đáng tin cậy hoặc thổ lộ với cha mẹ hay giữ kín trong lòng mình với những phập phồng lo sợ? Rõ ràng, ngày nay, người trẻ không đủ can đảm để nói chuyện với người lớn, điều này làm cho họ thiếu kiến thức về cư xử trong xã hội.

020_1Trong phần phân tích này, Frère cũng mời gọi cộng đoàn thực hiện một hoạt động mang tính tương quan, thân thiện, liên kết với sự thật trước mặt Thầy Giêsu, theo đó khi Frère đọc chầm chậm từng câu hỏi, nếu khán giả thấy mình trả lời “có” thì tay phải bóp tay trái, nếu không thì ngược lại. Qua đó, mọi người có những giây phút nhìn lại bản thân phản hồi giá trị sống nội tại với Thiên Chúa:

1. Qua gần chín tháng của năm 2012, ai thấy mình tốt hơn năm 2011?

2. Trong năm vừa qua bạn có sẵn sàng cúi xuống để đi đến với một người nghèo, cúi xuống để thông chia với một người nghèo và cúi xuống để bắt tay với một người nghèo?

3. Khi bạn là một Kitô hữu, bạn đã từng xưng tội, bạn đã từng rước lễ và đã từng làm một nhiệm vụ nào đó với xã hội, bạn có bao giờ vô tình xưng không hết tội của mình?

4. Trong năm 2012, có bao giờ bạn phủ phục, bạn quỳ gối, bạn xác tín rằng Thiên Chúa đang trọn vẹn với bạn đến nỗi rằng bạn muốn quỳ gối hàng giờ và nhiều hơn nữa bởi vì sự hiện diện của Thiên Chúa?

5. Bạn có bao giờ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam ba điều sau đây: xin cho quê hương yêu thương nhau hơn, xin cho quê hương sống tốt hơn, xin cho quê hương tìm ra chân lý nhiều hơn?

Lạy Thầy Giêsu, để định hướng vào tương lai, để đi vào tương lai, chúng con cần thấy được chúng con là ai và chúng con là gì. Và giờ đây, qua 5 lần nếu chúng con có điều nào, sẽ ra sao thì chúng con không biết, xin Chúa chúc lành cho chúng con, lạy Chúa là chúa tể càn khôn của chúng con.

Người trẻ định hướng tương lai

Để định hướng được tương lai của mình, người trẻ cần nhận định xem cái gì làm cho mình trăn trở, khó khăn, ù lì và dễ tha hóa: Thói quen? Văn hóa lịch sử? Môi trường xã hội? Bạn bè chung quanh? Trước sự tiến bộ tri thức, sự sôi động của nhịp sống, sự đổi mới của vật chất, sự bê tha hối lộ, tham nhũng, lắt léo, giả dối của con người phải nhận ra rằng mình có hoàn chỉnh chưa?

Trước khi thành một con người phạm pháp, người đó bắt đầu chán nản, lo âu, khủng hoảng và cô đơn dẫn đến bất cần, vô vọng, buông thả và liều mình. Vì thế, người trẻ nên có một vị linh hướng cho mình, người này có thể chỉ ra đâu là được, đâu là không; đâu là cần, đâu là không để khi đi về tương lai, họ cảm thấy được bình an.

Một khảo sát về thanh thiếu niên nghiện ma túy cho ra kết quả rằng: Cuộc sống trống trải, không định hướng, bỏ học, không việc làm, không sách báo, rất ít trò chuyện với cha mẹ, chỉ lo đàn đúm, tụm ba tụm năm với bạn bè. Rõ ràng, họ thiếu sân chơi. Điều này cho thấy: vai trò của mái ấm gia đình rất quan trọng, đặc biệt là bữa cơm gia đình và những sinh hoạt chung trong gia đình.

Trong đời sống hằng ngày, thanh thiếu niên sẽ rất sai lầm khi chỉ cần thụ động chiêm ngưỡng các ngôi sao ca nhạc, thời trang hoặc xem văn nghệ. Họ cần và có dư sức sáng tạo ra những cuộc chơi mà chính họ là chủ thể bởi nó mang tính chủ động và giáo dục cao. Người trẻ cần một người để tìm tới khi gặp mâu thuẫn, vướng mắc một vấn đề nhân sinh và ứng xử.

Do vậy, người trẻ cần phải biết đối diện, chấp nhận và bảo vệ giá trị nhân bản để đưa con người biết sẵn sàng đi tìm và làm được. Họ sẽ tìm được niềm vui, sự hân hoan, sự thân ái, hạnh phúc, phát triển, sống tốt, bình an và hướng thượng cho mình và người khác.

Để hội nhập tốt, người trẻ cần làm nhiều việc, phải luôn mở rộng tầm nhìn để vươn tới và định hướng tương lai, là tìm một cuộc sống có mục đích vì người khác, cho người khác, và nó phải có ý nghĩa cho chính mình và xã hội dù biết rằng đó là một con đường vô tận. Muốn vậy, hãy làm một tác nhân đổi mới từ việc nhỏ đến việc lớn.

Trung thực là cốt lõi, nền tảng đạo đức ngày xưa cũng có cái tốt cái xấu, và khi bị tấn công thì có sự phân biệt rạch ròi. “Dù ý thức hay không người trẻ cũng luôn tìm kiếm sự thật trong đời mình.”

Xen lẫn những lời khuyên nhằm giúp người trẻ có thể khẳng định mình để định hướng tương lai, là những hoạt động tương tác giúp họ suy nghĩ cho đời sống của mình, cả về mặt xã hội lẫn đời sống tâm linh. Hoạt động này vẫn được thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi nhưng cũng đem lại nhiều điều thú vị cho những người dự khán:

- Bạn đã chấp nhận đánh đổi mạng sống mình để nói một sự thật với một người nào đó?

- Bạn đã nhủ lòng, tự hứa trong lòng nếu tôi thành đạt, nếu tôi có điều kiện, nếu tôi có sức khỏe, nếu tôi có dũng khí tôi sẵn sàng xây dựng quê hương tôi tốt đẹp hơn?

- Trước mặt Thiên Chúa, nếu ngày hôm nay, giờ phút này, ai đã có dũng khí sẵn sàng về Nước Chúa và mình bình an, mình tin rằng mình về Thiên Đàng?

- Trong năm nay, bạn đã dành ra ít nhất một phút cầu nguyện cho quê hương Việt Nam?

- Trong năm nay, bạn đã bỏ ra trên 5 phút để cầu nguyện cho cha mẹ của mình?

- Trong năm nay, bạn đã từng phạm tội trọng?

- Trong năm nay, bạn bỏ ra hơn mười phút nơi tĩnh lặng để cầu nguyện cho Giáo hội Việt nam?

- Bạn đã cầm nến trong đêm Phục Sinh, hoặc đã cầm nến để xác tín lại đức tin trong một dịp nào đó. Sau khi xác tín, bạn có thấy rằng linh hồn gần Chúa, cảm thấy cần cám ơn Chúa, tự tin nơi Chúa, thương Chúa hơn?

- Cuộc đời của Mẹ Maria là cả một chuỗi phó thác ngay cả thinh lặng và lắng nghe ngay cả trên đồi Golgôtha mẹ cũng không nói một lời nào để nhìn ngắm Con Mẹ ra đi, con Mẹ chết. Ngày hôm nay ai trong cuộc đời mình từ đầu năm đến giờ đã có một ngày lần trên 3 chuỗi?

Có thể nói cao trào là ba câu hỏi, trong đó Frère đề nghị nếu ai có thì vỗ tay lớn:

- Ai đã từng bắt tay em bé? Đáp lại là tràng vỗ tay thật lớn.

- Ai đã từng bắt tay người già? Đáp lại cũng là tràng vỗ tay thật lớn.

- Ai đã từng bắt tay người cùi? Một hai tiếng vỗ tay và cả khán phòng cười ồ như để nhận ra bản thân mình trong giây phút đó. Phải nói rằng, mọi người đang cười... ra nước mắt. Thật vậy, chúng ta ít hy sinh lắm! Có những việc làm rất nhỏ, rất tầm thường nhưng không phải ai cũng làm được!

Dưới nền nhạc dịu nhẹ, như tóm kết bài nói chuyện của mình về thực trạng người trẻ hôm nay và để giúp định hướng tương lai, Frère nhắn nhủ:

“Bạn có thấy cuộc đời thật vô vị chăng: ăn, chơi, ngủ? Cuộc sống được lập trình với một vòng lặp lại như thế. Bạn làm gì đó nhưng lại nghĩ rằng đó không phải là hướng đi của mình. Bạn e sợ trước cuộc đời đầy khó khăn và quyết định để dòng đời đưa đẩy mình. Trống rỗng và hư vô ngự trị trong tâm hồn của bạn. Lao vào làm việc để lấp đầy khoảng trống chăng? Và chơi mãi rồi cũng chán: Karaoke, đánh bài, chơi game, xem phim. Càng cố quên đi, càng trống rỗng và hư vô hơn. Nhưng. Tại sao chúng ta có cảm giác ấy? Cuộc sống có thật sự vô vị như bạn nghĩ chăng? Không! Chỉ là bạn đang thiếu một thứ quan trọng: “Định hướng cuộc đời”. Đó chính là những mục tiêu của cuộc sống: Hôm nay bạn phải làm gì, cho ai và như thế nào? Hãy luôn luôn cố gắng làm tốt mọi việc để nhận ra khả năng của bản thân bạn, xác định và viết ra mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn dựa vào khả năng thực sự của bản thân. Đừng cao tầm nhìn lên, đừng nhìn hẹp hòi. Chia sẻ trải nghiệm bản thân, đọc bài viết có tính định hướng, nhìn lại bản thân mình xem mình với tha nhân thế nào, bạn sẽ hiểu được lý do mình tồn tại trên trái đất này hôm nay và ngày mai. Cảm nhận giá trị cuộc sống. Loại bỏ sự trống rỗng một cách mơ hồ trong tâm hồn bạn. Tại sao bạn không bắt đầu ngay từ bây giờ? Hãy để cho tôi giúp bạn!”

Tạ Ân Phúc

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch