“Sống không giận, không hờn, không oán trách

Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

Sống chan hòa  với người chung sống

Sống là động nhưng luôn luôn bất động

Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương

Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường.

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”

GIU_TAM_BINH_THAN_copyGiữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là bài nói chuyện của nữ tu tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà, tại Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, vào chiều ngày 18.09.2010, trước cử toạ hơn 150 tham dự viên, đa số là người trẻ.

Bằng chất giọng Huế ngọt ngào cùng với những lời thơ lai láng, diễn giả đã trình bày một cách dí dỏm cho khán giả cái nhìn của một nhà tâm lý và một người xác tín theo Chúa Kitô, về thái độ bình thản và  tâm hồn tĩnh lặng cần có, để giữ tâm bất biến giữa cuộc sống đầy thăng trầm và biến đổi.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng cần có sự thanh tịnh trong tâm hồn và khao khát một cuộc sống có phẩm chất, có chiều sâu và sức mạnh siêu nhiên để có thể vững vàng trước cuộc sống đầy những sóng gió khó lường. Bằng thái độ khiêm tốn, tỉnh thức và lắng nghe, mỗi biến cố xảy ra chung quanh luôn là những bài học rất có ý nghĩa và đắt giá, luôn làm giàu cho bản thân và làm tăng phẩm chất cuộc đời của mỗi người chúng ta. Con người ngày nay quá bận rộn nên thiếu nhạy cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, trước những cử chỉ dễ thương biểu hiện lòng thân ái của tha nhân, trước những điều bình dị của cuộc sống.  

  1. 1.      Để có con tim nhạy cảm, đón nhận những bài học vô giá và sống động của cuộc đời, con người cần luyện tập cho mình:

 

  1. Luôn có cái nhìn hy vọng: là khởi đầu cho một xu hướng hành động tích cực. Chúng ta cần có lòng tin rằng “Tôi có thể có được những phẩm chất tốt như người khác”, “Tôi có thể có trái tim vững vàng trong cuộc đời đầy thăng trầm này”,..  
  2. Tâm bình – thế giới bình: Con người phản ánh thế giới mà họ đang sống. Chúng ta cần luyện tập những phút giây tĩnh lặng, để đối diện với bản thân mình, thu dọn những rác rưởi trong tâm hồn qua những giờ phút xét mình… Tâm phải trong để không bị nhuộm màu bởi những ham muốn, thành kiến yêu – ghét,...
  3. Tĩnh lặng để lắng nghe: Con người sống trong xã hội ngày nay đang có nguy cơ đánh mất chính mình vì tiếng ồn từ bên trong và bên ngoài. Chúng ta cần tĩnh lặng để nghe tiếng nói từ nội tâm, để suy tư, để biết hành động một cách thích hợp. Tĩnh lặng là một hình thức nhẫn nại biết chờ đợi, để có thể nhận ra đâu là những giá trị chúng ta cần tìm kiếm và có cái nhìn khách quan trước những sự việc đang diễn ra. Tĩnh lặng còn giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, nhận thức thực chất và giới hạn của mình. Tĩnh lặng sẽ giúp chúng ta chìm sâu, thanh luyện, lắng lòng để có thể gặp được bản thân, và qua đó, chúng ta có thể gặp được tha nhân một cách tinh ròng, khách quan hơn.
  4. Cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.
  5. 2.      Để cuộc sống có chất lượng hơn, con người cần:

 

  1. Biết: Tìm để biết, để hiểu  những gì đang diễn ra trong nội tâm, những gì đang chi phối ý nghĩa và trái tim mình, đang làm cho chúng ta đau khổ hay hạnh phúc... Tìm biết mình là khởi đầu cho tiến trình đi đến tự do. Biết hay ý thức là khởi điểm của sự đổi thay. Ý thức để có thể tự giải thoát mình ra khỏi những vướng bận không đáng, không cần thiết. Ý thức vừa là nguyên nhân của đau khổ, vừa là nguyên nhân của sự sửa mình. Con người  được tự do hay không là tuỳ ở tiến trình và mức độ ý thức trong mỗi người.
  2. Làm chủ cảm xúc: giúp chúng ta tránh tình trạng bám víu, lệ thuộc người khác. Nếu không làm chủ được cảm xúc, người ta sẽ trở nên yếu đuối, xao động đưa đến sống trong mối lo âu, sợ sệt…Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ chúng sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình.
  3. Tập nhìn thấy cái may trong cái rủi: đây là cái nhìn mang lại sự bình tĩnh và lạc quan cho con người trước những biến đổi của cuộc sống. Cái nhìn này còn chứng tỏ niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

 

  1. 3.      Sự tự do nội tâm:

 

  1. Hậu quả của việc bám víu:
  • Bám víu là trạng thái cảm xúc được tạo nên do sự yên trí rằng thiếu người này, vật nọ thì chúng ta không thể hạnh phúc.
  • Khi bám víu hoặc ham muốn đến độ thái quá, sẽ làm cho chúng ta trở nên u muội, và mất đi sự nhạy bén của tâm hồn.
  • Bám víu là trói buộc mình và trói buộc người khác.
  • Bám víu là nguyên nhân phát sinh tranh đua, ganh ghét, khổ đau, có khi tủi nhục nếu bị ruồng bỏ hay từ khước, và còn làm cho tâm hồn mình bị mờ đục.
  • Bám víu đem lại sự sụp đổ, khi những điều mình chờ mong, tưởng nghĩ hay yêu thích không còn, hay không xảy ra theo như mình nghĩ.
  • Sự bám víu làm cho chúng ta trở nên như những người hành khất, van xin chút tình cảm hay sự nâng đỡ của người khác.
  • Người bám víu có thể làm cho chúng ta trở nên đui, điếc không những đối với đối tượng bám víu mà còn với bản thân và những gì trong thế giới bên ngoài nữa.
  • Bám víu là tự huỷ diệt khả năng làm chủ đời mình.
  1. b.      Loại bỏ bám víu:

Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ đối tượng yêu thích của mình sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình. Không bám víu, lệ thuộc là không phải khổ sở vì những gì không xảy đến như lòng và trí mình nghĩ. Loại bỏ sự bám víu là “nói không” với những gì ràng buộc cuộc sống mình.Nói không cũng có nghĩa là biết giữ gìn sức khoẻ tinh thần và thể chất, giữ được giá trị của mình. Bao lâu còn bám víu, con người còn bị cản trở khỏi sự giải thoát chính mình.

Muốn giải thoát, ngoài việc cắt bỏ sợi dây ràng buộc tâm trí và sự dính bén với những gì mà chúng ta đang đeo bám

  1. c.      Thái độ tự do:

Tự do là khi mình không còn muốn làm người đặc biệt đối với bất cứ ai, hay không muốn ai là người đặc biệt đối với mình.

Chúng ta còn phải tỉnh thức, đừng để mình bị “mê” bởi những lời tán thưởng, bởi sự hoan hô, bởi những chiến công, thành đạt, uy quyền,..

Chúng ta khổ, buồn đau hay để cuộc đời teo héo vì đã để mình bị ràng buộc bởi những sự ham muốn,  rồi bon chen để tìm cách chiếm hữu, và sau đó lo sợ bị mất đi...

  1. d.      Giải thoát “nô lệ”:
  • Thừa nhận mình đang bị nô lệ.
  • Tiến trình giải thoát:

Ý thức

Trực diện vấn đề

Không quan trọng hoá

Cắt đứt sự bám víu

Sống vô tư như trẻ con

“Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là một đề tài thuộc về quan điểm, nhận thức và đấu tranh nội tâm. Sự chín chắn của con người không phụ thuộc vào độ tuổi, mà dựa vào mức độ hiểu biết. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến sức mạnh nội tại để có thể đương đầu trước sóng gió của cuộc đời, hơn là khái niệm sức mạnh cơ bắp, tiền bạc, quyền lực như trước đây. Nhận thức về bản thân là khởi điểm của sự thay đổi, đưa con người thoát khỏi ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực. Giải thoát tâm hồn khỏi tình trạng nô lệ để có sự tự do nội tại đích thực, là một cuộc hành trình dài, cần nhiều thời gian và sự cương quyết. Đây là cuộc chiến đấu gay gắt và dai dẵng, mà sức lực hữu hạn của con người luôn bị mài mòn. Do đó, người ta không thể ỷ vào sức mình để giành phần thắng lợi, mà cần phải có lòng tín thác và cậy trông vào sự trợ giúp của Thiên Chúa – Đấng yêu thương và luôn chăm lo cho mỗi người chúng ta.

- Hãt Cát ghi nhận 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch