Chỉ cần đọc một tờ báo hằng ngày, chúng ta sẽ thấy đầy dẫy những cảnh thương tâm như: đánh đập, đâm chém, giết hại nhau bằng những thủ đoạn thô bạo, dã man từ những người xa lạ đến những người thân yêu trong gia đình, nhiều khi chỉ vì những mâu thuẫn rất đơn giản.

Có thể nói, trong xã hội hiện đại, không thiếu những nghịch tử bạo hành cha mẹ, không ít những cảnh gia đình hỗn loạn vì sự cuồng bạo của người chồng, sự bất trung của người vợ. Trong mọi ngõ hẻm của cuộc đời, không thiếu những bạn trẻ đánh mất sự cân bằng tâm lý, từ đó dẫn đến bao đổ vỡ cho bản thân, gia đình và xã hội. Tiếng chuông cảnh báo về một lối sống không làm chủ cảm xúc của con người đang gióng lên khắp nơi.

Từ cổ chí kim, con người tự chuốc họa cho bản thân, làm xáo trộn trật tự luân lý và xã hội cũng chính vì không tự chủ được chính mình, không làm chủ được những cảm xúc tiêu cực của mình. Thế nên, Đức Phật Thích Ca đã đưa ra một câu danh ngôn để đời: “Đánh thắng một vạn quân không bằng đánh thắng chính mình”.

Làm thế nào để tự chủ, kiểm soát những cảm xúc tiêu cực trước những vấn đề khó khăn? Bằng cách nào để có những suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động? Làm sao để quản lý cảm xúc, hướng tới những xúc cảm tích cực và thăng hoa? Vào chiều thứ Bảy 15.09.2012, tại giảng đường PX Nguyễn Văn Thuận thuộc Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, hơn 200 khán thính giả đã tham dự và giao lưu với Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tư vấn tâm lý, giảng viên Đại học Hành Chánh, qua đề tài: “Quản lý cảm xúc”. Theo Thạc sĩ, quản lý và làm chủ cảm xúc là một trong những kỹ năng mềm cần được trang bị trong cuộc sống của con người, nhất là các bạn trẻ.

CD148-1Nhắc đến kỹ năng quản lý cảm xúc, chúng ta không thể không nhắc đến chỉ số cảm xúc EQ. Nó gồm 4 cấp độ: Nhận biết cảm xúc: Nhận biết cảm xúc của bản thân và cảm xúc của những người xung quanh. Hiểu được cảm xúc: Hiểu rõ chính bản thân cũng như thấu hiểu người khác. Tạo ra cảm xúc: Biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác. Quản lý cảm xúc: Khả năng chế ngự cảm xúc và kiểm soát các cảm xúc. Người có chỉ số cảm xúc cao thường thích ứng nhanh với cuộc sống, dễ dàng hòa nhập và hợp tác trong một tập thể. Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.

Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá… Khi có những cảm xúc tốt, chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.

Diễn giả đã đưa ra một số phương pháp điều khiển và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như:

CD148-2Không phản ứng vội.

Nhận định lại tình hình.

Thay đổi trọng tâm chú ý.

Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.

Cần 15 phút bình tĩnh.

Hít thở sâu.

Xuống giọng khi nói.

Nên bắt đầu bằng câu: “Tôi cảm thấy…”, “Tôi nghĩ là…”

Và 5 chiến lược tăng cường cảm xúc tích cực:

Đừng làm vơi cảm xúc tích cực.

Thắp sáng những điều tốt đẹp: chú ý những ưu điểm, mặt tốt của vấn đề.

Kết nối tình thân với những người lạc quan, yêu đời.

Cho không vụ lợi.

Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

Như vậy, chìa khoá mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:

- Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không hoài niệm quá khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì trước hết, ta nên thay đổi chính mình.

- “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ bên ngoài, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng đừng nhận đau khổ từ ai”.

- Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.

Phương Khanh

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch